Hiểm họa của dòng dung nham tràn ra từ núi lửa Hawaii
Dung nham nóng chảy từ núi lửa Kilauea ở Hawaii đang chảy ra biển, đe dọa tài sản và sinh mạng của cư dân sống trên đảo.
Dòng dung nham chảy từ khe nứt gần Pahoa, Hawaii. Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.
Dòng dung nham phun trào từ núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn ở Hawaii đã gây ra thương vong đầu tiên khi đá nóng bắn ra và văng trúng chân một người đàn ông hôm 19/5, AP đưa tin.
Nạn nhân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của núi lửa này đã bị dập nát toàn bộ cẳng chân sau vụ tai nạn, Hawaii News Now TV dẫn lời Janet Snyder, người phát ngôn của thị trưởng hạt Hawaii.
Các quan chức cho biết nham thạch bắn ra từ núi lửa có thể lớn ngang một chiếc tủ lạnh và ngay cả những mảnh nhỏ hơn cũng có thể gây chết người. Cư dân trong khu vực đã được sơ tán và đường cao tốc nơi dung nham chảy qua đã bị phong tỏa.
Vụ tai nạn diễn ra vào ngày dòng dung nham bắt đầu tràn qua một đường cao tốc và đổ vào biển. Dung nham và nước biển gặp nhau tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy acid hydrochloric và các tinh thể thủy tinh có thể làm tổn hại da và mắt, đồng thời gây ra các vấn đề về hô hấp cho con người.
Dòng chảy dung nham đã mở rộng tới 24 km về phía tây, nơi nham thạch đổ ra đại dương từ bờ biển phía nam Đảo Lớn, chạy song song với bờ, theo Wendy Stovall, nhà khoa học tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.
Giới chức cảnh báo luồng khí chứa chất độc hại có thể chuyển hướng nếu hướng gió thay đổi. Đài quan sát Núi lửa Hawaii cũng cho biết lượng khí sulfur dioxide đã tăng gấp ba lần.
Video đang HOT
Núi lửa Kilauea trên Đảo Lớn bắt đầu hoạt động trở lại hơn hai tuần trước, đốt cháy hàng chục ngôi nhà, khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Những cột khói bụi phun trào từ đỉnh khiến giới chức phải phân phát mặt nạ cho người dân.
Joseph Kekedi, một người trồng lan sống cách nơi dung nham đổ ra biển 5 km, cảm thấy may mắn khi dung nham không tràn tới nơi ở của ông. Ông cho biết người dân không còn cách nào khác ngoài việc theo dõi thông tin và sẵn sàng chạy khỏi khu vực nguy hiểm.
“Thiên nhiên đang một lần nữa nhắc nhở chúng ta ai mới là người làm chủ”, Kekedi nói.
Kekedi chia sẻ rằng hầu hết hàng xóm của ông đều lạc quan. Những người bạn của ông từng mất hết nhà cửa khi dung nham tràn qua thị trấn Kalapana vào thập niên 1990, nhưng họ đã xây dựng lại cuộc sống.
Dung nham phun trào bên trong khu vực Leilani Estates. Ảnh: Honolulu Star-Advertiser.
Khu vực bị ảnh hưởng bởi dung nham và tro bụi khá nhỏ so với diện tích hơn 10.000 km2 của Đảo Lớn, các chuyến bay tại Hawaii, thậm chí ở Đảo Lớn, đều không bị ảnh hưởng, nên du khách đến Hawaii có thể tham quan như bình thường.
Ánh Ngọc
Theo vnexpress.net
Tại sao nhiều người sống gần núi lửa, thách thức thần chết?
Sống gần núi lửa có thể gây nguy hiểm cho gia đình của bạn nhưng cũng mang lại một số lợi ích.
Dung nham của núi lửa Kilauea tràn ra phố Hawaii
Tuần trước, mặt đất ở khu dân cư Leilani Estates, Hawaii, đã nứt ra, bắt đầu phun khói độc và dung nham của núi lửa Kilauea. Khi đó, 1.700 cư dân của khu phố sơ tán đến các khu trú ẩn.
Kilauea là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Trái Đất. Dung nham của nó thường chảy về phía đại dương, nhưng lần này, chúng chảy vào đất liền.
Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao nhiều người sống gần núi lửa đang hoạt động?
Theo báo National Geographic, lý do đầu tiên là nhiều người phụ thuộc vào núi lửa để sinh tồn.
Năng lượng địa nhiệt của núi lửa có thể cung cấp năng lượng cho các cộng đồng sống xung quanh nó. Đất gần những ngọn núi lửa hoạt động thường giàu trữ lượng khoáng sản và là nơi canh tác tuyệt vời. Rất nhiều người ghé thăm núi lửa mỗi năm, do đó, ngành du lịch cũng phát triển kèm theo cơ hội nghề nghiệp tại khách sạn, nhà hàng, cửa hàng quà tặng và nghề hướng dẫn viên. Hoặc một số người chỉ đơn giản là không đủ tài chính để chuyển nhà đi chỗ khác.
Ngoài ra còn có những lý do về văn hóa và tôn giáo. Jordan Sonner, nhà môi giới bất động sản sống trên Đảo Lớn của Hawaii, sở hữu một ngôi nhà ngay bên ngoài Leilani Estates. Cô vội vã quay về nhà để lấy tài liệu quan trọng và vật nuôi khi biết tin dung nham phun trào.
Cột khói bốc lên cao nghi ngút từ miệng chính của núi lửa Kilauea
Sonner nói với tờ Washington Post rằng cô không sợ mất nhà.
"Quan điểm của tôi là: đất đai không thực sự thuộc về chúng ta. Nó thuộc về Pele", Sonner nói, ám chỉ nữ thần núi lửa Hawaii. "Chúng tôi sống ở đây khi còn có thể. Nếu nữ thần muốn đòi lại đất, bà ấy sẽ tự lấy chúng. Tôi đã mua bảo hiểm tốt".
Nhiều cư dân sống quanh núi Kilauea cũng cho rằng đây là nơi đáng sống, dựa trên vẻ đẹp, con người và sự hoang vắng của nó.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này, chúng tôi biết mình mua nhà ở Khu Dung Nham 1", Stacy Welch, người có nhà ở Leilani Estates, nói với tờ Time. "Chúng tôi sẽ ổn thôi. Chúng tôi sẽ xây dựng lại".
Các ngọn núi lửa cũng thường có dấu hiệu báo trước rằng một chuyện gì đó sắp xảy ra. Các trận động đất nhỏ, sự gia tăng dung nham ở đỉnh núi, sự thay đổi độ dốc của núi Kilauea trong những tuần gần đây cho thấy một vụ phun trào có thể xảy ra sớm.
Việc sơ tán dân quanh núi lửa Kilauea không phải là ví dụ duy nhất cho thấy người dân vẫn sống xung quanh khu vực nguy hiểm. Hồi tháng 1, núi Mayon ở Philippines bắt đầu phun tro vào không khí, khiến hàng chục nghìn người di tản.
Tháng 11 năm ngoái, hơn 100.000 người ở đông bắc đảo Bali, Indonesia cũng sơ tán khi núi Agung phun trào. Hàng ngàn du khách của hòn đảo nghỉ dưỡng cũng phải chạy trốn.
Theo Danviet
Động đất mạnh 6,9 độ Richter ở Hawaii khiến núi lửa phun trào Theo Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ (USGS), rạng sáng 5/5 theo giờ Việt Nam, một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã làm rung chuyển Đảo Lớn, khiến núi lửa tại đây tiếp tục có những đợt phun trào mới đe dọa tới cộng đồng dân cư trong vùng. Dung nham trào khỏi núi lửa Kilauea, Hawaii, Mỹ ngày 26/10/2014....