Hiểm họa nơi công trường, Bài 1: Những “cái bẫy” chết người
Thời gian gần đây, nhiều dự án được triển khai thi công nhưng nhà thầu không quan tâm đến việc thiết lập hàng rào bảo vệ quanh những hố đào trên công trường.
Cái chết đau lòng của 4 đứa trẻ tại hố nước của công trình đang thi công không có biển báo tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mất an toàn nghiêm trọng tại những khu vực này…
Những cái bẫy chết người xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường thi công dở dang
Những tai nạn thương tâm
Ngày 25-6-2007, cháu Vương Khải N. sinh năm 1995, ở phường 3, quận 8, TP.HCM khi đi tắm với bạn đã bị hụt chân chết đuối tại hố nước thuộc công trường thi công Đại lộ Đông – Tây trên đường Trần Văn Kiều, phường 1, quận 6 do hố nước chỉ được rào sơ sài bằng vài sợi dây. Ngày 7-6-2008, tại hố nước thuộc công trình thi công lắp đặt tuyến ống cấp nước tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM, 4 cháu bé trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi đã xuống tắm và chết đuối.
Tại nơi xảy ra tai nạn, đơn vị thi công không lắp đặt rào chắn hoặc biển cảnh báo nguy hiểm. Ngày 14-7-2008, bé Nguyễn Phạm Nguyên P. 4 tuổi cũng thiệt mạng vì rơi xuống hố gas bơm thoát nước chống ngập tại đường 65, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM do đơn vị thi công công trình chỉ để hai miếng rào chắn sơ sài miệng hố gas không có nắp đậy. Ngày 26-7-2008, bé Tiêu Khánh C. 13 tuổi, đang chơi bóng đã bị lọt xuống hố nước sâu hơn 3m của công trình thi công bờ kè đoạn bến Ba Đình, thuộc quận 8, TP.HCM và chết đuối.
Ngày 17-6-2010, hai cháu Lê Phúc T. và Lê Văn T. 12 tuổi, ở xã Hoà Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã chết đuối khi đang rửa chân dưới cống hộp do Công ty Công trình đô thị Đà Nẵng thi công không có rào chắn, biển báo hiệu… Gần đây, ngày 14-8-2011, 4 cháu nhỏ gồm hai anh em ruột Nghiêm Văn Hưng (13 tuổi) – Nghiêm Quang Huy (11 tuổi) và hai anh em ruột Ngô Văn Hùng (14 tuổi) – Ngô Văn Hưng (12 tuổi), trú tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, đã tử vong vì chết đuối tại ao nước công trình đang thi công không có biển báo thuộc công trình thi công nút giao thông từ làng Phú Đô lên Đại lộ Thăng Long của dự án mở rộng đường Láng – Hòa Lạc.
Tại một số tuyến đường đang thảm nhựa, đơn vị thi công chủ quan, thiếu trách nhiệm đã lắp đặt hàng cọc tiêu làm chướng ngại vật giữa đường nhưng không có biển báo và rào chắn cho người đi đường phát hiện từ xa cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Thậm chí khi thi công xong nhiều đơn vị không cho thu dọn chướng ngại vật trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng này, trên các diễn đàn trực tuyến, đông đảo bạn đọc đều cho rằng nguyên nhân chính xuất phát từ sự bất cẩn của nhà thầu thi công công trình.
Lỗ hổng trong pháp luật hình sự
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Công ty TNHH Luật S&B cho rằng, theo quy định, đơn vị thi công, chủ đầu tư có nhiệm vụ quản lý, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại công trường, phải đảm bảo công trường có biển báo, có tường rào bảo vệ, nếu có hố sâu phải có biện pháp che chắn, cảnh báo…
Video đang HOT
Do đó, khi xảy ra tai nạn nếu chủ đầu tư có căn cứ cho rằng có hành vi thiếu trách nhiệm của người được giao trông coi, quản lý, kiểm soát khu vực thi công trong việc không cắm biển báo nguy hiểm thì lỗi thuộc về người đó. Còn nếu chủ đầu tư không thực hiện các biện pháp cần thiết (cắm biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; rào che chắn; tiêu thoát nước không để nước sâu…) theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn trong khi thi công công trình thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 610 – Bộ luật Dân sự.
Trường hợp thoả thuận được bồi thường với gia đình các nạn nhân thì ngoài số tiền đó, chủ đầu tư còn bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định về an toàn thi công công trình. Nếu không thoả thuận được thì trong thời hạn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình các nạn nhân có quyền khởi kiện đến toà án cấp có thẩm quyền yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại.
Bộ luật Hình sự hiện hành đã quy định một số tội danh dành cho hành vi thiếu trách nhiệm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý các công trình công cộng như đặt trái phép chướng ngại vật, dựng “lô cốt”, tạo lỗ đào sâu, hố gas, ổ gà… trên đường trong quá trình thi công, tu bổ đường sá, hầm cống thì cá nhân có thể bị truy cứu về tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203 – BLHS).
Khi tai nạn xảy ra, các cơ quan tố tụng đều có thể xem xét trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 – BLHS), tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 – BLHS)… Song điều đáng nói là đến thời điểm hiện tại các cơ quan tố tụng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự được vụ việc nào do luật không quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (tổ chức) mà chỉ với cá nhân. Nhưng việc phát hiện được trách nhiệm thuộc về cá nhân nào lại là chuyện không đơn giản bởi các cơ quan quản lý thường không có sự phân chia trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Đây chính là “lỗ hổng” của pháp luật hình sự. Để khắc phục tình trạng này, các nhà làm luật cần có quy định về việc xử lý hình sự đối với pháp nhân như có thể áp dụng các hình phạt như: đóng cửa, thu hồi giấy phép, phạt tiền.
Bên cạnh nguyên nhân trên thì một trong những lý do khiến hàng loạt vụ tai nạn thời gian qua chưa được khởi tố còn do các vụ tai nạn này được xem là một dạng tội phạm mới, chưa có tiền lệ xử lý hình sự nên khiến các cơ quan tiến hành tố tụng còn e dè, lúng túng. Điều này đồng nghĩa với việc trong khi chờ đợi các quy định của pháp luật được hoàn thiện thì mọi người dân đặc biệt là các em nhỏ cần phải biết cách tự bảo vệ mình trước những “cái bẫy” chết người tại các công trình đang thi công dở dang mà các chủ đầu tư “quên” cảnh báo…
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm
Xung quanh vụ tai nạn của 4 học sinh tại hố thi công trên Đại lộ Thăng Long (nút giao Phú Đô), ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT cho ý kiến, công trường phải theo quy định đã được quy định rõ tại Luật Xây dựng, hay NĐ 16/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. NĐ 23/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ năm 2009 về xử phạt hành chính trong lĩnh này cũng có quy định mức xử phạt cho hành vi không có biển báo nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho người lao động trong công trường.
Công trường thi công phải có rào chắn, biển báo, có các biện pháp bảo đảm an toàn xung quanh. Tổ chức thi công và biện pháp bảo đảm an toàn công trường đều phải có. Thi công phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho lao động trong công trường, cho người dân khu vực xung quanh, bảo đảm an toàn giao thông. Đối với tai nạn của 4 cháu học sinh. Trong luật đã quy định, chủ đầu tư phải có trách nhiệm giám sát nhà thầu trong quá trình thi công.
Hiện trên địa bàn TP có rất nhiều công trình, dự án đang thi công. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người lao động, cho khu vực xung quanh, các chủ đầu tư, đơn vị thi công nên thực hiện đúng quy định của pháp luật về vấn đề này. Như che chắn chống bụi, giàn giáo phải được kiểm tra thường xuyên, đặc biệt, phải có biển báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông, người dân khu vực xung quanh…
Theo ANTD
Nữ sinh viên ở trọ nơm nớp lo bị hại
Ngoài khó khăn về kinh tế, điều kiện ăn ở chật chội, nóng bức, bệnh tật..., nhiều nữ sinh viên ở trọ trở thành nạn nhân của những gã đàn ông mất nhân tính, để lại nỗi đau, nỗi ám ảnh nhức nhối khó lòng gột rửa.
Hiểm họa rình rập
Một nữ sinh viên lên mạng than thở về chuyện suốt hai tháng qua bị gã con trai chủ nhà trọ nhìn trộm cô tắm. Cô này cho biết, chỗ cô ở có 5 phòng trọ, ban ngày thì các anh chị thường đi làm hết, chỉ có cô và một cô gái khác là sinh viên nên thường tắm trước tại nhà tắm chung.
Thời điểm đó, vì xóm trọ vắng nên gã con trai đó đã tò mò nhìn trộm. Nhiều lúc cô cũng có cảm giác như ai đó đang theo dõi mình nhưng phải đến khi cô bạn gái ở cùng nhìn thấy gã trèo lên, nhìn qua lỗ thoáng thì mọi chuyện mới vỡ lở.
Cô báo ngay với chủ nhà trọ và các anh chị khác để đề phòng. Cửa phòng tắm được thay mới và các lỗ thoáng cũng được tu sửa để không ai có thể nhìn trộm. Dầu vậy, cô sinh viên này cũng không dám tiếp tục ở nhà trọ đó và đã đi tìm một chủ nhà trọ khác. Đây là lần thứ hai cô chuyển nhà trọ vì bị nhìn trộm trong khi tắm.
Khi cô chia sẻ thông tin trên mạng, có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng cảm với cô. Nhiều nữ sinh khác còn kể chuyện mình từng bị chủ nhà trọ nhìn trộm, hoặc rủ đi uống nước để giở trò đồi bại. Có cô còn tố, cả bố, cả con chủ nhà trọ từng vào phòng gạ gẫm mình quan hệ tình dục. Có chủ trọ còn mặc cả, nếu nghe lời ông ta thì sẽ không phải trả tiền phòng, thậm chí còn "được nhiều hơn".Thanh Hằng - một nữ sinh (ĐH Sư phạm Hà Nội I) trọ trong một con hẻm trên đường Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân - Hà Nội). Đó là một khu nhà trọ ở cuối một con hẻm nhỏ, cách đường Bùi Xương Trạch 2 cây số. Khu trọ của Hằng có 7 phòng, 2 phòng nam, 5 phòng nữ, cửa nhà vệ sinh, phòng tắm đều làm bằng nhựa xếp và không có khóa. Cửa phòng ở cũng lỏng lẻo, yếu ớt. Vì thế mỗi tối, trước khi đi ngủ Hằng và cô bạn ở cùng đều phải kéo chiếc bàn học ra chèn cửa.
Hằng chia sẻ: "Mỗi lần tắm hay đi vệ sinh chúng em đều thấy sợ. Lúc nào có người ở nhà mới dám đi. Xóm trọ ít người nên càng ngại, cũng chẳng thân thiết với phòng con trai vì người chuyển đến, chuyển đi suốt. Lúc nào cũng đề phòng, cũng lo, em còn đặt một con dao đầu giường. Mỗi phòng này giá 900.000 đồng, giờ không tìm ở đâu ra giá rẻ thế đâu nhé".
Một nữ sinh cùng xóm trọ với Hằng kể: Tuần trước, xóm trọ đi vắng gần hết. Có cô bạn học trường Thương mại nghe tiếng lục cục trước cổng, tưởng sinh viên nào về liền mở cửa phòng thì thấy hai thanh niên lạ hoắc đang trèo cổng vào. Hai cậu này tiến lại đập cửa phòng nữ sinh này ầm ầm, cô nàng ngồi trong tím mặt vì sợ. Cũng may, cô bạn phòng bên cạnh hét toáng lên: "Bọn mày cứ đập nữa đi, tao vừa gọi Công an đấy!". Nghe thế hai tên kia mới tìm đường chuồn.
Cũng vì sợ, nhiều sinh viên đến thuê phòng ở xóm trọ này được một thời gian lại chuyển đi. Nhưng số đông vẫn phải bám trụ, vì thời điểm này tìm được một chỗ trọ mới thật chẳng dễ dàng. Và không ít các sinh viên đang sống ở những khu trọ tách biệt, nhất là các khu trọ vùng ven. Ở đó, họ phải đối mặt với những lo lắng, sợ hãi thậm chí kể cả lúc ở trong phòng đã cửa đóng, then cài.
Theo kinh nghiệm của những cô gái đã qua thời sinh viên, nữ sinh đi thuê nhà trọ nên xem xét cửa phòng trọ, cửa nhà tắm. Nếu chắc chắn thì mới thuê. Và nếu chọn được chủ nhà đứng đắn thì càng tốt, tránh thuê vào những chỗ có con trai hoặc chủ nhà trọ bị nghiện rượu, nghiện ma túy... kẻo làm mồi cho những con "yêu râu xanh".
Vờ làm quen để cưỡng hiếp
Ở các thành phố, những nơi có sinh viên thuê trọ thường xuất hiện một số gã đàn ông có tư tưởng đồi bại. Chúng tìm đủ mọi cách, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của nữ sinh để giở trò. Cũng dưới mái phòng trọ, nhiều nữ sinh bị rủ rê, tụ tập uống rượu, bị chuốc cho say mèm rồi bị cưỡng bức, thậm chí bị chính bạn trai của mình cưỡng hiếp.
Có trường hợp dù đã bị hiếp dâm một cách đau đớn ê chề, nhưng do xấu hổ, các sinh viên đã không dám đi báo cơ quan chức năng. Nhưng cũng không ít cô gái đã dũng cảm, tố giác hành vi phạm tội của bọn chúng, bắt chúng phải chịu tội trước pháp luật.
Vào khoảng 22h30 ngày 19/2/2009, ba đối tượng gồm Phạm Thanh Huy (SN 1988, trú tại 5 Tăng Bạt Hổ, phường Thắng Lợi), Nguyễn Thanh Trung (SN 1990, trú tại đường Trần Hưng Đạo) và Trần Văn Hòa (SN 1988, ở 68 Trần Hưng Đạo) đi vào khu nhà trọ ở số 45 Hồng Bàng, phường Thống Nhất, thị xã Kon Tum giả vờ xin nước uống và hỏi thăm hàng xóm. Khi chúng "tăm tia" thấy trong một căn phòng có hai nữ sinh thuê trọ rất xinh xắn nên đã nghĩ đến chuyện chiếm đoạt. Cả khu lúc này vắng tanh, Hòa và Trung dùng dao khống chế hai cô sinh viên của phòng trọ, còn tên Huy đứng canh gác.
Sau khi khống chế, tên Hòa đã thực hiện hành vi hiếp dâm với em Nguyễn Hương Hoa - sinh viên năm thứ nhất. Khi đang định tiếp tục thực hiện tiếp hành vi đồi bại với nữ sinh viên còn lại, bọn chúng nghe tiếng động của hàng xóm đã bỏ chạy và tiện tay nhặt luôn chiếc điện thoại di động của hai cô này.
Trước khi bỏ chạy, bọn chúng còn dọa sẽ giết cả hai nếu trình báo Công an. Sự việc được báo đến Công an thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Mấy ngày sau, Công an thị xã đã bắt được cả ba đối tượng. Ngày 28/7/2009, TAND thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum tuyên phạt Trần Văn Hòa 5 năm tù, Phạm Thanh Huy và Nguyễn Thanh Trung bị kết tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm, án phạt lần lượt 24 và 21 tháng tù.
Sáng 4/3/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) nhận được đơn trình báo của em Nguyễn Thị Hương (SN 1991, quê ở xã Xương Giang, TP. Bắc Giang) là sinh viên một trường Cao đẳng ở quận Cầu Giấy, về việc tối ngày 1/3/2011 bị một đối tượng hiếp dâm. Ngay sau khi nhận được đơn trình báo của Hương, chiều cùng ngày, Công an huyện Mê Linh đã điều tra làm rõ và bắt giữ Ngô Văn Thanh (SN 1979, ở xóm 8, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh).
Tại cơ quan điều tra, Thanh khai nhận, khoảng 19h ngày 1/3, hắn đi xe máy đến phòng trọ số 6, tầng 2 khu trọ ở Hậu Dưỡng (Kim Chung, Đông Anh) để tìm bạn nhưng không gặp. Sau khi không tìm được bạn, Thanh đã gặp Hương đang trọ ở đây và chủ động làm quen rồi rủ Hương đi uống nước.
Hắn chở em Hương đến quán cafe Hương Xưa thuộc xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) rồi lại đưa Hương đến khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng thuộc huyện Mê Linh với mục đích quan hệ tình dục nhưng cô gái không đồng ý. Thanh đưa Hương lên đê sông Hồng, đến khu vực xóm 8 thuộc xã Tráng Việt, Thanh chở Hương vào vườn bưởi cạch đê sông Hồng và hiếp dâm. Sáng 2/3, Hương đã chuyển nhà trọ và ngày 4/3, em đã làm đơn trình báo cơ quan Công an huyện Mê Linh.
Thanh đã bị bắt để phục vụ điều tra.
Theo PLVN
Năm mèo teen rộ mốt chơi chuột Một nghịch lí ngược đời: năm mèo tặng nhau chuột. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lại tỏ ra rất ưa chuộng loại quà tặng này. Lại một lần nữa loại chuột Hamster được giới trẻ săn lùng. Đắt hàng tết Tân mão Đã có giai đoạn giới trẻ cả nước rộ lên phong trào nuôi và chơi chuột Hamster, loại chuột này đã...