Hiểm họa khôn lường khi quên rửa tay sạch thường xuyên
“ Vệ sinh tay giúp giảm số người mắc bệnh tiêu chảy khoảng 23- 40%, giảm số ngày vắng mặt do các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em học sinh 29-57%, giảm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh khoảng 16-21%…”
BS CKII Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của hành động vệ sinh tay vừa đơn giản và rẻ tiền tại buổi lễ phát động vệ sinh tay năm 2019 với chủ đề “Tất cả chăm sóc sạch – nằm trong bàn tay bạn” diễn ra chiều 15-10 nhằm hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay 15-10.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), vệ sinh tay là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng giúp giảm 30% vi khuẩn gây bệnh, có hiệu quả góp phần đáng kể làm giảm nhiễm khuẩn BV, hạn chế các mầm bệnh lây lan.
Tại BV Nguyễn Tri Phương những năm gần đây, công tác vệ sinh tay tại BV đã có chuyển biến tích cực, tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại BV ngày càng tăng (đạt hơn 90%). Bên cạnh đó, BV cũng chú trọng tuyên truyền, khuyến khích thân nhân bệnh nhân việc vệ sinh tay trong chăm sóc người thân.
BS Nguyễn Đức Chiến hướng dẫn người bệnh rửa tay đúng cách. Ảnh: DT
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, BS.CKII Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đánh giá cao những hoạt động tuyên truyền vệ sinh tay tại BV vừa qua. Đối với nhân viên y tế, đây là hành động đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả to lớn góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn BV, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, một trong những trở ngại hiện nay là việc vệ sinh thường quy, rửa tay của bệnh nhân và người dân chưa tốt.
Cùng ngày, tại BV Chợ Rẫy cũng diễn ra lễ phát động vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân trong toàn bệnh viện. Theo BS CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV, rửa tay là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống lây nhiễm chéo, chống nhiễm khuẩn BV.
Người bệnh được hướng dẫn rửa tay đúng cách tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: ĐH
BV thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở người bệnh và thân nhân rửa tay để phòng chống lây thêm bệnh, không kéo dài thêm thời gian nằm viện và quan trọng là hạn chế tình trạng kháng kháng sinh. Các khoa, phòng bệnh nhân đều bố trí đầy đủ dung dịch rửa tay để bệnh nhân và thân nhân thực hiện.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Sự khác biệt giữa y tế Việt Nam và các nước phát triển là gì?
Ở các nước phát triển có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên?
Nhân viên y tế, thân nhân bệnh nhân vệ sinh tay để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện - Ảnh: minh họa
Chia sẻ tại Lễ phát động phong trào vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào chiều nay (15.10), TS.BS Phùng Mạnh Thắng - Quản lý khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: ở các nước phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn trong bệnh viện thấp, chỉ có khoảng 1 đến 2%, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện lên đến từ 5 đến 10%.
"Sự khác biệt lớn nhất của y tế ở các nước phát triển và Việt Nam đó là y tế các nước phát triển thì nhân viên y tế chăm sóc toàn bộ bệnh nhân, còn ở Việt Nam việc chăm sóc người bệnh có một phần sự tham gia của thân nhân", bác sĩ Thắng chia sẻ.
Theo bác sĩ Thắng, chính sự chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện ở Việt Nam có một phần sự tham gia của thân nhân người bệnh khiến cho tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện tăng cao. Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến cho bệnh nhân nặng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong; kéo dài thời gian điều trị; kéo dài thời gian không đi lại được cho bệnh nhân; tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và cho cả hệ thống bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bác sĩ Thắng cho rằng, vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Để làm được điều này cần phải tăng cường nhận thức vệ sinh tay cho bệnh nhân, thân nhân và biết được tầm quan trọng của việc rửa tay.
Việc rửa tay đối với bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân phải thực hiện theo 7 bước gồm: lấy achohol, chà achohol, chà lòng bàn tay này vào mu bàn tay kia, chà 2 lòng bàn tay vào nhau, chà mặt ngoài các ngón tay vào lòng bàn tay kia, dùng bàn tay này xoa ngón cái bàn tay kia, xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết trong thời gian qua bệnh viện này thường xuyên đẩy mạnh công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó đặc biệt chú trọng đến vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
Thông qua những buổi lễ phát động phong trào vệ sinh tay cho bệnh nhân và thân nhân, bệnh viện đã phổ biến những kiến thức về rửa tay cho các thân nhân bệnh nhân- những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hiểu được phương pháp rửa tay đúng cũng như rửa tay thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện. Do đó, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện có tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp. Hiện nay tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh viện này chỉ khoảng 3% đến 5%.
Theo các chuyên gia y tế, để tăng cường việc tuân thủ vệ sinh tay đối với thân nhân bệnh nhân, các cơ sở y tế cần phải thay đổi hệ thống, trong đó tập trung tăng cường việc sát khuẩn tay bằng cồn, cung cấp đầy đủ bồn rửa có nước sạch cho tất cả bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân sử dụng; tập huấn cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân; nhắc nhở thực hành vệ sinh tay và tạo văn hóa an toàn trong bệnh viện.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Chưa xác định rõ nguyên nhân cư dân Khu đô thị Linh Đàm bị tiêu chảy, bệnh ngoài da nghi do nước máy nhiễm dầu Nhiều ý kiến người dân cho rằng, thời tiết thay đổi hay do cơ địa của mỗi trẻ, cũng có thể do trong nước máy nhiễm dầu đã dẫn tới một số cư dân, nhất là trẻ nhỏ tai Khu đô thi Linh Đam bị bệnh tiêu chảy, ngoài da... Người dân tại tòa HH4A Linh Đàm. Những ngày gần đây, người già...