Hiểm họa nếu Trung Quốc đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến đảo nhân tạo

Theo dõi VGT trên

Nếu Bắc kinh đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến Trường Sa, các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn có nguy cơ bị đặt trong tầm giám sát và tấn công của vũ khí, khí tài Trung Quốc.

Đã có nhiều thảo luận về khía cạnh pháp lí và địa chính trị đối với hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 9 trước Quốc hội Mỹ của Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, đã cho thấy rõ hơn mối đe dọa về mặt quân sự với Mỹ mà các công trình xây dựng của Trung Quốc tạo ra.

Ông Harris đã nêu chi tiết giá trị sử dụng về mặt quân sự của các cơ sở cùng đường băng 3.000 m trên ba đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng.

Hiểm họa nếu Trung Quốc đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến đảo nhân tạo - Hình 1

Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành

Trong khi đó, trợ lí bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách an ninh châu Á – Thái Bình Dương David Shear nhấn mạnh mối đe dọa từ “việc nâng cấp khả năng quân sự, như việc đồn trú thường trực các đơn vị không quân chiến đấu, hoặc thiết lập tên lửa đất đối không, chống hạm, cũng như tên lửa đạn đạo trên các thực thể bị cải tạo”.

Vậy bản chất mối đe dọa quân sự tiềm tàng Trung Quốc đặt ra là gì, và nó ảnh hưởng gì tới khu vực?

Quân sự hóa

Bonnie S. Glaser và John Chen từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết trên The Diplomat rằng, Trung Quốc có một loạt lựa chọn để quân sự hóa các cơ sở nước này xây dựng trên Biển Đông. Những khả năng này bao gồm triển khai các thiết bị tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) tới các hệ thống tên lửa, để gia tăng khả năng phô diễn sức mạnh, với chi phí, lợi ích và mức độ leo thang khác nhau.

Việc triển khai các thiết bị ISR tới các thực thể sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng theo dõi tình hình tại khu vực nước này tranh giành chủ quyền với nước khác. Radar giám sát tầm xa có thể phát hiện các tàu và máy bay từ khoảng cách 320 km, tính từ các cấu trúc Trung Quốc kiểm soát. Máy bay tuần tra biển Y-8X của Trung Quốc khi cất cánh từ đường băng trên đá Chữ Thập có thể định vị và theo dõi các tàu, máy bay hoạt động cách xa đó 1.600 km. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể nằm trong tầm theo dõi của máy bay Trung Quốc.

Tuy những hoạt động này sẽ không trực tiếp đe dọa lực lượng quân sự các nước khác, thông tin tình báo chúng thu thập được có thể dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích.

Video đang HOT

Các hệ thống tên lửa Trung Quốc, một khi được triển khai tới các đảo nhân tạo, có thể làm tăng mạnh rủi ro cho chiến dịch quân sự của các quốc gia khác. Chúng trở thành mối đe dọa rõ ràng hơn về mặt quân sự cho cả những bên mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền.

Quân đội Trung Quốc trong 20 năm qua đã nỗ lực cải thiện đáng kể sức mạnh của tên lửa, và nước này hiện triển khai nhiều tên lửa hành trình đất đối không và đối hạm trong hải, lục và không quân.

Các tên lửa phòng không như HQ-9 và S-300 PMU-1 có thể phá hủy máy bay trong khoảng cách 150 – 200km, trong khi các tên lửa hành trình chống hạm phóng từ mặt đất YJ-62 và YJ-83 có tầm hoạt động bao phủ phần lớn Biển Đông, đủ khả năng hạ mục tiêu cách các thực thể Trung Quốc chiếm đóng 120 – 400km. Mối đe dọa từ tên lửa sẽ khiến các cường quốc khu vực phải cân nhắc khi điều động tàu hoặc máy bay vào khu vực khi Bắc Kinh không chịu đồng ý.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể dùng các đảo nhân tạo mới bồi đắp để tăng cường sức mạnh vươn ra khắp khu vực. Các đường băng và cơ sở trên đá Chữ Thập và Vành Khăn có thể là điểm trung chuyển và tiếp tế cho các tàu và máy bay quân sự Trung Quốc, vốn không có tầm hoạt động phù hợp để vận hành an toàn trên Biển Đông.

Việc điều các máy bay tiếp dầu tới đóng trên các đảo nhân tạo cũng mở rộng mạnh mẽ tầm tuần tra của máy bay quân sự Trung Quốc trong khu vực. Nếu phi cơ n.ém b.om chiến lược H-6K được đưa tới đây, các quốc gia ở xa như Australia cũng sẽ nằm trong tầm với của không quân Trung Quốc.

Việc đưa khí tài tới đồn trú thường xuyên tại đá Chữ Thập và Vành Khăn sẽ rất tốn kém và là thách thức về hậu cần, nhưng đem đến lợi ích rõ ràng cho quân đội Trung Quốc. Lâu nay, quân đội Trung Quốc vẫn bị xem là hạn chế trong khả năng phô diễn sức mạnh.

Hiểm họa nếu Trung Quốc đưa tên lửa và thiết bị tình báo đến đảo nhân tạo - Hình 2

Một lần thử tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: Want China Times

Tác động

Bản chất và hình thức quân sự hóa của Trung Quốc sẽ cho thấy rõ ràng sự áp đảo về quân sự của họ trên Biển Đông so với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác. Các quốc gia còn lại không có thiết bị đối kháng tân tiến, và cũng không sở hữu các thiết bị ISR đủ mạnh để thách thức nếu Trung Quốc đưa tên lửa tới các đảo nhân tạo.

Quan trọng hơn, ngay cả khi các nhà hoạch định quân sự khu vực sở hữu những tên lửa có tầm b.ắn tương đương, độ hữu ích của chúng cũng giảm nhiều do thiếu các trang thiết bị ISR đủ mạnh và ổn định để cung cấp thông tin về mục tiêu.

Malaysia chỉ có một vài máy bay tuần tra biển Beech 200 và các chiến đấu cơ trinh sát RF-5E Tigereye là những hệ thống có khả năng ISR tốt nhất trong khu vực. Nhưng đây sẽ là những mục tiêu dễ dàng cho các tên lửa phòng không loại thường của Trung Quốc, chưa nói tới các hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại như HQ-9 hay S-300.

Tóm lại, không bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn nào có được hệ thống nhận biết trên biển hiệu quả cũng như vũ khí cần thiết để đối trọng Trung Quốc, mà không đặt các chiến đấu cơ, tàu nổi và nhân sự của mình trong tầm b.ắn của tên lửa phòng không và đối hạm của Bắc Kinh.

Các con đường quân sự hóa Trung Quốc có thể chọn dường như đều “đáng đồng t.iền bát gạo”. Việc xây dựng đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và rạn san hô, đồng thời xây đường băng là phần tốn kém nhất trong dự án. Quá trình triển khai radar, máy bay giám sát, hoặc các tên lửa đối hạm và phòng không có thể sẽ ít tốn kém hơn.

Trái lại, theo dánh gái của Glaser và Chen, bất kỳ nỗ lực quân sự nào để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của Trung Quốc sẽ tốn kém hơn cả về mặt tài chính và con người. Tên lửa hành trình Trung Quốc có tầm b.ắn xa hơn hầu hết các vũ khí đối kháng khác, ngoại trừ những loại đắt nhất. Những cuộc diễn tập gần đây cho thấy các hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc khi được kết hợp và tập trung lại cho thể kháng cự tất cả, trừ lực lượng không quân hàng đầu.

Dù không quân Mỹ và vũ khí đối kháng của họ có thể áp chế các cứ điểm của Trung Quốc trên đảo nhân tạo, khoảng cách rất xa mà Mỹ phải đối mặt khi triển khai lực lượng từ nước mình hoặc các căn cứ t.iền tiêu, vẫn khiến những thách thức quân đội Trung Quốc có thể đặt ra trên Biển Đông phải được chú ý hơn.

Những đường băng Trung Quốc xây dựng, cùng với cấu trúc phòng thủ trên các đảo nhân tạo là chưa từng có trong hai năm trước. Việc nước này phủ nhận quá trình quân sự hóa là đáng ngờ. Các đường băng giúp tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong thời bình, và tạo ra những căn cứ quân sự dự phòng có thể giúp tăng sức mạnh trong thời chiến.

Việc xem xét lướt qua các lựa chọn quân sự hóa cho thấy lo ngại của giới chức Mỹ về khả năng Trung Quốc tăng cường hành động quân sự là có cơ sở. Bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Bắc Kinh cũng sẽ chỉ có tác dụng hạn chế với Washington, nhưng lại tạo thế thượng phong về quân sự cho Trung Quốc trước các quốc gia láng giềng. Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ xung đột, khiến Mỹ phải nhập cuộc.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Nỗ lực lâu dài của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ phải đưa tàu hải quân vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa.

Nỗ lực lâu dài của Mỹ ở Biển Đông - Hình 1

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc chuẩn bị xây đường băng ở đá Vành Khăn thuộc Trường Sa của VN - Ảnh: Reuters

Đó là lời kêu gọi do Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đưa ra trong phiên điều trần vào hôm qua. Reuters dẫn lời ông McCain nhấn mạnh động thái nói trên sẽ tái khẳng định rằng Mỹ không công nhận "thực trạng chủ quyền" do Trung Quốc dựng lên trên Biển Đông thông qua hành động bồi đắp. Thượng nghị sĩ này cũng chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama chần chừ trong việc đưa tàu vào khu vực 12 hải lý và cảnh báo: "Đây là sai lầm nguy hiểm khi công nhận thực tế tuyên bố chủ quyền tự tạo của Trung Quốc".

Ông nêu ra tình trạng là Mỹ hiện nay tự giới hạn phạm vi tuần tra ở Biển Đông ngay cả sau khi Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu chiến đi qua khu vực 12 hải lý tính từ bờ biển bang Alaska (Mỹ) hồi đầu tháng, theo AP. Từ đó, thượng nghị sĩ McCain nhấn mạnh là Mỹ cần phải thực hiện quyền tự do lưu thông trên biển một cách quyết liệt hơn nữa.

Tương tự, khi trả lời các thành viên Ủy ban Quân vụ trong phiên điều trần, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris phát biểu: "Tôi tin rằng chúng ta cần phải thực hiện tự do lưu thông ở Biển Đông để phản đối sự tồn tại của những thực thể nhân tạo". Đô đốc Harris còn cảnh báo Trung Quốc đang xây dựng những đường băng dài 3.000 m trên một số đảo nhân tạo ở Trường Sa thuộc chủ quyền VN, có thể cho phép đủ loại chiến đấu cơ hoạt động.

Cách đây vài ngày, giới chuyên gia Mỹ công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 8.9 cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây đường băng trên đá Vành Khăn, tương tự 2 công trình phi pháp trên đá Chữ Thập và đá Xu Bi. Ngoài ra, Trung Quốc có thể đang xây cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu chiến cùng mạng lưới các cơ sở tên lửa, đường băng, chiến đấu cơ và điểm quan sát. "Điều này tạo ra một cơ chế giúp Trung Quốc kiểm soát thực tế Biển Đông trong viễn cảnh gần xảy ra xung đột", Đô đốc Harris cảnh báo.

Tiếp tục đấu khẩu

Cũng tại phiên điều trần, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cho biết việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông "sẽ nằm trong những lựa chọn tương lai". AP dẫn lời ông Shear cho rằng chỉ bằng cách thực hiện tự do lưu thông xung quanh các đảo nhân tạo sẽ không khiến Trung Quốc dừng các hoạt động gây lo ngại. Mặt khác, ông Shear cho biết Trung Quốc chưa triển khai vũ khí tiên tiến trên các đảo nhân tạo và nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo họ không tiến hành việc này. Đây sẽ là một nỗ lực lâu dài".

Cũng trong ngày 18.9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố nước này "cực kỳ quan ngại" về phát biểu mới của Đô đốc Harris. Theo Reuters, đây là dấu hiệu mới cho thấy cuộc đấu khẩu Mỹ - Trung về vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục n.óng b.ỏng ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ 4 ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình, bắt đầu từ ngày 22.9. Do đó, giới quan sát nhận định tình hình Biển Đông và những hành động gây quan ngại của Trung Quốc chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch Tập tại Nhà Trắng ngày 25.9.

Văn Khoa

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Thủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
07:02:07 24/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024

Tin mới nhất

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Nga vào đầu tháng 7 tới

21:14:48 25/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Modi đến nước này trong thời gian tới, song không nêu thời điểm cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Ăn 'thủng nồi trôi rế' với món thịt gà hầm khoai tây cà rốt ngọt thanh, cả nhà đều thích

Ẩm thực

06:02:15 26/06/2024
Bữa cơm gia đình thường không thể thiếu món mặn từ các loại thịt. Hôm nay, bạn hãy thử nấu món gà hầm khoai tây cà rốt thơm ngon, đậm đà để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.

Taylor Swift nuốt phải bọ khi đang biểu diễn ở London

Nhạc quốc tế

22:21:49 25/06/2024
Theo các báo cáo, Taylor Swift - một lần nữa - vô tình nuốt phải một con bọ trên sân khấu trong buổi hòa nhạc Eras Tour của cô ở London.