Hiểm họa ngụy trang súng thành smartphone
Thay vì hạn chế lưu hành súng để ngăn chặn làn sóng bạo lực và khủng bố, Công ty khởi nghiệp Ideal Conceal ở bang Minnesota (Mỹ) vừa chế tạo một khẩu súng ngắn ngụy trang dưới hình dạng một chiếc điện thoại di động hiện đại (smartphone). Đây là một khẩu súng tự vệ với 2 viên đạn lắp sẵn được thiết kế mỏng, nhỏ, gọn và khi xếp lại nó giống hệt một chiếc điện thoại di động có lớp vỏ ốp lưng thời trang.
Tưởng iPhone hóa ra súng ngắn
Tự hào với sản phẩm của mình, Công ty khởi nghiệp Ideal Conceal đặt cho loại súng ngắn đặc biệt này một cái tên Ideal Conceal (che giấu tuyệt vời). Theo lời quảng cáo trên website và fanpage của Ideal Conceal, khẩu súng này có “tốc độ nhanh và độ chính xác rất cao”. Ideal Conceal giải thích “điện thoại thông minh có mặt ở khắp mọi nơi vì vậy bạn có thể ngụy trang khẩu súng này đến bất cứ nơi nào bạn muốn”.
Súng ngắn Ideal Conceal có chiều dài 12,5 cm, chiều rộng 7,6 cm, tức là rất dễ cất giấu, kể cả trong túi quần jeans. Còn nếu để súng trong túi xách tay phụ nữ thì không cảnh sát nào nghĩ rằng bạn có vũ trang. Nó còn được trang bị laser ngắm để tăng khả năng bắn trúng mục tiêu. Bình thường nó sẽ là hình chữ nhật giống hệt một chiếc iPhone đeo ốp lưng và có khoá an toàn, lúc khai hỏa thì gỡ chốt và báng súng sẽ mở ra tạo thành một khẩu súng hoàn chỉnh.
Ông Kirk Kjellberg – chủ nhân của mẫu thiết kế cho biết, ý tưởng chế ra sản phẩm này dựa trên trải nghiệm cá nhân. Theo lời ông Kirk, trong một lần ngồi ăn ở nhà hàng, ông sơ ý để lộ khẩu súng ngắn của mình dưới lớp áo chỗ thắt lưng. Một cậu bé trông thấy và kêu lên “Mẹ! Mẹ! Chú ấy có súng kìa!”, thế là cả nhà hàng nhìn ông với ánh mắt ái ngại. Nhận ra rằng khi lộ súng nơi công cộng, dù có giấy phép sử dụng thì người mang súng vẫn sẽ nhận được những cái nhìn e dè từ mọi người, ông Kirk đã chế ra khẩu súng có thể xếp lại thành một cái điện thoại có kích cỡ tương đương chiếc Galaxy S7 mà ông đang dùng. Người dùng chỉ cần đeo lên thắt lưng như một bao da điện thoại bình thường và những người xung quanh sẽ không e ngại nữa.
Ông Kirk cũng nhấn mạnh “khẩu súng hình điện thoại” này được sản xuất vì nhu cầu tự vệ của người dân Mỹ (quốc gia cho phép sở hữu súng).
Sẽ tiếp tay cho tội phạm?
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer không ủng hộ việc súng của ông Kirk được bán trên thị trường. Ông Schumer cho rằng đây là “thảm họa chờ chực ập tới” và ông đang kêu gọi Sở Tư pháp, Cục Quản lý rượu, súng, thuốc lá và chất nổ của Mỹ (ATF) vào cuộc để điều tra. “Hãy thử nghĩ đến tình huống khi cảnh sát không thể phân biệt được kẻ phạm tội đang rút súng hay iPhone ra khỏi túi”, ông Schumer nói. Hơn nữa, khẩu súng này có thể theo chân những tên khủng bố đến những nơi không được phép mang súng và gây ra những hậu quả không thể tưởng tượng nổi”.
Cũng theo Daily Mail, ông Schumer đã đưa ra một số luận điểm như nếu chiếu theo Luật Vũ khí quốc gia thì súng có hình dạng như ví tiền, bút hay dao là bất hợp pháp, vậy nên súng giống như smartphone thì cũng có thể được xem là phạm luật. Hiện, ATF không có bình luận gì còn Sở Tư pháp vẫn chưa hồi đáp.
Video đang HOT
Trên thực tế, mẫu súng “biến hình” này có thể đến tay bất kỳ tội phạm nào, thậm chí là cả trẻ em và các nhà chức trách sẽ rất khó để quản lý nó do ngoại hình của mẫu súng này không khác nhiều so với các loại smartphone hiện nay. Đã có nhiều trường hợp cảnh sát bắn nhầm vì nạn nhân rút một thứ giống như súng ra khỏi túi vì ở Mỹ có bán loại bao da nguỵ trang súng, khi gắn vào trông giống như ví tiền.
Hiện tại, Kirk Kjellberg đã nhận được khoảng 4.000 đơn đặt hàng và thậm chí, ông đã đã ký hợp đồng với một nhà sản xuất súng được cấp phép bên ngoài bang Minnesota, Mỹ. Với giá bán lẻ dự kiến 395 USD (8,6 triệu đồng), đây không phải là một thiết bị tốn nhiều chi phí và việc mẫu súng này xuất hiện trên thị trường sẽ gây nguy hiểm đến không chỉ xã hội Mỹ mà còn cả các quốc gia khác.
Theo_An ninh thủ đô
Chiêm ngưỡng trinh sát cơ ít biết của KQND Việt Nam
Hóa ra, Không quân Nhân dân Việt Nam từng có trong trang bị những chiếc máy bay trinh sát An-30 được thiết kế cho vai trò trinh sát không ảnh, đo đạc bản đồ.
An-30 là máy bay trinh sát không ảnh và đo đạc bản đồ do công ty Antonov (trụ sở đặt tại Ukraine) thiết kế từ những năm 1960-1970 trang bị cho Không quân Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Đáng lưu ý, Việt Nam đã được cung cấp một số máy bay loại này trong giai đoạn những năm 1980.
Một số nguồn tin nước ngoài cho biết, Việt Nam từng được cung cấp 8 chiếc máy bay An-30 sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.
Số máy bay An-30 này ban đầu trang bị cho KQND Việt Nam, nhưng sau đó hầu hết được chuyển sang cho Hàng không Dân dụng Việt Nam và Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO).
Hiện nay hầu hết các máy bay trinh sát An-30 của Việt Nam đều đã nghỉ hưu.
Tuy nhiên, trên thế giới thì nhiều quốc gia, mà trong đó có Nga vẫn đang sử dụngmáy bay An-30 cho cả nhiệm vụ dân sự và quân sự. Với Nga, người ta thường thấy nước này dùng An-30 cho vai trò bay trinh sát không phận các nước tham gia Hiệp ước Bầu trời mở.
An-30 được xem là một bước phát triển của An-24T có phần thân phía trước hoàn toàn mới với phần mũi bằng kính và khoang điều khiển máy bay cao hơn thân 41 cm, buồng lái có hình dạng cái bướu tương tự như máy bay chở khách Boeing 747.
Máy bay trinh sát không ảnh An-30 có chiều dài 24,26m, cao 8,32m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 23 tấn.
Máy bay trinh sát An-30 được trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt AI-24T công suất 2.803 mã lực/chiếc cho tốc độ tối đa 540km/h, hành trình là 430km/h, tầm bay là 2.600km, trần bay 8.300km.
Với đặc tính chuyên dụng là máy bay trắc địa, An-30 được trang bị 4 camera trắc địa với nắp sấp cho phép sử dụng laser, ảnh nhiệt, phân tích trọng lượng, từ tính và các dụng cụ trắc địa địa lý khác. Để các chuyên bay trắc địa diễn ra liên tục và chính xác, thiết bị tiêu chuẩn cho An-30 bao gồm công nghệ điều khiển đường bay bằng máy tính. Ảnh mũi máy bay An-30 của Việt Nam.
Bên trong khoang mũi phủ kính của An-30, thiết kế này đem lại trường quan sát tốt cho người ngồi trên máy bay, phù hợp với hoạt động đo đạc bản đồ và kể cả trinh sát bằng mắt thường nếu máy bay bay ở độ cao thấp.
Theo một số tài liệu, camera trên An-30 có thể sử dụng ở độ cao từ 2.000-7.000m tạo ra bức ảnh có tỉ lệ 1:200.000 và 1:15.000.000.
Việt Nam nhận được 2 phiên bản An-30 gồm: An-30A có thể dùng cho hàng không dân dụng và An-30B làm nhiệm vụ trinh sát không ảnh, đo đạc bản đồ.
Theo_Kiến Thức
Chiến hạm Mỹ dựa vào tên lửa nước ngoài để ra oai Theo Hải quân Mỹ, sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của lực lượng này sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do Na Uy sản xuất. Thông tin này được trang Tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử...