Hiếm có khó tin: Khỉ con bắt cóc “cậu ông trời”
Tò mò trước loài động vật lưỡng cư có khả năng bật nhảy tanh tách, một chú khỉ con nghịch ngợm bắt lấy một con cóc để chơi đùa.
Nguồn: Sina
Những du khách đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên Long Hổ Sơn, huyện Long An, thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã được chứng kiến một cảnh tượng thú vị khi một chú khỉ con nghịch ngợm đuổi bắt cóc để chơi đùa.
Nguồn: Sina
Đứng từ trên cây, thấy con cóc vừa có thể bơi vừa có thể lặn, vừa có thể nhảy lại biết trèo cây, khỉ con tò mò muốn biết thêm về loài lưỡng cư này. Căn thời điểm cóc xuống nước, con khỉ nhảy từ trên cây xuống và tóm lấy con cóc đang bàng hoàng.
Nguồn: Sina
Khỉ con không hề muốn ăn thịt con cóc đang hoảng hốt, nó chỉ hiếu kỳ và cầm con cóc trong tay để chơi đùa, thậm chí còn đưa lên mũi để ngửi xem con cóc có mùi gì.
Video đang HOT
Nguồn: Sina
Lật, quay con cóc đủ mọi tư thế, khỉ con vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn lắm. Trong khi đó con cóc vô cùng bực bội, nhiều lần định trốn thoát khỏi khỉ con tinh ranh tuy nhiên bao nhiêu lần trốn là bằng đấy lần bị bắt lại.
Có lẽ sau khi khỉ con chán hoặc tìm được một thú vui mới, nó sẽ thả con cóc đáng thương ra. Nguồn: Sina
Nguồn: Sina
Những con khỉ con nổi tiếng là động vật nghịch ngợm, đùa dai, chúng có thể đùa nghịch mọi loài động vật, càng hiền lành chúng càng được đà bắt nạt.
Thậm chí ngay cả đồng loại của mình chúng cũng không tha. Nguồn: Sina
Bầy khỉ đang nghịch ngợm và tìm hiểu một con chuột lang nước thân thiện. Nguồn: Sina
Nguồn: Sina
Hiếm khi xảy ra nhưng có đôi lúc, những động vật xấu số bị loài khỉ bắt để chơi đùa sẽ có kết cục thảm hại, ví dụ như con thằn lằn xanh lá cây này, sau khi bị con khỉ chơi đùa chán chê đã trở thành thức ăn mặn cho loài linh trưởng.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Những điều kiêng kỵ của dân đi biển mà du khách nên nhớ
Khi đến thăm những vùng biển để tìm hiểu đời sống của ngư dân, du khách cần nhớ những điều kiêng kỵ sau để không bị đánh giá là kém hiểu biết.
Cuộc sống của ngư dân gắn liền với biển cả và những chuyến ra khơi đánh bắt cá. Vì thế từ xa xưa, ngư dân miền biển đã lưu truyền những điều kiêng kỵ với niềm tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Khách du lịch nếu đến thăm những làng chài ven biển, cũng cần cần lưu ý những điều kiêng kỵ để ứng xử phù hợp, tránh việc bị đánh giá là kém hiểu biết.
Với ngư dân, thuyền, lưới đánh cá là hai thứ quan trọng nhất nên được đặc biệt chú ý mỗi khi ra khơi. Theo báo Người lao động, nếu du khách muốn lên thăm thuyền của họ, nhớ tránh xa mũi thuyền. Ngư dân quan niệm chỉ có thuyền trưởng mới được phép bước đến mũi thuyền. Ngoài ra, cũng không ai được đặt chân lên cây xỏ - cây gỗ đóng trước mũi thuyền. Đây là nơi ngư dân đặt bàn cúng mỗi khi xuất bến và về bến. Theo văn hóa tâm linh, họ coi đây là nơi thiêng liêng nhất.
Ngư dân đi biển luôn ghi nhớ những điều kiêng kỵ. (Ảnh: Zing)
Ngư dân miền biển vốn chất phác và thân thiện. Họ thường không ngại chia sẻ với mọi người về cuộc sống ở làng chài. Tuy nhiên khi trò chuyện với ngư dân, đặc biệt khi đang đứng trên thuyền, du khách tránh nói những từ như như "lật", "úp", "chìm", "gãy", "đứt". Những từ này gợi liên tưởng đến những điều rủi ro.
Ngoài ra, không được gọi thẳng tên "cá voi", "cá heo" mà phải gọi là "cá ông", cũng không nhắc đến việc giết thịt hai loại cá này. Trong văn hóa tâm linh ngư dân vùng biển, cá voi và cá heo là hiện thân của thần Nam Hải. Nếu gọi thẳng tên như vậy là thất lễ, không thể hiện sự tôn kính, trân trọng. Nếu được ngư dân kể cho nghe những truyền thuyết về "cá ông", bạn nên lắng nghe một cách nghiêm túc, tuyệt đối không được cười.
Trước ngày ra khơi, thuyền trưởng và thuyền viên cũng nghiêm túc tuân theo những điều nên làm và không nên làm. Đêm trước khi lên thuyền rời bến, mọi người không được quan hệ tình dục. Nếu lỡ thì phải lội hoặc bơi một đoạn từ bờ ra nơi neo đậu, rồi mới được lên thuyền. Cách này được cho là gột rửa những điều không hay.
Đó là những điều kiêng kỵ khá phổ biến trong đời sống tâm linh của ngư dân vùng biển miền Trung, còn riêng với ngư dân Khánh Hòa, những điều kiêng kỵ trong đời sống sinh hoạt của họ cũng khá thú vị.
Trong cuốn Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, tác giả Lê Quang Nghiêm ghi lại như sau:
"Trước khi đi biển, ngư dân tránh nói những từ như con khỉ, con cọp, con rái hay tên gọi các loài cá, với niềm tin rằng sẽ tránh được điều xui xẻo.
Khi bưng thúng đựng lưới hay dây câu, không được chui qua võng, dây phơi quần áo, cũng không cho ai bước qua thúng, để tránh sự ô uế.
Khi mới ra ngõ đi biển, ngư dân tránh gặp người đầu tiên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khi rời bến ra khơi, trên đoạn đường khoảng 1km, tránh sự va chạm một ghe khác.
Nếu không đánh bắt được nhiều cá, ngư dân sẽ nhuộm lại lưới, làm phép xông hơi, dọn rửa ghe thuyền và bày lễ vật giải trừ xui xẻo".
Võ Khoa Châu - tác giả cuốn sách Vạn Ninh, Đất & Người cũng có nêu ra một số những điều cấm kỵ trong nghề đánh bắt cá của ngư dân. Họ kiêng để dao làm cá rơi xuống biển. Nếu không may làm rơi, phải làm một con dao khác bằng cây hoặc bằng giấy bìa, sơn vẽ giống như con dao thật. Sau đó làm lễ vái tạ, ném con dao ấy xuống nước.
Người có tang hay có vợ đang mang thai không bao giờ được là người đầu tiên vịn tay đẩy thuyền hoặc sương lưới. Ngoài ra, trong bữa ăn gia đình, không được lật nửa phần bên con cá đã ăn, và không được nói từ "lật", hàm ý tránh rủi ro bị lật thuyền khi ra khơi.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển hơn, cuộc sống cũng văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Nhưng những điều kiêng kỵ trên vẫn được ngư dân lưu giữ và thực hiện với mong muốn mỗi chuyến ra khơi đều bình an trở về, đánh bắt được nhiều sản vật, cuộc sống vì vậy mà ấm no hơn.
Theo thoidai.com.vn
Độc đáo bộ ảnh cận cảnh về khỉ mặt chó Những bức ảnh chụp cận cảnh loài khỉ mặt chó, một loài động vật hoang dã đầy thú vị khiến những người yêu động vật thích thú. Loài khi măt cho la môt loài động vât hoang dã hiên lanh nhưng đang trên bơ vưc tuyêt chung. (Theo Guardian) Hình ảnh con khi măt cho dao bươc trong khu rưng râm rap. (Theo...