Hi hữu: Xiaomi giao Mi 9 bị lỗi không có đèn flash cho người dùng
Khá bất ngờ, chiếc Xiaomi Mi 9 “phiên bản đặc biệt” này chỉ có 3 camera ở mặt lưng và thiếu đèn flash LED.
Xiaomi vừa ra mắt mẫu flagship Mi 9 trước thềm sự kiện MWC 2019 diễn ra vào tháng trước. Chiếc điện thoại này sở hữu thiết kế đẹp mắt, cấu hình phần cứng mạnh mẽ và đặc biệt là hệ thống 3 camera 48MP đặt dọc cùng đèn flash LED ở mặt lưng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Xiaomi Mi 9 đã trải qua hai đợt mở bán và đều cháy hàng chỉ vài giây sau khi lên kệ. Thậm chí, có nhiều người dùng còn vật lộn “săn sale” nhưng cũng không mua nổi một chiếc Mi 9 do hết hàng quá nhanh.
Trên thực tế, không phải bất cứ ai đặt hàng thành công mẫu flagship này cũng là người may mắn. Bạn sẽ phản ứng thế nào khi mua một chiếc điện thoại hoàn toàn mới và phát hiện ra rằng nó thiếu một thứ gì đó, ví dụ như cổng sạc, phím vật lý hay thậm chí là đèn flash LED?
Vâng, mặc dù nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây hoàn toàn không phải một câu hỏi cho vui. Hôm nay, một cô gái người Trung Quốc vừa nhận được chiếc Xiaomi Mi 9 hoàn toàn mới của mình sau thời gian dài chờ giao hàng và chợt nhận ra rằng nó không có đèn flash LED.
Video đang HOT
Chiếc Xiaomi Mi 9 “đặc biệt” này thậm chí còn chẳng có “lỗ khoét” để đặt đèn flash LED.
Cô gái không may mắn nói trên đã ngay lập tức đăng tải ảnh chụp chiếc Mi 9 không đèn flash LED của mình lên mạng xã hội Weibo. Kì lạ đến nỗi mặt lưng của máy còn chẳng có bất kì “lỗ khoét” nào để đặt đèn flash LED. Tất cả những gì mà bạn có thể nhìn thấy trên mặt lưng này là tông nền màu đen, cụm 3 camera và logo Mi màu trắng ở bên dưới.
Cảm thấy bị lừa, cô gái này đã tag luôn cả một số quản lý cấp cao của Xiaomi vào bài viết của mình. Ngay sau đó, Xiaomi đã sử dụng tài khoản chăm sóc khách hàng để trả lời bình luận và nói rằng họ đã gửi tin nhắn riêng tư cho cô. Tất nhiên, cô chắc chắn sẽ được thay thế một chiếc Mi 9 khác và có thể còn được bồi thường.
Mặt trước thì hoàn toàn bình thường…
… tuy nhiên mặt sau lại chẳng có đèn flash LED.
Hiện tại, vẫn chưa rõ đây là trường hợp duy nhất hay còn có người dùng nào khác gặp phải vấn đề tương tự. Rõ ràng, Xiaomi cần phải cẩn trọng hơn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Việc xuất hiện một sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất hàng loạt là điều bình thường, tuy nhiên công ty cần phải rà soát kĩ lưỡng hơn để đảm bảo rằng chúng không bị gửi nhầm tới tay người sử dụng.
Theo Genk
Cách chấm còn nhiều lỗ hổng của DxOMark là lý do vì sao camera Xiaomi Mi 9 lại có thể được điểm cao đến vậy
Do những cài đặt gốc của Mi 9 được đặt rất cao, nên sản phẩm này có điểm vượt trội so với các smartphone khác trên thị trường.
Cách thức thử nghiệm camera của DxOMark không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng vẫn được mọi người khen ngợi vì có sự công bằng, trở thành một nguồn đánh giá đáng tin cậy cho những ai cần tìm một smartphone với khả năng chụp hình tốt. Nhưng bài đánh giá của sản phẩm Xiaomi Mi 9 đã là nhiều người khó hiểu, khi sản phẩm này được định mức ở phân khúc tầm trung, nhưng lại qua mặt rất nhiều dòng máy có giá bán gấp 2, gấp 3 ở hạng mục video, vậy điều gì đã xảy ra?
Và câu trả lời đã được hãng công bố, khi các sản phẩm khác được thử ở chế độ quay Full-HD, còn Xiaomi Mi 9 lại được thử ở 4K.
"Điểm quay video cao thất thường của chiếc Mi 9 có thể lí giải bằng việc hãng cho phép người dùng quay video ở độ phân giải 4K một cách mặc định, còn các hãng khác sẽ đều đặt ở độ phân giải 1080p. Người dùng muốn quay 4K sẽ phải phần cài đặt và chỉnh lại."
Khi nhìn vào các hãng mục, ta thấy Mi 9 có điểm độ chi tiết cao tới 70 điểm, tức vượt mặt Samsung Galaxy S10 với chỉ 56 điểm và Mate 20 Pro với 58 điểm, đơn giản vì 4K có độ nét cao hơn gấp 4 lần so với Full-HD.
Điểm đánh giá của chiếc Xiaomi Mi 9
DxOMark luôn thử mọi smartphone ở chế độ mặc định, nhằm tăng tính công bằng và tăng tốc độ các bài test. Và đây chính là nguyên nhân tại sao Mi 9 lại có điểm cao như vậy, không phải vì chất lượng camera của nó vượt trội so với các hãng khác, mà Xiaomi đã thực hiện 'thủ thuật' phần mềm.
DxOMark nói rằng Mi 9 có "khả năng quay video rõ nét nhất trên thị trường", nhưng nếu như các smartphone khác cũng được thử quay ở 4K thì kết quả sẽ không còn được giữ nguyên như vậy. Điều đáng tiếc là ta sẽ không thể biết được chắc chắn, vì tất cả các smartphone khác đều được trang này thử ở độ phân giải thấp hơn. Việc quay video 4K sẽ làm dung lượng bộ nhớ của máy hết nhanh hơn cũng như giới hạn máy trong việc quay Slow-motion, nên các hãng thường chọn giải pháp để máy quay mặc định ở độ phân giải Full-HD.
Phương pháp thử nghiệm của DxOMark cũng có những lỗ hổng trong vấn đề chụp ảnh nữa, khi có những sản phẩm có khả năng chụp hình đặc biệt như 'Night Sight' và camera góc siêu rộng, đều không được mở một cách mặc định. DxOMark quả thực sẽ phải có những thay đổi trong tương lai, để tăng tính chính xác trong những bài thử nghiệm của mình.
Theo Genk
CEO Lei Jun: Smartphone Xiaomi trong tương lai sẽ có giá đắt hơn Đây chính là những nỗ lực của Xiaomi nhằm loại bỏ những định kiến về một nhà sản xuất smartphone giá rẻ. Sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) vào năm ngoái, đã có nhiều thông tin về việc Xiaomi sẽ phải tăng giá thành các thiết bị smartphone của mình nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Ngay sau...