Hi hữu: đi lừa đảo bitcoin, bị chuyên gia lừa lại
Ben Perrin là một chuyên gia về tiền mã hóa và là chủ nhân của một show hướng dẫn nghiên cứu bitcoin trên YouTube. Cứ nhìn vào kênh YouTube và các trang mạng xã hội khác của anh là biết.
Chỉ cần xem video của Ben 10 giây thôi, bạn sẽ thấy anh có kiến thức ra sao về các loại tiền điện tử, và bỏ ra 30 giây để xem toàn bộ danh mục video Ben từng đăng tải, bạn sẽ thấy anh này từng tung ra một vài video về nạn lừa đảo bitcoin. Vậy nên quả là ngạc nhiên khi có một tên lừa đảo bitcoin tìm cách lừa đảo Ben thông qua tài khoản Instagram, và thậm chí còn gửi cho anh này một ít bitcoin của chính hắn để làm tin nữa!
Vụ việc hi hữu này được Ben đăng tải trên blog hôm thứ 2 tuần qua. Trong đoạn hội thoại giữa anh và tên lừa đảo, Ben đã lật ngược thế cờ và thuyết phục tên lừa đảo gửi cho mình 50 USD – số tiền này đã được Ben chuyển cho quỹ từ thiện.
“Sáng hôm đó, tôi thức dậy và thấy một tin nhắn từ một kẻ rõ ràng là lừa đảo, hứa hẹn sẽ mang lại cho tôi cả gia tài nếu tôi cho hắn vài bitcoin” – Ben viết. “Thay vì bảo tên này quên đi, tôi dùng Photoshop, tìm một vài giao dịch ngẫu nhiên, và dụ dỗ tên này để dạy cho hắn một bài học”.
Tên lừa đảo nói với Ben rằng sẽ giúp khoản đầu tư bitcoin của anh tăng gấp đôi giá trị trong vòng 24 giờ (ảnh trên). Ben giả vờ ngây thơ và tỏ ra thận trọng. Anh này photoshop một bản báo cáo ví bitcoin, sau đó đề nghị tên lừa đảo gửi cho anh ít tiền để thử xem có sai sót gì không.
Video đang HOT
Khi tên lừa đảo từ chối, Ben giả vờ nói rằng vừa có một người khác tên “Stu Reid” liên hệ với anh để đưa ra lời mời tương tự. Ben nói với tên lừa đảo là “Stu” đã gửi cho anh một khoản tiền làm tin khiến tên này tin sái cổ và quyết định gửi cho anh một khoản tiền tương tự, hi vọng sẽ hớt được tay trên của gã “Stu” lạ hoắc kia trước khi gã bòn sạch số bitcoin của Ben.
“Tôi nói là tôi rất vinh dự được đầu tư 20.000 USD với họ nếu họ gửi lại cho tôi 100 USD thôi, rồi sau này tôi sẽ gửi trả lại họ, chỉ để đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp thôi mà” – Ben nói.
Tên lừa đảo cuối cùng đồng ý gửi cho Ben một nửa số tiền đề nghị – tức 50 USD. Nhận tiền xong, Ben mới tiết lộ là anh đã lừa lại tên lừa đảo và anh đã mang số tiền hắn vừa gửi đi làm từ thiện rồi.
Trang tin CBS News xác nhận rằng Ben đã nhận được khoản tiền và gửi sang cho Bitcoin Venezuela – một tổ chức sử dụng tiền mã hóa để hỗ trợ nhân đạo.
Ben Perrin là một chuyên gia về tiền mã hóa nổi tiếng thế giới
Ben nói anh không hề có dự định tiếp tục lừa mấy gã lừa đảo – anh chỉ nhân cơ hội này để chỉ dẫn cho những người mới tham gia vào cuộc chơi đầy phức tạp này cách tránh bị lừa mà thôi.
Theo GenK
Google Chrome hiện có thể chặn tải xuống các phần mềm độc hại
Chương trình bảo vệ nâng cao (APP) của Google sẽ cung cấp cho người dùng thêm một lớp bảo vệ bổ sung trong Chrome để ngăn chặn các lượt tải xuống có nguy cơ gây hại.
Sau khi kích hoạt Chrome Sync (công cụ lưu dấu trang, mật khẩu và thông tin khác vào tài khoản Google) những người sử dụng APP sẽ thấy cảnh báo nếu họ cố tải xuống các phần mềm có khả năng gây nguy hiểm. Trong một số trường hợp, Chrome có thể sẽ chặn hoàn toàn việc tải xuống.
APP được phát triển dành cho những người như chính trị gia hay CEO có tỉ lệ bị tấn công tài khoản Google nhiều hơn so với người dùng web thông thường. Tuy nhiên, bất cứ ai đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư của họ đều có thể đăng kí sử dụng tính năng này.
Bản thân dịch vụ này là miễn phí, nhưng trước tiên người dùng cần mua và đăng kí hai khóa bảo mật cứng (một khóa chính và một bản sao lưu) để có thể bảo vệ tài khoản của họ bằng xác thực hai yếu tố. Khóa cứng là một tuyến phòng thủ quan trọng giúp chống lại các cuộc tấn công lừa đảo, bởi không chỉ xác minh danh tính của bạn, mà còn của các trang web hoặc dịch vụ mà người dùng đang cố gắng truy cập.
Bản cập nhật APP xuất hiện chỉ vài ngay sau khi Google tung ra khóa bảo mật Titan của công ty ở Anh, Pháp, Canada và Nhật Bản. Khóa này trước đây chỉ có sẵn ở Mỹ, nơi Google sử dụng để giúp bảo vệ tài khoản cho nhân viên của họ.
Những người có quyền truy cập thông tin nhạy cảm (như nhân viên Google) thường bị tấn công lừa đảo vì các email của họ có chứa thông tin cá nhân và đến từ bạn bè hoặc đồng nghiệp. Liên kết trong các email này đưa người được nhắm mục tiêu đến trang đăng nhập giả mạo nơi mà tên người dùng và mật khẩu nhập vào sẽ được gửi cho kẻ xấu. Google tuyên bố rằng kể từ khi giới thiệu khóa mới, không có cuộc tấn công lừa đảo nào diễn ra thành công khi nhắm vào nhân viên của họ.
Theo Nghe Nhìn VN
'Gian thương' khắp Internet, cướp đi việc làm hàng triệu người Đến năm 2022, giá trị của hàng giả được dự đoán đạt 2.800 tỷ USD, cướp đi 5,4 triệu việc làm. Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử bị người dùng liên tục phàn nàn vì sự tràn lan của hàng giả, nhái, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm. Đồng thời, hàng giả cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến...