Hiểm họa rình rập trên trời
Hôm nay (29-7), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ( ICAO) tổ chức cuộc họp đặc biệt với đại diện các tổ chức hàng không và vận tải quốc tế tại Montreal (Canada) để thảo luận những biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ tại các vùng chiến sự, sau khi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine.
Nhóm điều tra quốc tế tới hiện trường máy bay MH17 rơi trong sự giám sát chặt chẽ
của các tay súng ở miền Đông Ukraine
Đây là cuộc họp đầu tiên của tổ chức đại diện cho tất cả các hãng hàng không dân dụng quốc tế sau tai nạn bi thảm của chiếc MH17 khiến 298 người thiệt mạng ngày 17-7 vừa qua.
Cho dù cuộc điều tra quốc tế theo nghị quyết ngày 22-7 của Hội động bảo an LHQ đang được triển khai song đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiếc MH17 bị bắn hạ. Trong đó rõ ràng nhất là hình ảnh mảnh vỡ của chiếc máy bay dân dụng này chi chít các vết được cho là mảnh nổ của tên lửa bắn vào.
Phát biểu với hãng tin CBS News, một quan chức về an toàn hàng không châu Âu yêu cầu giấu tên cho biết, kết quả phân tích dữ liệu ban đầu từ chiếc hộp đen máy bay MH17 được các tay súng đòi ly khai ở miền Đông giao nộp cho thấy chiếc máy bay này đã trúng nhiều mảnh từ vụ nổ tên lửa. Quan chức này cho biết thêm dữ liệu thu được từ hộp đen cũng cho thấy đã có “tình trạng giảm áp cực lớn hình thành từ một vụ nổ”.
Kết luận chính thức cũng như tìm ra thủ phạm bắn rơi chiếc MH17 sẽ tiếp tục được các nhà điều tra quốc tế làm sáng tỏ song đây không phải là vụ đầu tiên máy bay dân dụng bị bắn rơi trên thế giới. Sau thảm họa với chiếc MH17, nhiều hãng hàng không trên thế giới đã buộc phải điều chỉnh đường bay, vòng tránh khu vực xung đột tại miền Đông Ukraine cho dù phải tốn thêm khá nhiều chi phí, ước tính khoảng 50-60 USD mỗi hành khách.
Video đang HOT
Ngoài Ukraine, nhiều vùng chiến sự khác trên thế giới cũng đang là vấn đề gây tranh cãi của các hãng hàng không rằng liệu có nên liệt vào danh sách “những vùng cấm bay” hay không. Hiện có một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang có chiến sự được coi là nguy hiểm hoặc rủi ro với các chuyến bay dân dụng như Ethiopia, Libya, Somalia, CHDCND Triều Tiên, Iraq…
Việc phải bay vòng tránh các điểm nóng xung đột, bất ổn… khiến không chỉ mất thêm thời gian, chi phí mà đáng lo ngại nhất là an toàn hàng không, đặc biệt là sau sự kiện bi thảm MH17. Chính vì thế, ICAO, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Tổ chức Các Nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay và Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI) và Tổ chức Các nhà cung cấp dịch vụ hàng không dân dụng quốc tế (CANSO) quyết định tổ chức cuộc họp cấp cao đặc biệt tại trụ sở ICAO ở Montreal để bàn về các hành động thích hợp cần có nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn đối với hàng không dân dụng xuất phát từ vùng xung đột.
Cuộc họp được cho sẽ đưa ra các giải pháp đối phó với hiểm họa rình rập hoạt động hàng không dân dụng tại các điểm nóng xung đột, đồng thời tìm tiếng nói chung mạnh mẽ đòi các bên liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ, không được uy hiếp cũng như tạo mối đe dọa với các chuyến bay thương mại trên toàn cầu.
Theo ANTD
Gia đình hành khách trên MH370 khó chấp nhận thực tế phũ phàng
"Nếu họ tìm thấy vật gì đó, được thôi, chúng tôi chấp nhận. Nhưng đằng này lại không có gì cả ngoài những dữ liệu chỉ từ phân tích", một người nhà của hành khách trên chuyến bay 370 nói.
Mẹ của một hành khách trên chiếc máy bay của hàng không Malaysia 370 ở Indonesia, ngày 25/3
Bà Cheng Li Ping e sợ nói với con trai rằng cha cậu bé có thể sẽ không bao giờ trở về. "Tôi không đành lòng làm tổn thương lũ trẻ", Người phụ nữ Trung Quốc nói với báo CNN hôm thứ 4 (26/3) trong khi chờ đợi những bằng chứng xác nhận tai nạn của chồng bà và 238 người còn lại trên chiếc máy bay mất tích MH370 ở Kuala Lumpur.
Bà Cheng nói, bà vẫn chưa chấp nhận rằng chồng bà đã chết, thậm chí ngay cả sau khi các nhà chức trách đã thông báo rằng không còn ai sống sót.
"Tôi không thể tin được chính phủ Malaysia. Giờ đây tôi không thể làm việc được bởi vì mọi suy nghĩ bây giờ đều chỉ về chồng và lũ con tôi. Tôi đang rất mệt mỏi và đầu óc thì rối loạn.", bà nói với báo CNN.
Thân nhân của các hành khách trên chiếc MH370 trở nên kích động khi nghe thông báo máy bay rơi xuống biển ở Ấn Độ Dương, 24/3
Trong khi các quan chức Malaysia nói rằng chuyến bay 370 đã kết thúc hành trình và bị rơi ở Ấn Độ Dương, dẫn ra những thuật toán phức tạp làm bằng chứng.
Họ cho biết thời điểm tai nạn xảy ra khoảng từ 8g11p-9g15p sáng ngày 8/3, đưa cho người nhà các nạn nhân một văn bản chi tiết lỗi kỹ thuật kỳ lạ về công nghệ thông tin vệ tinh. Trong khi lại không lý giải nguyên nhân, nơi chính xác chiếc máy bay đang ở hay là đưa ra một mảnh vỡ từ chiếc máy bay. Điều bà Cheng và những gia đình khác nhận được đều là những thông tin không chắc chắn.
Ở Bắc Kinh, các gia đình đau khổ đã biểu tình ngoài Đại sứ quán để chống lại hãng hàng không và chính phủ nước này về cuộc điều tra làm rối loạn các chuyên gia và khiến cả thế giới hoang mang, kinh sợ.
Steve Wang, mẹ của một hành khách có mặt trên chuyến bay nói với các phóng viên: Ông cảm thấy "chưa có bằng hứng" cho thấy chiếc máy bay đã gặp nạn và rơi xuống biển. Ông nói: "Nếu họ tìm thấy vật gì đó, được thôi, chúng tôi chấp nhận. Nhưng đằng này lại không có gì cả ngoài những dữ liệu chỉ từ phân tích."
Phút nghẹn lòng của người nhà hành khách trên chiếc máy bay mất tích tại khách sạn Bắc Kinh, ngày 24/3
Bà Cheng nói câu trả lời từ các quan chức là không thỏa đáng. Bà nói: "Họ đang giấu diếm sự thật. Ngay cả khi họ biết sự thật, họ đã trì hoãn và phí phạm thời gian vàng bạc cho việc tìm kiếm."
Hàng không Malaysia thì cho biết họ đã cung cấp cho nhân thân các nạn nhân mọi tin tức và thông báo nhanh nhất có thể. Hiện, việc điều tra đang tập trung ở ngoài khơi Tây Australia, Nam Ấn Độ Dương, nơi các nhà chức trách tin rằng chiếc máy bay đã rơi xuống sau một chặng đường dài, kỳ lạ và không giải thích nổi đáng nhẽ phải kết thúc sau vài giờ tại Bắc Kinh.
Vào hôm nay (26/3), việc tìm kiếm xác máy bay đang được phục hồi lại sau khi tiến trình tạm hoãn do thời tiết xấu một ngày trước.
Máy bay của Australia và Trung Quốc đều báo cáo nhìn thấy các mảnh vỡ dưới biển nhưng vẫn chưa tìm thấy chính xác vật thể nào từ chiếc máy bay mất tích.
Theo VNE
Bài học Vùng thông báo bay Hoàng Sa, nguy cơ "nhận diện PK" Biển Đông Thủ đoạn của TQ áp dụng nhìn bề ngoài thường mang tính chất kĩ thuật, thương mại mà họ vẫn làm trong lĩnh vực hàng không, địa chất, khí tượng....nhưng bản chất lại nhằm để giành lấy sự công nhận mặc nhiên hay vô tình của các tổ chức quốc tế, thậm chí là các nước có liên quan về cái gọi là...