Hiểm họa tan rã ĐBSCL ngày càng gần
Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) đưa ra nhận định: &’Hiểm họa đối với ĐBSCL ngày càng gần hơn và rõ hơn’
Ngày 19.7, Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) đưa ra nhận định: “Hiểm họa đối với ĐBSCL ngày càng gần hơn và rõ hơn” vì gần đây Thông tấn xã Lào phát đi thông tin cho biết, nước này chuẩn bị khởi công xây dựng đập thủy điện Pak Beng vào đầu năm 2017.
Đây là một trong chuỗi 11 dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Đập
Pak Beng nằm trên sông Mê Kông thuộc huyện Pak Beng, tỉnh Oudomxay, phía bắc của Lào. Thông tấn xã Lào dẫn lời của quan chức nước này cho biết: Pak Beng là loại đập dâng, cách trung tâm huyện 14 km về phía thượng nguồn. Tổng công suất của đập là 912 MW, trung bình hằng năm sẽ tạo ra 4,775 GWh. Dự kiến đập sẽ hoàn thành vào năm 2023 và đi vào hoạt động thương mại đầu năm 2024.
Dự án này nằm trên dòng chính sông Mê Kông nên sẽ phải tuân thủ các quy định trong Hiệp định Mê Kông 1995, đặc biệt là quá trình tham vấn trước. Quá trình này sẽ mất ít nhất 6 tháng.
Sạt lở khu vực ven biển ở H.Đông Hải, Bạc Liêu Ảnh: Công Hân
Video đang HOT
Hiện tại, Lào đang khẩn trương hoàn thành đập thủy điện Xayaburi và chuẩn bị khởi công dự án đập thủy điện Don Sahong. Các dự án này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà khoa học và người dân các nước trong khu vực hạ Mê Kông.
ĐBSCL ở cuối nguồn nên sẽ chịu tác động nặng nề nhất từ các đập thủy điện ở thượng nguồn, bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiện nay các đập thủy điện ở Trung Quốc đã chặn bớt phần lớn lượng phù sa đổ về ĐBSCL. Lượng phù sa giảm sút gây mất cân bằng giữa phù sa và năng lượng biển làm sạt lở ngày càng nghiêm trọng ở vùng ven biển. Nếu các đập thủy điện ở hạ nguồn (Lào và Campuchia) được xây dựng sẽ càng đẩy nhanh quá trình tan rã ĐBSCL.
Theo Thanh Niên
Báo nước ngoài viết về hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long
Hạn hán có thể là nguyên nhân sâu xa gây ra những bất ổn và xung đột trong khu vực các nước sông Mê Kông, báo Forbes viết.
Nông dân khoan giếng tìm nước ở Sóc Trăng
Trang Forbes ngày 20.4 đăng tải một bài viết về hạn hán ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nguy cơ hạn hán gây ra những bất ổn trong khu vực. Tác giả Brett Davis cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tác động của hạn hán, không chỉ với đời sống người dân, mà còn là vấn đề an ninh quốc gia, an ninh khu vực. Dưới đây là nội dung lược dịch bài viết:
Khu vực ĐBSCL và khu vực Tây Nguyên ở phía nam Việt Nam đang phải hứng chịu hạn hán khốc liệt. Mực nước thấp kỉ lục ở ĐBSCL đã khiến nước mặn xâm nhập sâu, phá hủy mùa màng và khiến nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
Các tác động về con người và kinh tế đang ngày càng nghiêm trọng. Ước tính gần nửa triệu hộ gia đình thiếu nước uống và đang trải qua tình trạng thiếu lương thực. Thậm chí hạn hán có thể khiến tăng trưởng GDP dự kiến của năm nay giảm 1 điểm phần trăm ở Việt Nam.
Một cánh đồng lúa khô cằn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: lượng mưa thiếu hụt do biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino, và vô số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu Long khi Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cùng chung hệ thống sông Mê Kông trải dài.
Trong khi con người và kinh tế bị tác động rõ rệt bởi hạn hán, thì liệu cuộc khủng hoảng khí hậu này có làm gia tăng xung đột ở khu vực?
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và xung đột khu vực rất phức tạp. Chỉ riêng biến đổi khí hậu khó có thể tạo ra xung đột, thế nhưng khi kết hợp với các mối đe dọa an ninh khác vốn đã tồn tại từ trước, thì nó hoàn toàn có thể châm ngòi một cuộc xung đột giữa các quốc gia.
"Hạn hán có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia"
Trong bối cảnh hạn hán ở khu vực sông Mekong, những câu hỏi như: "Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người sống dựa vào canh tác nông nghiệp và đánh bắt cá như thế nào?", "Các đô thị lớn tiêu tốn bao nhiều năng lượng từ các đập thủy điện?" luôn được các nhà chức trách đặt ra.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng trình lên Quốc hội Mỹ vào tháng 7 năm ngoái nói rằng biến đổi khí hậu là một nguy cơ an ninh bởi "nó làm suy giảm điều kiện sống, an ninh con người và khả năng của chính phủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Các bộ ngành phải xem xét đầy đủ tác động của biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng, chuyển vùng khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, và việc những điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như thế nào."
Trong một bài phát biểu của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington D.C vào tháng 11 năm ngoái, Giám đốc CIA John Brennan cho biết cơ quan này đã thấy biến đổi khí hậu như là một "nguyên nhân sâu xa" của xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo Danviet
Sản xuất "bẩn" tại đồng bằng sông Cửu Long: Bơm tạp chất, "thổi" lớn tôm Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở, doanh nghiệp, thương lái ở các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lén lút bơm, chích tạp chất vào tôm lúc bán hoặc chế biến. Tình trạng này đã xảy ra trong thời gian dài nhưng vẫn không được xử lý triệt để, khiến vựa tôm miền Tây gánh chịu thiệt hại...