Hi hữu cụ ông sáng mắt, hết câm sau 20 năm bất hạnh
Sau cơn ngất, cụ ông bỗng… đứt dây nói và sống kiếp mù lòa đến khoảng 20 năm mới trở lại bình thường cũng sau cơn ngất bất ngờ.
Đã gần 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Bé (hay còn gọi Bé “câm”; ngụ phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) vẫn còn đủ sức làm những công việc nặng nhọc trong gia đình. Nhìn hình ảnh ông Bé hiện tại, không ai nghĩ rằng lão nông này từng trải qua căn bệnh hy hữu trong cuộc đời.
Ông Nguyễn Văn Bé chăm sóc vườn tược nhà mình
Theo đó, năm 27 tuổi, trong một lần đi làm thuê, ông Bé bỗng dưng cảm thấy mệt rồi ngất tại chỗ làm. Dù được cấp tốc chuyển đến bệnh viện nhưng vài hôm sau thì ông Bé không nói chuyện được nữa. “Bác sĩ bảo rằng ông ấy bị… đứt dây nói rồi, không nói chuyện được nữa đâu” – bà Mai Thị Dẻ (vợ ông Bé) nhớ lại.
Từ đây, gia đình ông Bé đưa ông đi trị khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm, đành trở về nhà chịu kiếp… câm.
Làm sách cỏ vườn để chuẩn bị đón Tết
Khoảng 20 năm sau, một biến cố tiếp tục ập đến với cụ ông này. Đó là việc tự nhiên đôi mắt của ông không thấy đường nữa, dù người khác nhìn vào vẫn thấy đôi mắt của ông bình thường. Do vậy, không ít người cho rằng ông Bé giả đò chứ làm gì có chuyện câm, mù. Nghe qua những câu nói ác ý ấy, bà Dẻ chỉ biết nhìn chồng mà khóc.
Hoảng hốt vì mình bị câm và mù đột ngột nhưng vì kinh tế quá eo hẹp, phần thì bác sĩ lại “bó tay” nên ông Bé “câm” đành phải chấp nhận kiếp sống mù lòa, chẳng nói chuyện được; mọi sinh hoạt dù nhỏ nhất điều trở nên vô cùng khó khăn đối với ông. Mỗi lần muốn trò chuyện, cụ ông này phải dùng giấy và viết để lần mò viết ra từng nét chữ như đứa trẻ mới tập viết.
Tự tay ông chẻ củi để chuẩn bị nấu bánh tét dịp Tết cổ truyền sắp tới
Video đang HOT
Những tưởng số phận đã sắp đặt cho ông một cuộc đời bất hạnh, phải sống trong câm lặng và tăm tối. Thế nhưng, đến năm 2001, điều kỳ diệu bất ngờ xuất hiện khiến ông Bé và gia đình vỡ òa hạnh phúc. “Tự nhiên đang bình thường thì ổng bất tỉnh đâu khoảng 20 phút. Lúc tỉnh lại, đôi mắt ổng sáng bừng lên, thấy rõ từng người đang đứng vây quanh mình. Rồi ổng mở thật to cái miệng để hỏi “chuyện gì mà bà con đến đông thế này?” khiến tất cả mọi người ai cũng ngạc nhiên, vui sướng” – bà Dẻ kể lại.
Đôi vợ chồng già tỏ ra rất vui sướng, hạnh phúc trong những ngày giáp Tết
Từ ngày đó đến nay, sức khỏe của ông Bé tốt hẳn lên. Cụ ông này có thể làm được nhiều công việc nặng mà trai tráng cũng phải thán phục.
Những ngày này, vợ chồng ông Bé đang tất bật dọn dẹp vườn tược, nhà cửa để chuẩn bị đón cái Tết cổ truyền trong niềm vui, niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng già.
Ông Bé và những người bạn già uống trà, kể lại chuyện cụ ông sáng mắt, hết câm rất hi hữu
Ông Nguyễn Văn Huệ, hàng xóm của ông Bé, cho rằng đúng là chuyện hi hữu. “Ông ấy bất ngờ bị câm và mù khiến nhiều bác sĩ không chẩn đoán ra bệnh. Vậy mà bất ngờ đã khỏe trở lại bình thường. Đúng là kỳ diệu” – ông Huệ nói.
Theo Công Tuấn – Châu Lê
Người lao động
Hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản đối ngày cuối tuần
Cùng với hai "điểm nóng" ở Cần Thơ và Sóc Trăng, trạm BOT Sông Phan qua tỉnh Bình Thuận cũng bị các tài xế phản ứng quyết liệt.
Các tài xế đậu xe không chịu mua vé. Ảnh: Tư Huynh.
Sáng 13.1, nhiều tài xế đậu xe ngay trạm BOT Sông Phan không chịu mua vé để phản đối việc thu phí. Họ cho rằng, Bộ Giao thông chỉ xem xét phương án giảm mức phí cho xe không kinh doanh của người dân lân cận trạm là không hợp lý.
"Đúng ra dân địa phương phải được giảm miễn phí 100% qua trạm, nhưng giờ chỉ giảm 50% thôi. Dân không đồng tình việc thu phí", ông Bùi Văn Phương, người dân xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam bức xúc.
Trước diễn biến phức tạp, gần trưa UBND tỉnh Bình Thuận đã buộc BOT Sông Phan phải xả trạm để đảm bảo an ninh trật tự. Đến 11h, trạm đã thu phí trở lại. Nhưng sau đó 30 phút, các tài xế tiếp tục dừng ôtô gây ách tắc quốc lộ 1A.
CSGT, cảnh sát cơ động có mặt hiện trường cùng các lực lượng chức năng phân luồng giao thông, ổn định tình hình. Đến hơn 12h, trạm tiếp tục xả cửa cho xe qua miễn phí.
BOT Sông Phan thu phí cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 dài 113km từ Đồng Nai đến TP.Phan Thiết với kinh phí trên 2.000 tỷ đồng. Dự án do Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư. Trạm bắt đầu thu phí đầu năm 2015, giá vé 35.000 - 180.000 đồng, thời gian thu hơn 22 năm.
Hơn 6 tháng trước, tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị giảm vé đối với các chủ ôtô tại địa phương vì họ chỉ đi vài km nhưng phải đóng phí cả tuyến là bất hợp lý.
Hồi tuần trước, hàng chục tài xế địa phương cũng dàn xe phản đối trạm buộc chủ đầu tư xả phạm. Lãnh đạo BOT Sông Phan đã đối thoại với người dân địa phương, hứa đề xuất với Bộ Giao thông giảm giá vé.
Mới đây, Bộ đã đồng ý giảm 50% giá vé cho các chủ xe có hộ khẩu xã Hàm Minh và Hàm Cường (trong bán kính 5km quanh trạm) không kinh doanh. Đối với những xe kinh doanh giảm 40%, riêng xe buýt được miễn phí.
Tình trạng phản đối thu phí của giới tài xế khiến tuyến quốc lộ 1 qua các trạm BOT ngày cuối tuần bị ùn tắc. Ảnh: Tư Huynh.
Đường về miền Tây liên tục ùn tắc ở ba trạm thu phí
Tại BOT Sóc Trăng, dù chủ đầu tư đã miễn, giảm phí cho các chủ xe lân cận trạm, tuy nhiên hai ngày qua các tài xế tiếp tục phản ứng, khiến giao thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành ùn tắc, tình trạng đóng - xả trạm tái diễn liên tục. Các tài xế cho rằng trạm đặt sai vị trí, khi chủ đầu tư chỉ làm tuyến tránh nhưng thu phí cả quốc lộ.
Trước đó, Công ty BOT Sóc Trăng đã giảm giá 100% cho xe buýt, và các ôtô có địa chỉ tại các xã An Hiệp, Thuận Hòa và thị trấn Châu Thành; riêng ôtô không sử dụng kinh doanh được giảm giá vé 50% (trường hợp đặt biệt giảm 100%), các loại phương tiện khác giảm 20%.
Cũng như BOT Sóc Trăng, nhiều ngày qua hàng trăm tài xế đồng loạt dừng xe phản ứng mức thu phí của trạm BOT T1 quốc lộ 91 (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ), vì cho rằng Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang chậm trễ giảm phí cho các xe trong phạm vi 5km.
Sáng nay, các tài xế dừng ôtô chiếm hết 3 làn xe hướng từ Cần Thơ đi An Giang, đòi gặp người có thẩm quyền của trạm để đối thoại. Chủ đầu tư buộc xả trạm nhưng nhiều tài xế vẫn không chịu đi. Tình trạng căng thẳng kéo dài gần 2 giờ khiến kẹt xe kéo dài khoảng 5km.
"Hàng hóa trên xe tôi phải đi giao cho khách, kẹt xe thế này người ta cắt hợp đồng thì sao. Tôi mong chính quyền và chủ đầu tư phải có giải pháp khắc phục triệt để", tài xế Nguyễn Thanh Tấn ở TP.Cần Thơ bức xúc.
Lực lượng CSGT được điều động đến giải quyết ùn tắc bằng cách cho các xe di chuyển qua làn hai bánh. Đại diện Sở Giao thông TP.Cần Thơ cũng đến hiện trường, lắng nghe ý kiến của các tài xế và hứa sẽ giải quyết chính sách miễn giảm phí sớm nhất trong khả năng cho phép.
Tình trạng hỗn loạn ở BOT T1 trên quốc lộ 91 (Cần Thơ đi An Giang) sáng nay. Ảnh: Cửu Long.
Cách đó hơn 30km, trạm thu phí BOT T2 cũng bị giới tài xế phản ứng, khiến Quốc lộ 91, đoạn qua trạm này thường xuyên bị ùn tắc giao thông.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông, khoảng cách hai trạm này không đúng quy định, nhưng do xe đã trả phí tại trạm T1 thì không bị thu phí khi qua trạm T2 (và ngược lại) nên vẫn chấp nhận được.
Trạm thu phí BOT T1 đặt tại quận Ô Môn và trạm T2 đặt tại quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ nhằm thu phí đầu tư, mở rộng quốc lộ 91 với mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Hai trạm này bắt đầu thu phí vào năm 2016, mức phí 35.000 -200.000 đồng, thời gian thu hơn 23 năm.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trên quốc lộ 1 trạm thu phí BOT đang bủa vây. Cụ thể, từ TP.Cần Thơ xuống Bạc Liêu với cự ly khoảng 100 km nhưng có tới ba trạm thu phí BOT. Đó là trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đặt tại quận Cái Răng, TP.Cần Thơ; trạm BOT Sóc Trăng; trạm BOT Bạc Liêu.
Trước đó, trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp cũng bị hỗn loạn nhiều ngày, giao thông ách tắc nghiêm trọng, khi các chủ xe địa phương phản đối việc thu phí quyết liệt. Chủ đầu tư đã phải liên tục xả trạm, giảm phí để "hạ nhiệt".
Theo Nhóm phóng viên (VNE)
Thủ tướng giao Bộ GTVT kiểm tra, đánh giá lại vị trí đặt trạm T2 Liên quan việc các tài xế phản ứng khi qua trạm thu phí T2, ông Lư Thành Đồng - Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ - cho biết: "Ngành tham mưu cho UBND thành phố có đề xuất mở đường tránh trạm T2". Trong khi đó Giám đốc Sở GTVT An Giang cho biết Thủ tướng đã giao Bộ GTVT đánh giá...