Hideo Kojima – Từ chàng cử nhân kinh tế tới nhà làm game vĩ đại
Tên tuổi ông thường gắn liền với những thương hiệu game nổi tiếng như series Metal Gear, Snatcher hay Policenauts.
Hideo Kojima là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất trong làng game Nhật Bản ngày nay, bên cạnh bậc thầy Shigeru Miyamoto. Tên tuổi ông thường gắn liền với những thương hiệu game danh tiếng như series Metal Gear, Snatcher hay Policenauts.
Kojima được đồng nghiệp trong ngành cùng các fan hâm mộ đánh giá là nhà sáng tạo game vĩ đại với nhiều ý tưởng mới lạ cùng những cốt truyện game hấp dẫn và li kì.
Trước khi đến với làng game, Hideo Kojima đã từng có thời rất hứng thú với những gì liên quan đến văn hóa Mỹ, đặc biệt là hai mảng viết truyện và làm phim. Thực ra hồi còn trẻ, Kojima mong muốn trở thành một họa sĩ vẽ tranh minh họa, nhưng do thấy cảnh người chú họa sĩ nghèo của mình phải sống khá chật vật, nên ước muốn này đã sớm tan biến trong tâm trí chàng trai trẻ.
Những năm sau này, Kojima đã quyết định đặt chân vào làng game, dù sở học của ông ở trường cao đẳng là chuyên ngành kinh tế.
Mục tiêu ban đầu của Kojima là được đầu quân cho đội ngũ Nintendo”s Entertainment System, vì chính nơi đây đã châm ngòi cho những ý tưởng sáng tạo game của ông.
Nhưng sau nhiều lần tìm việc tại các hãng game Nhật Bản, dòng đời lại đưa đẩy ông trở về dưới trướng của Konami Entertainment. Tại đây, Kojima làm việc ở bộ phận MSX của hãng. Nhưng mọi sự cũng chẳng diễn ra suôn sẻ như mong đợi.
Video đang HOT
Những năm đầu làm việc tại Konami, có những lúc Kojima muốn từ bỏ nghiệp làm game của mình, bởi những ý tưởng ông đưa ra đều không được công nhận hoặc chú ý, trong khi khả năng lập trình của Kojima cũng chẳng được đánh giá cao.
Sau những tựa game đầu, tên tuổi của Kojima bắt đầu được biết đến đặc biệt với bản Metal Gearđầu tiên. Dự án này được trao lại cho Kojima từ tay một ngừơi đồng sự lâu năm. Do những giới hạn về phần cứng, việc phát triển game lúc bấy giờ gặp nhiều trở ngại đáng kể. Vì lý do này Kojima đã quyết định thay đổi lối chơi của game, tập trung hơn vào ý tưởng đào thoát của các tù nhân.
Metal Gear được ra mắt vào năm 1987 trên MSX2 tại Nhật Bản và châu Âu, nội dung game xoay quanh nhân vật chính vốn là đặc vụ của lực lượng đặc biệt mang mật danh Solid Snake. Nhiệm vụ chính của Snake trong game là phải vô hiệu hóa cỗ máy hủy diệt mang vũ khí hạt nhân tên gọi Metal Gear.
Tựa game này là một trong những tác phẩm sớm nhất đã góp phần định hình thể loại hành động lén lút, chú trọng vào việc lẩn tránh địch hơn là những trận chiến trực diện.
Tiếp đến là một tác phẩm cũng mang lại thành công không kém cho Kojima. Snatcher, tựa game phiêu lưu dựa trên chủ đề về cyberpunk. Do đứng trước những giới hạn về mặt thời gian, nhóm làm game dù không muốn vẫn phải bỏ qua đoạn cuối của kịch bản.
Snatcher được đánh giá cao do đã đẩy qua ranh giới của cách truyền tải câu chuyện trong game, cùng với những đoạn cắt cảnh đặc sắc và nội dung trưởng thành.
Sáu năm sau đó, thương hiệu Metal Gear đánh dấu sự trở lại với phần hai mang tên Metal Gear 2: Solid Snake trên MSX2, và tựa game tiếp tục thu được những thành công vang dội. Kể từ đây, Hideo Kojima cũng bắt đầu đạt đến đỉnh cao sự nghiệp của mình.
Liên tiếp những phiên bản tiếp theo của thương hiệu đã được công đồng game hoan nghênh nhưMetal Gear Solid 2: Sons of Liberty, Metal Gear Solid 3: Snake Eater, Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots và gần đây nhất là bản Peace Walker.
Kojima đã từng cho biết, quan điểm thiết kế game của ông chịu ảnh hưởng không ít từ Shigeru Miyamoto. Chính vì mối liên hệ này mà khi được Miyamoto đề nghị tái hiện bản Metal Gear dành cho hệ máy console của Nintendo, bản The Twin Snakes đã ra đời.
Mặt khác, việc làm phim cũng có ảnh hưởng quan trọng đến những tác phẩm của Kojima, tiêu biểu như cách lồng vào game những đoạn cắt cảnh để thể hiện câu chuyện. Cũng chính bởi điều này mà các tựa game của ông thường bị phê bình là giống như những bộ phim tương tác vậy, dù rằng nội dung của chúng thì hết sức xuất sắc.
Trong một lần phát biểu trước công chúng, Kojima đã không ngần ngại khi thừa nhận: “Nếu 70% cơ thể con người là nước thì game của tôi 70% là phim”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Sếp sòng' làng game quây quần tại ChinaJoy 2011
Những người đứng đầu các hãng game lớn của Trung Quốc tập trung chụp ảnh lưu niệm trước giờ khai mạc lễ hội game lớn nhất châu Á.
ChinaJoy 2011 sẽ được tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc) từ 28 đến 31/7. Theo Howell Expo, đơn vị tổ chức ChinaJoy 2011, sự kiện này sẽ gồm 2 phần chính B2C (doanh nghiệp với khách hàng) và B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Trong phần B2C, một loạt các nhà phát triển và phát hành game lớn của Trung Quốc sẽ trưng bày những sản phẩm mới nhất của họ đến khách tham quan. Phần tiếp theo B2B sẽ tập trung vào màn giao lưu và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp game.
Ông Tony Park, Phó giám đốc The9.
Bên trái: Bà Liu Wei, Chủ tịch Giant Interactive. Bên phải: Ông Alan Tan, Giám đốc Shanda Games.
Ông Frank Pearce, Phó chủ tịch Blizzard Entertainment.
Bên trái: Ông Tao Wang, Giám đốc Sohu ChangYou. Bên phải: Ông Lucas Liu, Giám đốc NetDragon.
Ông Ding Lei (áo sọc), Giám đốc NetEase, hãng game lớn thứ 2 Trung Quốc sau Tencent. Tất cả CEO của các hãng game được trao tay một thú nhồi bông hình chim cánh cụt, biểu tượng phần mềm chat QQ nổi tiếng của hãng Tencent, để chụp ảnh lưu niệm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng game online Việt xuất hiện bí ẩn mới Dự án có tên viết tắt Bí mật VĐR và khẳng định sẽ cho game thủ gặp gỡ "hot girl" Angela Phương Trinh. Chiều 26/7, thành viên Minhviet38 đăng tải trên một số diễn đàn game Việt thông tin về sự kiện Mùa hè sôi động - Đoán game nhận quà. Tuy nhiên, anh này không đề cập đây là sự kiện từ...