Hiểm hoạ khủng khiếp từ kho chất thải hạt nhân chôn từ 60 năm trước
Trái đất nóng lên làm băng ở Greenland tan nhanh hơn, nhưng ít ai ngờ rằng việc này sắp giải phóng kho chất thải hạt nhân được chôn ở đây gần 60 năm về trước.
Năm 1959, khi chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ đạt đỉnh, người Mỹ đã cho xây dựng cơ sở thử nghiệm tên lửa hạt nhân “Camp Century” tại Bắc Cực. 5 năm sau, cơ sở này giải thể và từ đó bị bỏ hoang. Mỹ đã chôn một lượng lớn chất thải hạt nhân dưới các lớp băng vĩnh cửu và nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ chúng có thể tan chảy được.
Tuy nhiên, “nhân tính không bằng trời tính”, gần 60 năm sau khi toàn cầu nóng lên, băng tan chảy nhanh hơn, vùng Bắc Cực với các lớp băng vĩnh cửu cũng bắt đầu tan ra. Nhân loại sắp đối mặt với một trong những thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất.
Biến đổi khí hậu đã và đang hâm nóng cả vùng Bắc Cực, trong đó có các núi băng ở Greenland. Khi kho chất thải hạt nhân lộ ra, tất cả chất độc hại – hóa học, sinh học và phóng xạ sẽ giải phóng ra ngoài và bắt đầu đầu độc môi trường xung quanh.
Chỉ là vấn đề thời gian khi kho chất thải hạt nhân này “chui” lên mặt đất và các chất phóng xạ độc hại hòa vào dòng chảy ra đại dương. Theo tính toán của các nhà khoa học, lớp băng vĩnh cửu bao phủ địa điểm độc hại này sẽ tan chảy hết vào năm 2090.
Khi đó, con người sẽ đối mặt với thảm họa môi trưởng khủng khiếp nếu không có cách thức xử lý triệt để các chất độc hại này.
Theo Danviet
Băng tan kỷ lục ở Greenland
Do trái đất ấm lên, các con sông băng tại Greenland đang tan nhanh kỷ lục.
Nằm ở phía Bắc Thái Bình Dương, Greenland là nước có tới 10% sông băng của thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, do trái đất ấm lên, các con sông băng tại Greenland đang tan nhanh kỷ lục.
Tạp chí Khoa học "Nature Communications" vừa công bố báo cáo cho thấy trong mùa Hè năm 2015, sông băng Greenland đã chứng kiến mức độ tan chảy cao nhất. Tình trạng này có liên quan đến hiện tượng khuếch đại Bắc cực, làm đẩy nhanh tốc độ tan băng đá, tác động xấu tới sự tồn tại và vòng tuần hoàn của băng đá Bắc cực, qua đó làm cho băng ở Bắc cực tan nhanh hơn.
Các nhà khoa học cảnh báo, sông băng tan nhanh chưa từng thấy ở Greenland 10 năm qua, với tốc độ lớn gấp ít nhất hai lần so với thế kỷ trước. Thủ phạm là nhiệt độ tăng toàn cầu và biến đổi về lượng tuyết rơi.
Theo_VTV
Nhà máy điện hạt nhân bốc cháy nghi ngút tại Nam Carolina, Mỹ Hôm 6-3, một nhà máy điện hạt nhân lớn ở Nam Carolina, Mỹ đã bốc cháy nghi ngút khiến một lò phản ứng bị đóng cửa. Rất may ngọn lửa đã nhanh chóng được dập tắt, không có thương vong nào xảy ra, hay chất phóng xạ bị rò rỉ. Vụ việc đã khiến 1 lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động...