Hiểm họa chết người từ phẫu thuật thẩm mỹ tại Mỹ
Nhiều chị em phụ nữ vì muốn mình đẹp hơn đã liều mình đi phẫu thuật thẩm mỹ và nhiều người đã tử vong ngay trên bàn mổ hoặc chết vì những biến chứng.
Nâng ngực, chết ở tuổi 18
Stephanie Kuleba ở bang Florida (Mỹ) là một đội trưởng đội hoạt náo viên đang có cả một tương lai phía trước. Nhưng Kuleba lại nghĩ rằng cô cần có một cặp ngực to hơn để thay đổi cuộc đời mình. Và quyết định đó đã kết thúc cuộc đời cô gái trẻ mới 18 tuổi vào năm 2008.
Trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, Kuleba tử vong do sốc thuốc gây mê. Bác sĩ Stephen Schuster, người tiến hành ca phẫu thuật lại là một bác sĩ có giấy chứng nhận hành nghề.
Kuleba qua đời sau khi được chấp thuận vào học ngành Y học ở Đại học Florida, với ước mơ trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Stephanie Kuleba – Ảnh: Huffington Post
Tử vong sau khi bơm mông bằng silicon
Betty Pino, một DJ nổi tiếng ở Mỹ, đã qua đời ở tuổi 65 hồi tháng 8.2013 do bị nhiễm trùng nặng sau ca bơm mông bằng silicon.
Hồi tháng 6.2013, bà Betty đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Constantino Mendieta để giúp bà giải phẫu lấy silicon ra khỏi mông của bà, do silicon lỏng đông cứng thành khối trong mông khiến bà khó chịu không thể sinh hoạt bình thường.
Bốn năm trước đó, bà Betty, một người nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, từng đi bơm mông bằng silicon tại một cơ sở thẩm mỹ trái phép.
Trong năm 2012, riêng ở Mỹ có trên 10 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ với tổng doanh thu gần 11 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2011.
Video đang HOT
Mỹ cấm bơm mông bằng silicon, nhưng nó vẫn thịnh hành tại các cơ sở thẩm mỹ trái phép ở nước này mặc dù có hàng trăm phụ nữ đã thiệt mạng hoặc bị biến chứng nghiêm trọng sau khi bơm mông bằng silicon lỏng.
Bác sĩ Mendieta đã nỗ lực tháo bỏ phần silicon cứng khỏi mông bà Betty, nhưng một tháng sau ca phẫu thuật, vết thương không lành và bà Betty bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ bàn tay, bàn chân của Betty để ngăn nhiễm trùng lây lan và bà phải sống thực vật.
Đến ngày 7.8, gia đình quyết định cho bác sĩ rút ống thở và máy hỗ trợ, đưa bà Betty về nhà an táng.
Betty Pino- Ảnh: Facebook
Chết sau 7 năm gánh chịu biến chứng hút mỡ bụng
Bà Denise Hendry, vợ của cầu thủ bóng đá Anh Colin Hendry, qua đời hồi năm 2009 ở tuổi 43, sau 7 năm chống chọi với những biến chứng từ ca phẫu thuật hút mỡ bụng.
Ruột của bà Denise, một bà mẹ có bốn đứa con, đã bị đục thủng 9 lần do sai sót trong những cuộc phẫu thuật hút mỡ bụng định kỳ hồi năm 2002.
Bà Denise Hendry, vợ của cầu thủ bóng đá Anh Colin Hendry – Ảnh: Metro
Sau đó, bà Denise phải nhập viện làm nhiều cuộc phẫu thuật ruột và chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng về đường ruột trong suốt 7 năm liền.
Đến năm 2009, bà Denise nằm viện suốt 3 tháng rồi qua đời.
Đây chỉ là một số câu chuyện điển hình về những chị em phụ nữ đã phải đánh đổi mạng sống của mình vì phẫu thuật thẩm mỹ. Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) khuyên các chị em nên tìm hiểu thật kỹ cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ và các bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật. Theo các chuyên gia ASPS, các chị em phụ nữ hãy nhìn thật kỹ hình thể của mình và tự đặt một câu hỏi cho chính mình: Tôi có thật sự cần phải phẫu thuật thẩm mỹ, trước khi quyết định dùng “dao kéo” để được đẹp hơn.
Theo TNO
Chất làm đầy - Xu hướng mới của công nghệ thẩm mỹ
Một trong những tiến bộ mới của y khoa được nhắc đến gần đây là sử dụng chất làm đầy (filler) để "bơm mũi, bơm ngực, bơm mông..." mà không để lại dấu vết.
Việc làm đẹp là nhu cầu tất yếu của con người, bất kể giới tính và lứa tuổi. Ngày nay, khi xã hội đã có cái nhìn thông thoáng hơn về việc chỉnh sửa nhan sắc bằng "dao kéo", ngành phẫu thuật thẩm mỹ cũng vì thế mà ngày càng phát triển.
Rộ mốt làm đẹp bằng "công nghệ kiểu mới"
Gần đây, trên các báo và các trang tin điện tử xuất hiện ngày càng dày đặc những dòng tít nóng hổi về một người nổi tiếng nào đó xuất hiện với nhan sắc ngày một khác với những "nghi án" gọt cằm của hoa hậu A., á hậu B., hay chiếc mũi "cao bất thường" của ca sĩ C... Nếu như trước đây, giới nghệ sĩ, người đẹp hay buôn chuyện nâng mũi, bơm ngực, cắt mí... bằng con đường mổ xẻ thì gần đây họ lại truyền tai nhau "chiêu" làm đẹp bằng công nghệ mới không để lại dấu vết, không gây đau đớn, cho vẻ đẹp khá tự nhiên và rất khó phát hiện.
Một ca sĩ đang khá đắt sô ở khu vực phía Bắc không giấu giếm việc cách đây vài tháng, cô bỏ tiền đi "bơm" mũi cho nó cao lên tí chút. Và rõ ràng khuôn mặt của cô thanh thoát và đẹp hơn hẳn. Á hậu N. sau một thời gian im ắng để đi học ở nước ngoài, gần đây trở về nước cũng đắt sô dự tiệc. Người đẹp khoe mới "bơm" cho vòng 1 thêm nở nang và "sướng" nhất là không để lại một "vết tích" gì...
Liên quan đến việc làm đẹp theo công nghệ kiểu mới, PGS.TS. Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Xanh pôn cho biết: Việc phẫu thuật nâng mũi, bơm môi, làm cho mông to... các chuyên gia về thẩm mỹ của Việt Nam đều thực hiện được và đã làm từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, gần đây có một phương pháp được mọi người gọi là mới mà những người trong nghề gọi là thủ thuật dùng chất làm đầy.
Thực ra với những người làm nghề lâu năm thì sử dụng chất làm đầy trên cơ thể con người không phải là phương pháp mới mà đã có nguồn gốc từ rất nhiều năm nay. Đây cũng không phải là phẫu thuật mà chỉ làm phụ thêm, nhấn thêm, cơ bản là không làm thay đổi toàn bộ như trong phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa cấu tạo giải phẫu của cơ thể. Ví dụ, người nghệ sĩ có chiếc mũi tẹt thì không thể bơm vào và trở thành chiếc mũi cao, thon gọn được, chỉ có thể bơm chất làm đầy vào một chút, gọi là hỗ trợ thêm, hoàn thiện và hợp lý hơn chứ không làm thay đổi cấu trúc của mũi.
Gương mặt chữ V đang là xu hướng làm đẹp mới trong ngành thẩm mỹ hiện nay và cũng được nhiều phụ nữ ưa chuộng trong đó có các người đẹp, hoa hậu. Đây là dạng khuôn mặt với cằm nhỏ, thanh tú, mang đến nét đẹp trẻ trung, nữ tính cho người sở hữu. Nếu trước đây, để tạo khuôn mặt như ý, người làm đẹp buộc phải trải qua cuộc đại phẫu thuật cắt, gọt khá kỳ công thì hiện nay giới thẩm mỹ áp dụng điều trị bằng botulium và chất làm đầy.
Các chất làm đầy dùng để thay đổi hình dáng cho những vùng bị lõm như mũi, má, cằm, mi mắt... Riêng botox được khai thác tối đa trong vấn đề làm thon gọn khuôn mặt, góc hàm và tăng khả năng hấp dẫn của tổng thể khuôn mặt. Thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 20 phút, không cần chế độ chăm sóc đặc biệt, người làm đẹp có thể trở về sinh hoạt bình thường vì vùng da điều trị rất khó nhận biết.
PGS.TS. Trần Thiết Sơn cũng khẳng định, cách làm đẹp này không lâu dài bởi sau đấy, các bộ phận được làm đầy lại trở về đúng hình thức vốn có. Với phương pháp làm đẹp bơm cho mũi cao hơn, bơm ngực phổng phao lên, căng da, làm mông, má... thì chỉ có các chuyên gia y tế với các phương pháp hỗ trợ như siêu âm, chụp MRI mới có thể phát hiện được. Tuy nhiên liều lượng thế nào, vị trí bơm ra sao thì chuyên gia thẩm mỹ có tay nghề cao, khéo léo mới có thể che giấu được "dấu vết" cho khách hàng của mình.
Làm sao để duy trì vẻ đẹp với chất làm đầy?
Thực chất, chất làm đầy (filler) không còn quá xa lạ với phái đẹp vì nó thường được dùng cho các phẫu thuật bơm môi, nâng ngực... Chất làm đầy có dạng lỏng, thường là collagen, acid hyaluronic hoặc chính là mỡ tự thân. Tất cả các dạng chất làm đầy đều dùng để tiêm vào dưới da với mục đích làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó, các chất này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (6 tháng đến 3 năm).
Riêng mỡ tự thân có thể tồn tại lâu hơn. Muốn duy trì kết quả, cần tiếp tục điều trị và giá cả cho mỗi lần thực hiện khoảng từ 500 - 1.000USD (từ 10 - 20 triệu đồng). Đặc biệt, cách làm đẹp này không để lại dấu vết trên thân hình, gương mặt các quý cô, quý bà.
Công nghệ làm đẹp ngày càng khó phát hiện.
Ưu điểm của việc làm đẹp nhờ thủ thuật là hiệu quả nhanh, ít rủi ro. Nếu phẫu thuật thẩm mỹ, với các nguy cơ có thể gặp như nhiễm khuẩn vết mổ, sẹo xấu... đôi khi cần phải phẫu thuật lại thì thủ thuật lại gần như không có.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của chất làm đầy tới vẻ ngoài của người làm đẹp cũng không phải là không có bởi dù sao silicon hay collagen cũng không phải chất tự nhiên có trong cơ thể. Bản thân người làm đẹp sẽ có cảm giác cơ căng cứng khi nhíu mày hay nhăn mặt. Hơn nữa, nếu lạm dụng nó quá nhiều, lớp da sẵn có không đủ đáp ứng sự "căng đầy" quá mức sẽ khiến khuôn mặt trở nên cứng đờ, thậm chí là sưng tấy, méo mó.
Các chuyên gia khuyến cáo, để có được kết quả tốt và lâu dài sau khi tiêm chất làm đầy, nên uống nhiều nước, không nên massage, xông hơi hoặc thực hiện các điều trị làm đẹp khác ít nhất sau 2 tuần cho đến vài tháng sau đó vì có thể làm di lệch chất làm đầy, rút ngắn tác dụng, tạo ra những kết quả không mong muốn. Khi muốn duy trì kết quả làm đẹp với chất làm đầy lâu dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lặp lại các mũi tiêm một cách hợp lý.
Theo Alobacsi
Cô gái bơm mông 54 lần trong 3 năm Để có vòng 3 hoàn hảo, một cô gái người Mỹ đã bơm mông tới 54 lần bất chấp việc này nguy hiểm đến tính mạng. Karmello nghiện bơm mông Karmello (23 tuổi) ở Detroit, Michigan, Mỹ cho biết cô đã bơm mông 54 lần trong 3 năm qua. Hiện tại vòng 3 của cô to lớn khác thường bởi chứa đến hai...