Hiểm họa rung lắc trẻ
Một số thói quen do vô ý của người lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó có thói quen rung lắc trẻ gây ra những tổn thương não do rung lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cho nên cần cẩn thận để tránh tổn thương trẻ – Ảnh: Shutterstock
Phụ huynh sơ ý trẻ dễ tổn thương
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, có đầu lớn và nặng (chiếm 25% cơ thể), cổ yếu khó chịu được sức nặng của đầu, trong khi xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên rất dễ bị tổn thương.
Vì thế, nếu bị rung lắc thì trẻ rất dễ gặp nguy hiểm. Bác sĩ Duy Long cho hay, nhiều phụ huynh bế xốc trẻ trong tư thế đứng, do cổ bé yếu nên sẽ dễ di chuyển theo hướng trước sau. Có phụ huynh thường lắc võng, đưa nôi cho trẻ trong trường hợp trẻ khóc quá nên nóng ruột hoặc bực bội rồi cố ru, cố lắc mạnh để làm cho trẻ nín. Cũng có trường hợp cha mẹ cưng nựng nên nhồi xốc bé, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh, ẵm bé đưa lên cao làm máy bay. Những hành động trên dễ gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ.
Video đang HOT
Hội chứng này xảy ra khi trẻ bị rung lắc thì lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não gây ra chấn thương trực tiếp làm rách mạch máu, gây xuất huyết dưới màng nhện, dưới màng cứng, trong nhu mô não. Lực tăng tốc làm cho não bị dội trở lại, đập vào xương sọ, gây dập não, xuất huyết, phù não.
Những tổn thương do rung lắc để lại di chứng nặng nề như làm trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tới mắt thì có thể làm trẻ giảm thị lực, gây mù.
“Bên cạnh đó còn gây tổn thương mắt trẻ như xuất huyết nhãn cầu, xuất huyết võng mạc, phù gai hoặc có thể gây chấn thương các bộ phận khác như cổ, cột sống, xương sườn”, bác sĩ Long cho biết.
Di chứng nặng nề
Những tổn thương do rung lắc để lại di chứng nặng nề như làm trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tới mắt thì có thể làm trẻ giảm thị lực, gây mù. Đáng lưu ý, có những tổn thương kéo dài và chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn nên phải điều trị chuyên sâu, lâu dài và tốn kém.
“Tùy theo mức độ tổn thương có thể làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực… trong đó nhiều tổn thương kéo dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn”, bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết.
Do đa số triệu chứng của hội chứng rung lắc là không rõ ràng nên phụ huynh cần để ý những triệu chứng bất thường như bứt rứt, quấy khóc, đờ đẫn, lơ mơ, ngủ mê, trương lực cơ giảm, da xanh tái, nhất là ở vùng trán, ăn kho, bú khó, nuốt khó hoặc ói, khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Ngoài ra, cha mẹ có thể để ý đến các chấn thương ở cổ như sưng, phù nề, cứng cổ, nghẹo cổ về một bên, đầu khó quay qua quay lại.
Khi trẻ có những biểu hiện như trên, phụ huynh hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu, tuyệt đối không vận chuyển bằng xe thông thường. Ngoài ra, không được bế xốc trẻ lên, không cố lắc để làm cho trẻ tỉnh lại.
“Không cho trẻ ăn, bú, nếu trẻ ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu chấn thương cổ: tránh xoay trẻ, cố định cổ. Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ thì xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở”, bác sĩ Long lưu ý.
Ngoài ra, trong lúc chơi với trẻ, phụ huynh tuyệt đối không rung lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ, khi trẻ thức hay khi trẻ ngủ. Khi di chuyển trẻ, hãy cố gắng giữ cổ ở tư thế cố định.
Theo TNO
Chơi bóng bằng đầu có thể chấn thương não
Ai cũng biết rằng môn thể thao vua này giúp rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo.
Trên thực tế, chơi bóng bằng đầu có thể khiến não bị tổn thương.
Một nghiên cứu của trường Đại học Texas cho thấy động tác đánh bóng bằng đầu được xếp vào nguyên nhân gây &'chấn thương não mức nhẹ'. Cuộc thử nghiệm đã tiến hành khảo sát với nhóm nữ sinh trung học, giữa nhóm chơi và không chơi đá banh thông qua một ứng dụng trên máy tính. Kết quả đã được công bố trên tạp chí PLoS ONE: nhóm chơi bóng có &'phản ứng chậm hơn nhiều' so với nhóm không chơi khi thực hiện yêu cầu không chỉ một mục tiêu trên màn hình.
Tiến sĩ Anne Serrano, tác giả của bài nghiên cứu, cho biết mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy vào kinh nghiệm chơi bóng. Bà giải thích: &'Yêu cầu không chỉ mục tiêu trên màn hình cần có phản xạ ý thức trong khi chỉ một mục tiêu trên màn hình chỉ yêu cầu phản xạ tự động. Điều này cho thấy những cú va chạm nhẹ vào đầu có thể gây ra một số thay đổi đối với chức năng nhận thức của não".
Tiến sĩ Serrano hy vọng ứng dụng trên sẽ trở thành một phương pháp mới để xác định các triệu chứng rối loạn thần kinh do chơi thể thao. Bà nói: &'Các ứng dụng được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi có thể trở thành một biện pháp nhanh và hiệu quả để tầm soát và theo dõi những thay đổi nhận thức của não của các vận động viên. Bài kiểm tra có thể thực hiện trong các phòng khám hoặc ngay trên sân đấu'.
Nghiên cứu này được công bố chỉ vài tháng sau khi một nghiên cứu mở rộng của trường Đại học Boston Y khoa cho thấy phần lớn não bộ của các cầu thủ bóng đá Mỹ đều có dấu hiệu tổn thương não do chấn thương đầu nhiều lần.Sau khi nghiên cứu phần não của 50 cầu thủ bóng đá đã qua đời, nhóm đã tìm ra mối liên kết giữa chấn thương ở đầu trong các môn thể thao va chạm mạnh và bệnh thoái hóa não.Nghiên cứu còn tìm thấy biểu hiện của bệnh chấn thương mãn tính ở não (CTE)đôi vơi các ngôi sao thể thao như Dave Duerson , Cookie Gilchrist và John Mackey. Căn bệnh này có thể dẫn đến mất trí nhớ, chứng mất trí và bệnh trầm cảm.
THU PHƯƠNG (theo Dailymail)
Nam thanh thiếu niên dễ mắc những bệnh gì? Lứa tuổi thanh thiếu niên phải trải qua rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Ở lứa tuổi này, nam thanh thiếu niên cũng dễ mắc một số bệnh nếu bản thân các em và các bậc cha mẹ không chú ý, bệnh có thể phát triển âm thầm và ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe...