Hiểm họa khôn lường từ ‘hạm đội xám’ đang không ngừng lớn mạnh của Nga
“ Hạm đội xám”, đội tàu bí ẩn đang vận chuyển dầu thô của Nga đến tay người mua trên khắp thế giới đang không ngừng gia tăng và lớn mạnh, làm dấy lên những nguy cơ và hiểm họa khôn lường.
Vùng nước của Vịnh Lakonikos, nằm ở phía Đông Nam của Bán đảo Peloponnese (Hy Lạp) nổi bật ấn tượng trên bản đồ vệ tinh bởi màu ngọc lam sáng. Bờ biển của khu vực này còn là nơi làm tổ quan trọng của loài rùa biển.
Giờ đây, không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, Vịnh Lakonikos đang trở thành trung tâm trung chuyển của các tàu chở dầu và hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga ra thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á.
Vận chuyển dầu thô của Nga liên tục sôi động trong những tháng gần đây và đạt mức cao kỷ lục trong 3 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Fly Of Swallow Studio/ShutterStock)
Hoạt động sôi động
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hầu hết các sản phẩm dầu thô và tinh chế của Moscow được định tuyến hướng đến châu Á. Và phương tiện chuyên chở thường là các tàu lớn hơn để thực hiện những chuyến đi đường dài.
Theo dữ liệu từ Công ty nghiên cứu S&P Global, việc vận chuyển dầu thô của Nga liên tục sôi động trong những tháng gần đây và đạt mức cao kỷ lục trong 3 tháng đầu năm 2023.
Video đang HOT
Tại vùng biển gần Hy Lạp, hơn 3,5 triệu thùng gasoil của Nga, một sản phẩm tinh chế được sử dụng trong hệ thống sưởi ấm và vận chuyển, đã được vận chuyển giữa các tàu vào tháng Ba. Con số này cao hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2022, theo thống kê của S&P Global.
Những người trong ngành như ông Wright thường sử dụng thuật ngữ “hạm đội xám” khi nói đến các tàu chở dầu của Nga thời gian qua. Rất ít người biết đến chủ sở hữu thực sự của đội tàu này, chủ yếu là các công ty dưới dạng vỏ bọc.
Theo VesselsValue, một công ty tình báo thị trường có trụ sở tại Anh, các vụ giao dịch tàu chở dầu cho các công ty mới thành lập hoặc người mua không được tiết lộ chiếm khoảng 33% các giao dịch tàu chở dầu từ đầu năm đến nay. Con số này cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ 10% vào năm 2022 và 4% vào năm 2021.
Hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 20/3 cho thấy hai tàu chở dầu đang tiến hành chuyển dầu nhiên liệu của Nga từ tàu nhỏ sang tàu lớn ởVịnh Lakonikos. Những giao dịch như vậy đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, theo dữ liệu từ S&P Global. (Nguồn: CNN)
Theo dõi hành trình của “hạm đội xám”, hình ảnh vệ tinh từ Công ty công nghệ vũ trụ Maxar cho thấy, những tàu chở dầu nhỏ hơn cập cảng St. Petersburg, Nga để nhận hàng, sau đó di chuyển xung quanh Tây Âu đến biển Địa Trung Hải rồi chuyển hàng lên những đội tàu lớn hơn. Đội tàu này lại tiếp tục di chuyển qua kênh đào Suez, tuyến đường biển chính trung chuyển hàng hóa từ châu Âu đến châu Á.
Chuyên gia Wright nhận định, sự xuất hiện của mạng lưới “hạm đội xám” đã làm giảm tính minh bạch trong thị trường dầu mỏ, khiến giới quan sát khó theo dõi hơn.
Fred Kenney, Giám đốc phụ trách pháp lý và đối ngoại của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cảnh báo, sự gia tăng hoạt động của “hạm đội xám” có thể dẫn đến các sự cố tràn dầu nghiêm trọng. Theo ông Kenny, rất khó để biết được liệu các tàu này có tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về vận chuyển dầu trên biển hay không.
Việc thiếu thông tin về chủ sở hữu thật sự của các đội tàu thuộc “hạm đội xám” khiến giới quan sát cũng lo ngại, các tàu chở dầu này sẽ không tuân thủ các quy định an toàn khi vận chuyển
“Có vô số khả năng có thể xảy ra sai sót trong quá trình chuyển giao từ tàu này sang tàu khác, đây là lý do tại sao cần có một bộ quy tắc toàn diện nhằm điều chỉnh các hoạt động vận chuyển dầu”, chuyên gia Kenny cho hay, đồng thời lưu ý đến khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Không chỉ dấy lên những lo ngại về sự cố tràn dầu, mới đây, Australia, Canada và Hoa Kỳ đã đệ trình lên IMO về việc ngày càng có nhiều tàu vận chuyển tắt trái phép bộ phát sóng liên lạc, hoặc “âm thầm đi trong bóng tối” trước khi chuyển dầu trong vùng biển quốc tế. Việc tắt các bộ tiếp sóng, truyền dữ liệu vị trí được xem là một cách để các đội tàu này trốn tránh các biện pháp trừng phạt.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, khối lượng xuất khẩu dầu của Nga đã tăng trở lại và đạt mức trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, dù Moscow vẫn đang “đau đầu” bởi sự sụt giảm về doanh thu từ mặt hàng xuất khẩu chiến lược này.
Vừa qua, nhóm các quốc gia G7 cho biết sẽ giữ nguyên mức giá 60 USD/thùng đối với dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga, bất chấp việc giá dầu thô toàn cầu đang gia tăng, cũng như một số quốc gia kêu gọi hạ mức giá trần để làm giảm nguồn thu của Nga.
Theo dữ liệu của Kpler, nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong quý I/2023 đã tăng 38% so với một năm trước đó. Ấn Độ tăng vọt gần gấp 10 lần.
Hoạt động tấp nập của các tàu vận chuyển dầu của Nga đã nêu bật sự chuyển đổi mạnh mẽ của thị trường dầu mỏ toàn cầu kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin chính thức phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Khi Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà EU – khách hàng số 1 của dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga để lại, hành trình của chuyến tàu vận chuyển dầu vì thế kéo dài hơn và số lượng tàu vì thế cũng gia tăng đáng kể.
Matthew Wright, nhà phân tích hàng hóa cấp cao tại Công ty thống kê dữ liệu và phân tích Kpler cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng tàu vận chuyển ở Địa Trung Hải. Các tàu nhỏ hơn đến từ các cảng của Nga, sau đó chuyển hàng hóa lên các tàu lớn hơn. Các tàu này sẽ tiếp tục đi đến các bến cảng châu Á”.
LHQ ấn định thời gian thông qua Hiệp ước Biển khơi
Ngày 18/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã ra nghị quyết ấn định thời gian chính thức thông qua Hiệp ước Biển khơi, văn kiện lịch sử của tổ chức này vào tháng 6 tới.
Quang cảnh phiên họp Đại hội đồng LHQ ngày 29/3/2023. Ảnh minh họa: Thanh Tuấn/Pv TTXVN tại Mỹ
Văn bản hiệp ước đã được các bên thống nhất vào tháng 3 vừa qua, sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức. Hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế trên toàn thế giới.
Hiệp ước trước tiên cần được các chuyên gia pháp lý xem xét và chuyển ngữ sang 6 thứ tiếng chính thức của LHQ. Cuộc họp thông qua hiệp ước dự định diễn ra trong các ngày 19-20/6. Sau đó, từng nước thành viên sẽ tiến hành phê chuẩn. Hiệp ước cần được tối thiểu 60 nước phê chuẩn để có hiệu lực áp dụng.
Hiện tại, hầu hết các khu vực biển được bảo vệ đều nằm trong lãnh hải của các nước thành viên LHQ. Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn mở rộng 200 hải lý (370 km) tính từ đường cơ sở. Hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ. Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu.
Theo các nhà khoa học, việc bảo vệ biển khơi cũng là bảo vệ sự đa dạng sinh học biển, vốn đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra oxy cũng như hấp thụ carbon dioxide, góp phần bảo vệ môi trường. Thực tế hiện nay cho thấy biển và đại dương đang đối mặt các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái đất ấm lên và tình trạng đánh bắt quá mức.
Nga sắp sửa đối mặt với vòng trừng phạt thứ 11 từ EU Một ủy viên Liên minh châu Âu (EU) xác nhận Nga sẽ sớm phải đối mặt với vòng trừng phạt mới từ liên minh này sau khi 10 vòng trừng phạt trước đó được cho là có hiệu quả. Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNBC ngày 14/4, Ủy viên EU phụ trách...