Hiểm họa dưới lòng đại dương khiến băng Greenland tan chảy
Từ lâu, các nhà khoa học biết rõ nhiệt độ tăng cao do Trái Đất nóng lên góp phần khiến các khối băng khổng lồ tại Greenland (Đan Mạch) tan chảy nhanh hơn dự kiến.
Dải băng khổng lồ tại Greenland. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học mới, một mối đe dọa khác bắt đầu tấn công lớp băng này: dòng hải lưu ấm di chuyển phía dưới lớp băng làm bề mặt tan chảy nhanh hơn.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience vào ngày 3/2 sau khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu một trong các “ lưỡi băng” – Nioghalvfjerdsfjorden ở phía Đông Bắc Greenland.
Kết quả nghiên cứu tiết lộ một dòng hải lưu ấm phía dưới lớp băng rộng hơn 1,6 km chảy từ Đại Tây Dương có khả năng chảy thẳng về phía lưỡi băng Nioghalvfjerdsfjorden, đưa nhiệt tiếp xúc với băng và khiến băng tan chảy nhanh hơn.
“Lý do khiến băng tan chảy nhanh giờ đã rõ ràng”, ông Janin Schaffer – nhà hải dương học đang làm việc cho Viện Alfred Wegener (Đức) dẫn đầu đội nghiên cứu – khẳng định.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra một dòng chảy tương tự hướng về một tảng băng khác tại Greenland – nơi một lưỡi băng lớn gần cũng tự động nứt ra và trôi ra biển.
Hiện băng tan tại Greenland là tác nhân gây ảnh hưởng nhất đến hiện tượng mực nước biển tăng cao toàn cầu. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature tháng 12/2019, băng tại Greenland tan nhanh gấp 7 lần so với năm 1992.
Mùa hè năm ngoái, do nhiệt độ tại Bắc Cực tăng cao kỷ lục, Greenland đã mất 11 tỷ tấn băng chỉ trong một ngày. Lượng nước tan chảy tương đương với 4,4 triệu hồ bơi đạt tiêu chuẩn Olympic. Chỉ tính riêng trong tháng Bảy, Greenland mất 197 tỷ tấn băng, tương đương với 80 triệu bể bơi đạt chuẩn Olympic.
Nhiệt độ nước cũng phá vỡ kỷ lục vào năm 2019. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Atherheric Science cho biết nhiệt độ đại dương năm ngoái cao hơn 0,075 độ C so với mức trung bình trong khoảng 1981-2010.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết nhiệt lượng mà các đại dương trên thế giới hấp thụ ngày nay tương đương với nhiệt lượng thả khoảng năm quả bom nguyên tử/giây xuống đại dương trong suốt 25 năm.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo Báo Tin tức
Cháy rừng ở Australia: Những bức hình bi thảm
Thảm họa cháy rừng, kéo dài đã 3 tháng, để lại những bức ảnh khốc liệt về sự tàn phá với thiên nhiên và con người Australia.
"Ngọn lửa khổng lồ" từ các vụ cháy rừng đã phá hủy nhà cửa, khiến hàng nghìn người phải di tản ở bang New South Wales và Victoria ở Australia, kể từ tháng 9/2019. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Andrew Constance so sánh các vụ cháy như "một quả bom nguyên tử". Những đám cháy dữ dội cũng đã biến bầu trời thành phố Auckland, New Zealand - cách Australia 1.200 dặm (hơn 1.900 km) - thành màu cam. Nhiệt độ tăng vọt cùng gió mạnh đã phá hủy 2.000 ngôi nhà và đốt cháy 5 triệu ha đất.
Bản đồ cháy rừng ở Australia. Nguồn: The Sun.
Theo Reuters, gần 150 đám cháy tại bang New South Wales chưa được dập tắt và hơn chục địa điểm khác tại Victoria vẫn chìm trong hỏa hoạn. Tính đến ngày 5/1, 25 người đã thiệt mạng. Theo công bố từ các nhà sinh thái học ở Đại học Sydney, hơn nửa tỷ động vật bị tàn sát vì cháy rừng. Nhiều con vật bị bỏng nặng, cố sống sót nhờ những bàn tay cứu hộ. Bức tranh chân thực về cuộc chạy trốn của động vật từ vụ cháy rừng khiến người cả thế giới sốc.
Hình trên là một con Joey (kangaroo nhỏ) bị chết cháy khi mắc kẹt ở hàng rào lưới điện trong lúc khi chạy qua Cudlee Creek, đồi Hills. Bức ảnh được chia sẻ bởi tay máy có tài khoản @Bradfleet. Chỉ riêng tại Cudlee Creek, 5.790 động vật, bao gồm cả gia súc, alpacas và vật nuôi bị chết do cháy.
Bàn chân của một con Koala được cứu khỏi đám cháy rừng ở Gippsland. Hiện nó được chăm sóc tại Trung tâm Động vật hoang dã Southern Ash, phía đông nam Melbourne. Ảnh: Andrew Brownbill/AAP.
Một con cọ đuôi (brushtail possum) bị thương vì bỏng từ bàn chân, mũi, tai và đuôi. Ảnh: Mattias Engesser /AAP.
Một con vật bị buộc phải tiêu hủy sau khi chết cháy. Ảnh: Kelly Barnes / AAP.
Nhiều động vật chết vì đói và sốc nhiệt khi phải cố gắng chiến đấu để tìm thức ăn và nơi trú ẩn trong tình cảnh môi trường sống bị tàn phá. Megan Davidson - người đứng đầu tổ chức Động vật hoang dã Victoria cho biết: "Những con vật bị bỏng nặng đến mức bạn không thể làm gì tốt hơn là chấm dứt sự đau khổ của chúng".
Vùng đất rừng rậm của Australia là nơi sinh sống của nhiều động vật bản địa như kangaroo, gấu Koala, wallabies và possums. Các nhà chức trách không thể thống kế con số chính xác về việc có bao nhiêu động vật bản địa đã bị chết trong các vụ cháy rừng, nhưng các chuyên gia nói rằng nó có khả năng lên đến hàng triệu, theo Reuters.
Những con Kangaroo liếm vết bỏng ở tay, cố chạy thoát khỏi đám cháy gần đó tại một khu dân cư gần thị trấn Nowra, bang New South Wales, Australia. Ảnh: Indiatimes.
Một con Koala xin nước từ một người đi xe đạp trong đợt nắng nóng nghiêm trọng xảy ra trong khu vực, tại đồi Hills. Ảnh: Reuters.
Trên mạng xã hội Twitter, hashtag #prayforaustralia (cầu nguyện cho Australia) đang rất phổ biết với hàng triệu bài đăng.
Đến sáng 6/1, những cơn mưa nhẹ, dự báo kéo dài trong khoảng ba ngày ở tiểu bang Victoria, tạo hy vọng giảm nguy cơ cháy rừng tiếp tục lan rộng.
"Đây sẽ là một dạng tia hy vọng, là liều thuốc tinh thần cho nhiều người, nhưng chắc chắn không phải thứ chúng ta cần để đưa các đám cháy vào tầm kiểm soát, hay dập tắt được chúng", ông Shane Fitzsimmons - Chỉ huy Sở Cứu hỏa bang New South Wales - nói.
Huyền Anh (Theo indiatimes, news.com.au)
Theo ione.vnexpress.net
Mỹ kích nổ 23 quả bom hạt nhân dằn mặt Liên Xô thế nào? Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm giữa Mỹ và Liên Xô, khi Washington đưa chương trình hạt nhân của nước này lên mức cao chưa từng thấy và kích nổ 23 quả bom hạt nhân từ năm 1946 đến năm 1958. Một vụ nổ bom hạt nhân trên đảo san hô Bikini năm 1954 Mỹ...