Hiểm họa lệch chuẩn thần tượng
Những ngày gần đây, truyền thông nhắc nhiều đến câu chuyện về “ giang hồ mạng” bỗng nhiên trở thành thần tượng chỉ qua vài video “sống ảo”.
Điều này đã khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng con em họ sẽ bị ảnh hưởng bởi thứ văn hóa lệch chuẩn. Vậy phải làm gì để định hướng góp các em tiếp cận với những luồng văn hóa đúng chuẩn?
Bị thu hút bởi tính thực tế
EM N.T.M – học sinh lớp 10 (Trường THPT Hoằng Đồng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, thời gian gần đây em thích xem các chương trình truyền hình thực tế trên YouTube. Đó thường là những clip ngắn quay các cảnh vui chơi, nghịch dại của mấy “thánh mạng”. Đôi khi M cùng anh trai mình cũng xem những video của Huấn Hoa Hồng hay Dương Minh Tuyền, tuy nhiên Minh cho biết, em chỉ xem vì tò mò thôi, chứ không thực hành theo các trò nghịch dại trên mạng hoặc bắt chước mấy anh nổi tiếng trên mạng.
“Khi xem các chương trình này, em thấy rất hấp dẫn vì nó gần gũi, thực tế hơn nhiều so với mấy chương trình truyền hình chính thống. Xem clip đó cho vui thôi, chứ em cũng biết có nhiều hành động nguy hiểm và không thể làm theo ở ngoài đời được” – M chia sẻ.
Cũng như M, nhiều thanh niên mới lớn ở các vùng quê thích xem các chương trình giải trí thuần túy không tuyên truyền, không khuôn khổ.
Theo chị Nguyễn Thị N, thôn Hoằng Thái (xã Hoằng Đồng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa), hiện nay rất khó để kiểm soát việc các con xem gì, làm gì. “Thường công việc của mình khá bận, mình vẫn thường nhắc nhở các con chú ý học hành, đôi khi thấy các con xem những video của mấy tay giang hồ đầu xăm, tay trổ là mình cấm tiệt” – chị N nói.
Chị N cho biết, bản thân chị chưa từng nghe tới cái tên Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng… Mặc dù vậy, sau khi thấy truyền thông rầm rộ kể tên thì chị cũng đã hỏi các con chị và biết hầu hết các cháu đều biết rõ những người này. Tuy nhiên, nói con thần tượng những người này thì không có. “Các con tôi cũng chỉ nói là chúng thấy tò mò, bạn bè xem thì xem thôi chứ mấy người đó chẳng làm gì hay để phải học theo cả” – chị N kể lại.
Cô Nguyễn Thị P – giáo viên một trường cấp 3 tại TP.Vinh (Nghệ An) thì cho biết, cô khá lo lắng khi nhiều học sinh của cô hiện nay hỏi đến những người đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, giải vàng Olympic đều ngơ ngác nhưng khi bàn về nhóm nhạc này, ca sĩ nọ vừa ra MV hay những hiện tượng mạng xã hội thì rôm rả và hiểu tường tận.
“Đó cũng là lý do mà nhiều năm nay, trong các đề thi thử, kiểm tra trắc nghiệm, các giáo viên cũng phải “vắt óc” tìm hiểu để lồng ghép hình ảnh thần tượng của giới trẻ vào giúp các em không thấy nhàm chán. Ví dụ như Sơn Tùng MTV, Lệ Rơi…” – cô P nói.
Cô P cũng thừa nhận, bản thân cô và không ít phụ huynh khi biết con mình thích xem các chương trình không lành mạnh hoặc hâm mộ những “hiện tượng mạng” lệch chuẩn, việc đầu tiên là cấm đoán chứ chưa thực sự bỏ thời gian tìm hiểu và phân tích và định hướng cho trẻ.
Trẻ cần được định hướng
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thơm – Phó Bí thư thường trực tỉnh Đoàn Nghệ An cho rằng, thực tế không phải tất cả giới trẻ thích xem những video của những “anh chị” giang hồ trên mạng. Nhiều khi các em xem chỉ vì những video ấy đánh trúng tâm lý giới trẻ là thích tò mò, thích những người kiểu nói là làm… mà thôi, chứ không hẳn là các em thần tượng gì những người đó.
“Nếu nói các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống thì cũng không hẳn, đơn giản chỉ là các em đi theo xu hướng
Vấn đề ở đây nằm ở chỗ, bố mẹ cần quan tâm hơn tới con. Thay vì việc cấm đoán trẻ xem, ta vẫn có thể để trẻ xem nhưng sau đó phải có sự trao đổi, trò chuyện lại với con về việc đúng, sai trong những thông tin mà con vừa xem từ đó có sự định hướng phù hợp cho các con”.
ÔngĐặng Hoa Nam
hay trào lưu của số đông. Nhiều khi ý thích ấy còn đến từ những xu hướng ngược đời, khác người. Kiểu như hiện tượng Lệ Rơi trước đây cũng vậy… qua thời gian, khi nhưng hiện tượng này mất đi, thì xu hướng này cũng theo đó mà mất đi” – bà Thơm nhận định.
Tuy nhiên, cái nguy hiểm nhất, chính là khi các em xem các video được nhóm giang hồ phát tán trên mạng với những lời lẽ thô tục, kiểu kích động và xúi giục làm việc xấu. Nếu xem nhiều những video kiểu đó trẻ em rất dễ “nhiễm” những tật xấu và rất dễ bị lợi dụng làm những hành động vi phạm pháp luật.
Chia sẻ về quan điểm giới trẻ nông thôn thiếu sân chơi, nên mới tìm đến những video của đám giang hồ trên YouTube để xem, bà Thơm cho rằng: “Thực tế, tại các vùng quê ngoài việc tới trường học tập, trẻ em còn phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Ngoài ra, với nhiều những sân chơi tự tạo tại các nhà văn hóa, các em cũng có thể vui chơi, tổ chức đá bóng, nhảy dây, đánh bóng chuyền… vì thế, không thể nói vì thiếu sân chơi mà các em tìm đến những kênh văn hóa lệch chuẩn”.
Theo ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em(Bộ LĐTBXH), nguyên nhân chính vẫn đến từ sự hấp dẫn riêng của các trang mạng xã hội và những “giang hồ mạng” này tạo nên. Họ biết cách làm truyền thông, khơi gợi tính tò mò, nên trẻ con rất thích. Đấy là yếu tố khiến trẻ mê muội, xem nhiều, like (thích) và phán tán nhiều những video dù nội dung phản cảm.
Trên mạng xã hội có khá nhiều những thông tin sai sự thật, không đúng chuẩn mực. Ông Nam cho rằng, không chỉ có Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng hay Dương Minh Tuyền… còn rất nhiều những người khác dù không phải là giang hồ nhưng vẫn “mọc” lên như những hiện tượng với những hành vi lệch chuẩn, tác động xấu tới tâm lý, sự phát triển của trẻ em.
Ông Nam cũng cho biết, hiện nay Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH đang phối hợp với khá nhiều đơn vị có liên quan nhằm thực hiện các chương trình tập huấn cho cha mẹ và cả trẻ em về cách thức khi tham gia mạng xã hội như Facebook, YouTube… Từ đó, nhằm trang bị cho trẻ em và cha mẹ các em cách thức để phát hiện các thông tin chưa đúng, tránh xa những thông tin độc hại trên mạng xã hội.
Theo Danviet
Vì sao những "giang hồ sống ảo" như Khá Bảnh dễ dàng kiếm tiền tỷ?
Mạng xã hội (MXH), đặc biệt là Facebook, YouTube... đang là "mảnh đất màu mỡ" cho nhiều người, trong đó có cả "người trong giang hồ" tận dụng khai thác triệt để để kiếm lợi nhuận về mặt tài chính bất kể tốt hay xấu.
Việc giang hồ mạng "sống" trên MXH là chuyện bình thường, không có gì đáng bàn nhưng qua theo dõi, nội dung video, clip của họ đăng tải có chứa những nội dung gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ và gây bức xúc trong dư luận.
Mảnh đất màu mỡ giễu võ, giương oai
Theo giới kiếm tiền online, kênh YouTube của Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh, SN 1993, trú thôn Phúc Tinh, Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) được nhận xét là mang lại cho thanh niêm xăm trổ trên mạng xã hội này một nguồn thu khá lớn.
Trước khi bị Google chính thức xóa vào trưa 3.4, kênh YouTube của Khá Bảnh có hơn 2 triệu người theo dõi, trên 400 video được đăng tải cùng gần 400 triệu lượt xem. Trung bình mỗi ngày kênh của Khá Bảnh có thêm 11,5 nghìn subcriber và 2,17 triệu lượt xem, mỗi tháng có hơn 345 nghìn và 65,2 triệu lượt xem. Đây đều là những con số trong mơ đối với các nhà sản xuất nội dung chân chính trên YouTube.
Thu nhập của kênh YouTube Khá Bảnh từng nhận được từ 15.000 đến 244.000 đô la Mỹ mỗi tháng.
Số liệu của Socialblade cho thấy, kênh của Khá Bảnh được xếp vào nhóm A- (mức gần như cao nhất). Do đó, số tiền mà YouTube trả cho Ngô Bá Khá cũng rất khủng, dao động trong khoảng từ 15.300 USD - 244.700 USD, tương đương với khoảng 354,8 triệu - 5,67 tỷ đồng mỗi tháng. Trong trường hợp duy trì liên tục được lượng người xem như vậy, Ngô Bá Khá sẽ có thể kiếm về từ 183.500 USD đến 2,9 triệu USD mỗi năm, tương đương từ 4,2 tỷ - 67,2 tỷ đồng.
Khi bị bắt, Ngô Bá Khá khai bắt đầu làm video có nội dung tục tĩu, giang hồ để đăng trên YouTube từ năm 2017, thời gian đầu, Khá được trả 7.000-8.000 USD/tháng do video có lượng người xem cao, có tháng đến gần 20.000 USD.
Khá Bảnh không phải trường hợp "vào tù ra tội" tham gia vào MXH và tạo được sự hiếu kỳ của cộng động mạng. Trước Khá Bảnh, "thánh chửi" D.M.T nổi lên như một hiện tượng giang hồ trên YouTube. D.M.T từng tuyên bố sẽ tìm đánh những ai dám động đến mình, những lần chửi bới đe dọa của D.M.T trên MXH cũng từng thu hút hàng triệu người theo dõi. Hiện kênh YouTube của nhân vật này có có hơn 500.000 người theo dõi.
Mới đây, D.M.T liên kết với Khá Bảnh cùng nhiều người khác thường xuyên đăng tải nhiều video, clip có tính chất "tình nghĩa anh em", "phô trương thanh thế", thậm chí dằn mặt, thị uy trên YouTube. Những video, clip này được dàn dựng kịch bản khá công phu, sản xuất bài bản, tụ tập chơi cùng nhau, để tạo nên 1 cộng đồng "giang hồ" xuất hiện hàng loạt trên kênh Youtube...
Có thể nói, câu chuyện về "giang hồ", góc khuất- thế giới ngầm của "người trong giang hồ" như những clip của Khá Bảnh, D.M.T hay như của C.N, N.K.G.H, G.H.S.A, D.T.H.D, K.B, P.L ... luôn đem lại sự hiếu kỳ, thu hút sự tò mò của người xem (từ 500.000 - 1.000.000 lượt theo dõi). Những tài khoản này chủ yếu làm video, clip rồi đăng lên MXH với mục đích "câu like", "câu view" nhận sự theo dõi, bình luận, theo dõi của những tài khoản khác để kiếm được tiền.
Đừng để lung lay giá trị đạo đức
Mới đây, ngày 1.4, Cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh) và 4 đối tượng khác vì hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề với số tiền lên đến vài trăm triệu đồng. Công an cũng tiến hành xét nghiệm nước tiểu và kết quả Khá "bảnh" dương tính với ma tuý.
"Thánh chửi" Dương Minh Tuyền được chào đón, tung hê như "anh hùng" về làng.
Tại cơ quan điều tra, Khá đã ăn năn hối lỗi, cúi đầu xin lỗi. Trao đổi với PV, lãnh đạo Công an xã Tam Sơn cho biết, ở địa phương Khá thuộc thành phần bất hảo, không nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thường cùng đám bạn lêu lổng ở nơi khác về địa phương gây mất trật tự. Năm 2011 (17 tuổi) Khá bị đưa vào trường giáo dưỡng, liên tiếp trong hai năm 2014, 2016, Khá bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Năm 2017, Khá bị TAND thị xã Từ Sơn tuyên phạt 5 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.
Theo vị này, Khá chỉ nổi trên mạng xã hội và "hấp dẫn" với những thanh niên mới lớn ở những nơi khác, còn ở địa phương mọi người đều thờ ơ vì hiểu hắn là "giang hồ có tiền án hay quậy phá". Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều học sinh đến nhà Khá để chụp ảnh, xin chữ ký. Tết vừa qua có nhóm học sinh còn xe đạp từ huyện Thuận Thành đến xin chụp ảnh trong tiếng hò reo.
Khá Bảnh không phải trường hợp "vào tù ra tội" tham gia vào MXH và tạo được sự hiếu kỳ của cộng động mạng. Gần đây, trên mạng xã hội có hiện tượng tung hô một số cá nhân có nhiều hành vi đáng lo ngại, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, liên quan đến sự việc nữ sinh Nguyễn Thị H.Y (học sinh Trường THCS Phù Ủng, H.Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 bạn học hành hung dã man, lột hết quần áo, quay, phát tán clip từ ngày 22.3 đã khiến dư luận thực sự phẫn nộ.
Sự việc đang được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, tài khoản Facebook D.M.T đã đăng tải thông tin "đe dọa", "xử lý" nhóm học sinh hành hung Y. Sau đó, khi T. đến Hưng Yên, trên MXH lan truyền hình ảnh là những bạn trẻ vây quanh, tung hô. Theo cơ quan chức năng, sau thời gian "làm mưa làm gió" trên MXH, năm 2017, D.M.T. bị TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử và tuyên phạt 32 tháng tù về các tội: gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản. Cuối năm 2018, T. ra tù và được chào đón, livestream trên mạng như người hùng.
Trước tình trạng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lại bị thu hút bởi các nhân vật "giang hồ ảo" này, bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cho rằng đây là vấn đề không lạ, khi giới trẻ bị thu hút bởi những câu chuyện về Khá Bảnh và nhiều người khác vì tò mò và nông nổi.
Theo bà Linh, mạng ảo nhưng ảnh hưởng rất thật. Do vậy bà thấy lo lắng khi có xu hướng giới trẻ coi việc sử dụng các hành vi lệch chuẩn để làm "màu" và sống ảo, nổi tiếng trên mạng bất chấp. Việc này sẽ dẫn đến sự lung lay các nền tảng giá trị đạo đức hay thậm chí có các hành vi vi phạm pháp luật.
Cần có thể chế "mềm" siết chặt
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), tính chất ảo trên mạng xã hội tạo điều kiện cho các thành viên che giấu tung tích và dựng nên một con người ảo. Chỉ cần một tài khoản cá nhân, người tham gia có thể tự do phát tán thông tin theo ý thích.
Tính chính xác, khách quan của thông tin dường như chẳng bao giờ là mối quan tâm của ai cả. Một thực tế dễ nhận thấy là trên các mạng xã hội tồn tại rất nhiều hội cuồng tín, phản động, tội phạm. Chúng dùng mạng xã hội để phục vụ mục đích xấu xa, bôi xấu hình ảnh cá nhân, tổ chức nào đó hoặc lợi dụng để can thiệp công việc nội bộ của nước khác.
Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, mặt trái của mạng xã hội luôn tồn tại và không thể xoá bỏ, mà chỉ có thể hạn chế nó. Vì vậy, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần có một thể chế "mềm" và việc ban hành một bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, với nội dung cốt lõi là những chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội là rất cần thiết.
Theo Danviet
Khi 'giang hồ mạng' đại náo: Ảo, lệch chuẩn Những hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn của "giang hồ mạng" lôi kéo nhiều thanh thiếu niên làm theo trở thành trào lưu trong một bộ phận giới trẻ rất đáng báo động. "Giang hồ mạng" Khá Bảnh được một bộ phận giới trẻ xem như "thần tượng" Gần đây xuất hiện nhiều "giang hồ mạng" như Dương Minh T., Khá Bảnh,...