Hi hữu cặp song sinh chào đời còn nguyên trong bọc ối
Trong quá trình mổ, kíp bác sĩ hoàn toàn bất ngờ khi cặp song sinh ra đời với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh trẻ.
Ngày 27/9, bác sĩ Đỗ Duy Long, khoa Hỗ trợ Sinh sản ( BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, BV vừa thực hiện thành công ca đỡ cho sản phụ Nguyễn Thị T. (33 tuổi, ở Quảng Ninh). Đặc biệt, sản phụ mang song thai và cả hai em bé còn nguyên trong bọc ối khi chào đời.
Trước đó, sản phụ nhập viện trong tình trạng song thai 36 tuần, xuất hiện đau bụng cơn. Đến 21h55 ngày 23/9, thai phụ xuất hiện tình trạng ối vỡ non nên được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai.
Cặp song sinh chào đời còn nguyên trong bọc ối
Trong quá trình mổ, kíp bác sĩ hoàn toàn bất ngờ khi cặp song sinh ra đời với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh trẻ.
Theo bác sĩ Long, đây là một trong những ca sinh hiếm gặp còn giữ nguyên cả bọc ối khi ra khỏi bụng mẹ. Bởi thông thường, túi ối sẽ bị vỡ dưới tác dụng của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc khi có tác động của dao mổ.
Ngay sau đó, các bác sĩ nhanh chóng, cẩn thận rạch túi nước ối đưa em bé ra để tránh ngạt và tiến hành cắt dây rốn.
Em bé sinh ra hồng hào, khỏe mạnh
Theo quan niệm dân gian, sinh bọc điều là dấu hiệu của may mắn. Những đứa trẻ đặc biệt này sẽ luôn được số phận bảo vệ, che chở suốt cuộc đời giống như túi nước ối bao bọc cho chúng suốt thai kỳ. Về mặt sản khoa, khi thai nhi được “sinh mổ bọc điều”, thai nhi đã được che chở suốt quá trình phẫu thuật bởi nước ối mà không bị sang chấn.
Video đang HOT
Hai bé đang được y, bác sĩ đeo số vào cổ tay
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Thai nhi mắc hội chứng truyền máu song thai, các bác sĩ đã làm một việc không tưởng để cứu sống cả 2 bé
Nhờ cách chữa trị có phần kỳ lạ này mà hiện giờ 2 bé đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm và tiếp tục phát triển bình thường trong bụng mẹ.
Bà mẹ trẻ Harriet Alderman, 21 tuổi, đến từ Cardiff (Anh) khi mang thai ở tuần thứ 22 đã được các bác sĩ cảnh báo rằng 2 con song sinh trong bụng cô mắc hội chứng truyền máu song thai (TWIN-TWIN TRANSFUSION SYNDROME - TTTS), hội chứng này khiến cho máu chảy không đều giữa hai bé và các con của cô chỉ có 5-10% cơ hội sống sót, trừ khi cô trải qua quá trình cắt bỏ bằng laser.
"Lúc siêu âm ở tuần thứ 20, mọi thứ vẫn ổn nhưng chỉ 2 tuần sau thì tất cả đã thay đổi. Tôi đã nghe về hội chứng truyền máu song thai rồi. Tôi biết một người mẹ cũng bị như thế và kết quả thật tồi tệ, cặp song sinh của cô ấy đã qua đời. Vì vậy tôi biết chuyện gì sẽ xảy đến với mình, điều này khiến tôi khóc nấc lên.
Bác sĩ nói với tôi rằng các bé bị hội chứng này ở giai đoạn 3, điều đó có nghĩa là nó bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng tim của Hayze, vì con là đứa trẻ nhận (recipient twin) nên nhận được nhiều máu hơn. Còn Hugo là đứa trẻ tặng (donor twin) thì không nhận đủ chất dinh dưỡng", cô Harriet cho hay.
Cô Harriet trước đó có một thai kì bình thường nhưng lần siêu âm ở tuần thứ 22 các bác sĩ phát hiện cặp song sinh trong bụng cô mắc hội chứng truyền máu song thai.
Bức ảnh siêu âm của 2 bé.
Thông tin này đã khiến bà mẹ trẻ vô cùng tuyệt vọng, nhưng vì muốn các con của mình có thể sống, cô vẫn quyết định làm phẫu thuật. Điều này liên quan đến việc niêm phong các mạch máu bất thường trên nhau thai để ngắt kết nối giữa chúng vĩnh viễn. Các bác sĩ cũng cảnh báo ca phẫu thuật chỉ nâng khả năng sống sót của cặp song sinh lên 30% và nếu có sống thì 2 bé có nguy cơ bị tổn thương não vĩnh viễn.
Vì bà mẹ trẻ đã đồng ý làm phẫu thuật nên được chuyển đến Bệnh viện Đại học Trung tâm Luân Đôn. Sau khi trải qua các thủ tục, cô đã được gây tê cục bộ trước khi phẫu thuật. Và trong suốt ca phẫu thuật, bà mẹ này vẫn hoàn toàn có ý thức, các bác sĩ đã rạch vết mổ ở bụng cô, trước khi đặt ống nội soi vào tử cung và Harriet có thể thấy hình ảnh của các con mình được chiếu lên màn hình:
"Tôi có thể nhìn thấy bàn chân và những móng chân bé xíu của các con, khi nghĩ đến việc chúng không biết bản thân đang đang trải qua chuyện gì, tôi thực sự rất buồn. Tôi đã khóc rất nhiều và bụng của tôi di chuyển lên xuống. Các bác sĩ nhắc rằng phải giữ yên người nên tôi nhắm mắt và cố giữ bình tĩnh", cô Harriet nhớ lại quá trình phẫu thuật.
Cô Harriet bên 2 con trai Hugo và Hayze lúc mới sinh.
Sau khi các mạch máu bất thường được niêm phong, các bác sĩ đã rút 2 lít nước ối thừa để giảm áp lực cho bé Hayze. Sau cuộc phẫu thuật, cả 2 vợ chồng ngồi chờ trong phòng hồi sức và rất lo lắng. Hai giờ sau, cô Harriet được siêu âm để xem cặp song sinh có sống sót hay không?
"Các con vẫn có nhịp tim, nhưng tôi được cảnh báo rằng mọi thứ vẫn có thể chuyển biến xấu là cặp song sinh có thể bị sốc và tử vong. Các bác sĩ cũng cho biết nếu các con vẫn còn sống sau 2 tuần thì có thể sẽ vượt qua được thai kỳ này.
Mỗi ngày, tôi đều lo lắng và xúc động. Tôi đã chạm tay vào bụng để cố gắng làm các con chuyển động. Đó là 2 tuần tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Mọi người cố gắng khiến tôi cảm thấy tốt hơn bằng cách nói những câu như: "Nếu vẫn còn một đứa sống sót thì cô nên biết ơn về điều đó". Thế nhưng tôi yêu cả 2 đứa như nhau, tôi muốn cả 2 con đều sống sót và khỏe mạnh".
Tình hình sức khỏe hiện tại của 2 bé đã khá hơn nhiều.
2 tuần sau mọi chuyện đều ổn và cả gia đình cô Harriet đã mừng đến rơi nước mắt. Bà mẹ này cũng được siêu âm một lần nữa sau tuần thứ 30 để kiểm tra xem liệu các bé có dấu hiệu bị tổn thương não hay không? Nhưng may mắn là mọi chuyện không có gì để lo lắng cả.
Tuy nhiên, sự nhẹ nhõm của cô chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn khi ở tuần thứ 33, trong một lần siêu âm lại cho thấy dấu hiệu truyền máu song thai đang quay trở lại. Harriet đã được bác sĩ đưa vào phòng phẫu thuật khẩn cấp tại Bệnh viện Singleton để mổ lấy 2 bé ra. Bé Hugo chào đời nặng 2,2kg, còn bé Hayze ra đời 3 phút sau, nặng 1,6kg.
Nhớ lại khoảnh khắc sinh con, bà mẹ trẻ cho biết : "Lúc chào đời Hugo đã khóc thét lên và tôi nhớ mình đã nghĩ rằng: "Ôi trời ơi, con đang thở". Đó là tiếng ồn hạnh phúc nhất tôi từng nghe và điều này khiến tôi bật khóc. Tiếp đấy đến lượt Hayze và con cũng cất tiếng khóc to. Mọi chuyện cứ như là một phép màu vậy.
Lúc đó trong phòng sinh có khoảng 30 người, tất cả đều sẵn sàng cho tình huống xấu nhất nhưng sau khi kiểm tra cặp song sinh, họ đã đặt các con lên ngực tôi. Giây phút đấy tôi đã ôm các con thật chặt".
Ngay chính các bác sĩ cũng bất ngờ vô cùng trước khả năng sống sót kiên cường của các bé: "Mọi người nói rằng các bé cần được chăm sóc đặc biệt trong vòng 3 tháng, nhưng Hugo hoàn toàn không cần chăm sóc đặc biệt và Hayze chỉ ở đó 3 ngày, sau đó thì con được quay trở lại phòng hộ sinh".
10 ngày sau khi cặp song sinh chào đời, cặp vợ chồng đã được phép đưa các con trở về nhà.
"Chân của Hayze có cùng kích thước với ngón tay út của tôi. Trông con như một chú chim nhỏ. Sau khi các con được sinh ra, chúng tôi cứ lo rằng sẽ có điều gì đó không ổn nhưng mỗi ngày qua đi các con lại càng mạnh mẽ hơn", bà mẹ trẻ hạnh phúc cho biết.
Hội chứng truyền máu song thai là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra ở những cặp song sinh khi thai nhi cùng chia sẻ một nhau thai.
Các kết nối mạch máu bất thường hình thành trong nhau thai và ngăn máu chảy đều giữa các em bé. Khi mắc phải hội chứng truyền máu song thai, một em bé sẽ nhận được quá nhiều máu, còn em bé còn lại sẽ nhận được quá ít máu. Nếu không điều trị, hội chứng truyền máu song thai có thể khiến các bé tử vong.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Người ăn thịt hay ăn chay sống lâu hơn và tranh luận của các nhà khoa học Sau khi nghiên cứu trên nhiều cặp song sinh giống hệt nhau, các nhà khoa học đã ước tính gen chỉ ảnh hưởng không quá 30% thời gian sống của con người. Do đó, yếu tố lớn nhất kiểm soát tuổi thọ của một người là môi trường. Chế độ dinh dưỡng là tiêu điểm của các cuộc tranh luận và nghiên cứu....