Hiểm họa cháy nổ từ những chuồng cọp tại chung cư, tập thể cũ
Nắng nóng đang diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy nổ từ các nhà chung cư, tập thể cũ, đường dây điện viễn thông chằng chịt tại các ngõ ngách, phố nhỏ ở Hà Nội là rất cao.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các khu chung cư, tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội như: Khu tập thể Đông Tác, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Tôn Thất Tùng… nhiều ngôi nhà cũ, nát, bị xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm.
Cầu thang bộ cũ, nhỏ hẹp, lâu năm ko được tu sửa.
Các căn hộ cũ nát, sơn tường bong tróc…
Các chung cư chằng chịt “ chuồng cọp”. Có những “chuồng cọp” đua ra tới vài mét, được hàn bịt kín, không chừa lối thoát hiểm.
Nhiều người dân ở chung cư cũ cho rằng, việc cơi nới để có thêm diện tích sử dụng là việc hết sức bình thường…
…vì nhà cửa chật chội, điều kiện kinh tế khó khăn nên đành phải làm vậy.
Những “chuồng cọp” được bịt kín bằng những thanh sắt kiên cố, chẳng may có hỏa họa xảy ra thì sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.
Video đang HOT
Trước đó, đã có nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm gây thiệt hại về nhà và tài sản xảy ra ở các chung cư, nhà tập thể cũ nát. Lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường rất khó khăn do các lối thoát hiểm bị bịt kín, chuồng cọp được “xây dựng” kiên cố.
Thời tiết nóng bức, hỏa hoạn, cháy nổ rất dễ xảy ra tại các khu chung cư, nhà tập thể cũ cũng còn bởi những đường dây điện, dây viễn thông mắc nối chằng chịt, chạy dài khắp các con phố, ngõ ngách.
Tại nhiều khu tập thể cũ, hàng trăm đường dây điện được mắc nối chằng chịt như mạng nhện…suốt cả ngõ phố nhỏ.
Nhiều búi dây điện sà xuống rất thấp, với tay là có thể chạm được. Trên các cột điện, dây điện treo lơ lửng, đe dọa tính mạng người dân đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng như hiện nay, khả năng chập điện gây cháy nổ rất dễ xảy ra.
Các tủ điện được lắp trên cột điện chỉ cao quá đầu người một chút, để lộ dây dợ bên trong, gây nguy hiểm cho người qua lại.
Ngay cửa ra vào của một dãy căn hộ, hàng chục đường dây điện, đường dây viễn thông được đấu nối chằng chịt, dễ gây nguy cơ cháy nổ.
Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người lưu thông trên đường và gây nguy hiểm cho người dân sinh sống quanh khu vực.
Bên cạnh sự xuống cấp của đường dây diện, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet của người dân tăng cao dẫn đến dây cáp quang, cáp truyền hình nối chằng chịt khiến nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Mặc dù vậy, dưới các cột điện, nhiều người dân, nhiều hàng quán vẫn sinh hoạt, buôn bán, bất chấp nguy hiểm rình rập.
Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng, để đảm bảo an toàn cho người dân, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch bảo trì, sửa chữa cũng như quy hoạch hợp lý hệ thống đường dây truyền tải điện để tránh những tai nạn, sự cố đáng tiếc.
Chữa 'bệnh' chậm cải tạo chung cư cũ
Nghị định số 69/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đang được dư luận hy vọng là "liều thuốc" hiệu nghiệm đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ.
Thực trạng "ì ạch"
Hầu hết chung cư cũ ở Hà Nội đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều bất cập như: Hiện trạng sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm và quyền sử dụng giữa tư nhân-tổ chức-Nhà nước, hiện tượng tự cơi nới ảnh hưởng mỹ quan đô thị, không được duy tu thường xuyên... dẫn đến nhiều chung cư cũ có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân.
Tại phường Thành Công (quận Ba Đình) hiện có 87 nhà tập thể, gồm 4.684 căn hộ cao từ 2-5 tầng, xây dựng từ những năm 1970-1980. Đa phần căn hộ trong các khu chung cư cũ này có diện tích nhỏ hơn 30 m2, dẫn đến tình trạng cơi nới tự phát làm hư hại kết cấu công trình và hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan bên ngoài.
Đa phần các chung cư cũ tại Hà Nội hiện nay đều bị các hộ dân cơi nới "chuồng cọp".
Về vấn đề này, theo ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội, việc cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ ở Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Quy định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai theo nguyên tắc toàn khu, không thể thực hiện phân kỳ đầu tư; các quy định hiện hành liên quan còn thiếu cụ thể về bố trí kinh phí kiểm định đối với diện tích nhà chung cư cũ không thuộc sở hữu Nhà nước và các hình thức lựa chọn chủ đầu tư, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư...
Theo rà soát mới nhất của Bộ Xây dựng, các đô thị cả nước hiện có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994, tương đương khoảng hơn 3 triệu m2 sàn, với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Nghị định 101/2015 về xử lý chung cư cũ sau 6 năm triển khai đã tạo hành lang pháp lý, nhưng đến nay bộc lộ nhiều bất cập, khiến tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ "ì ạch". Riêng Hà Nội hiện có 1.579 chung cư cũ, trong đó đã kiểm định 401 chung cư. Từ năm 2007 đến nay, thành phố mới cải tạo, xây dựng lại 18 chung cư, đang thi công 14 dự án, chiếm tỷ lệ 1,8%; còn TP Hồ Chí Minh có 575 nhà chung cư cũ, trong đó đã cải tạo, xây dựng lại 15 chung cư, chiếm tỷ lệ 1,3%.
Nguyên nhân chậm trễ được Bộ Xây dựng chỉ ra là do số lượng nhà chung cư cũ trong cả nước nhiều, tình trạng sở hữu, sử dụng đa dạng, thuộc nhiều cơ quan, đơn vị quản lý, dẫn đến khó tiếp cận, kiểm đếm, rà soát chất lượng trong thời gian ngắn; chậm xây dựng, ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Bên cạnh đó, đa số nhà chung cư cũ tập trung trong nội thành, thuộc khu vực hạn chế phát triển về mật độ, tầng cao và dân số; việc điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ...
Chung cư cải tạo, xây dựng lại được hưởng loạt quyền từ 1/9
Nghị định 69/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách mới, những "rào cản" sẽ dần được gỡ bỏ. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, Nghị định tái khẳng định: Việc cải tạo chung cư cũ phải tuân thủ quy hoạch, trên cơ sở những quy hoạch cấp trên, Nhà nước sẽ đứng ra lập quy hoạch chi tiết; chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm tham gia vào quy hoạch và được tham gia lựa chọn chủ đầu tư và trong quy hoạch cải tạo sẽ có định hướng.
Đáng chú ý, từ ngày 1/9/2021, chủ căn hộ chung cư phải cải tạo, xây dựng lại sẽ được: Tái định cư, giải quyết chỗ ở tạm thời, lựa chọn hình thức bồi thường, yêu cầu chủ đầu tư thanh toán tiền chênh lệch bồi thường (nếu có); cấp giấy chứng nhận về nhà ở và đất đai đối với nhà ở đã được bồi thường, tái định cư; giám sát thực hiện dự án; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở tái định cư, nhà bố trí tạm thời; bồi thường thiệt hại xảy ra theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định...
Thêm một nút thắt được Nghị định 69/2021/NĐ-CP tháo gỡ đó là tỷ lệ đồng thuận của người dân. Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, Nghị định 69/2021/NĐ-CP và Luật Nhà ở quy định rõ 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch mà không cần sự đồng thuận 100% cư dân. Điều này nhằm đảm bảo việc triển khai đồng bộ với quy hoạch và kiến trúc.
Các chuyên gia xây dựng nhận xét, với những đổi mới về chính sách, thời gian tới, cải tạo chung cư cũ sẽ tăng tốc để góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang, phát triển và kinh tế đô thị đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 cải tạo, xây dựng từ 2-3 khu chung cư cũ tại Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh và lên phương án triển khai các khu còn lại. Tại TP Hồ Chí Minh sẽ xây mới 15 chung cư cấp D, cải tạo 245 chung cư diện tích nhỏ. ây là những khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm đặc biệt, có nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp các hộ dân.
TP.HCM chỉ đạo khẩn kiểm tra việc quản lý kinh phí bảo trì chung cư Sở Xây dựng có trách nhiệm thanh tra các trường hợp vi phạm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư để điều tra, xử lý. UBND TP.HCM vừa giao Sở Xây dựng thanh tra chuyên đề về nhà ở trên địa bàn. Quá trình làm việc, nếu đơn vị phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm...