Hi hữu: Bệnh nhi 6 tuổi bị đũa xuyên thấu vùng hầu họng
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ khoa cấp cứu đã tiếp nhận bệnh nhi bị đũa xuyên thấu vùng hầu họng do vừa đi lại vừa ngậm chiếc đũa ăn cơm trong miệng thì bị trượt ngã.
Bệnh nhi là bé trai 6 tuổi, nhà ở Cần Đước, Long An. Trước đó, theo lời kể của gia đình vào khoảng 14g00 ngày 1/5/2019, khi ăn cơm bé vừa đi lại vừa ngậm chiếc đũa ăn cơm trong miệng thì bị trượt té khiến chiếc đó gỗ đâm xuyên vào miệng, qua vùng má đến tận mang tai.
Ngay sau khi bé bị ngã gia đình đưa tới Trung tâm Y Tế Huyện Cần Đước, sau đó bé được chuyển ngay tới Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi Đồng 1.
Theo ThS. BS Đỗ Minh Hùng – Khoa Cấp cứu, khi tiếp nhận bệnh nhi vẫn trong tình trạng tỉnh táo, hồng hào, chiếc đũa vẫn cắm nguyên trên mặt. Bé trai đã được làm xét nghiệm tiền phẫu, sau đó được chuyển tới khoa Tai Mũi Họng để lấy chiếc đũa ra.
Nhân trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo quý bậc phụ huynh, để đảm bảo an toàn cho con tại nhà, nên tránh những vật nhọn có thể gây nguy hiểm cho con khi trẻ sinh hoạt, chơi đùa như đũa, bút,… dù là trẻ đã lớn.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên vấp ngã khiến dị vật, trước đây cũng xảy ra một trường hợp tương tự. Trường hợp tai nạn của của bé gái 9 tuổi T.T.N.A. (9 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) do vừa ngồi ăn cơm tối ở trước sân nhà, vừa coi các anh lớn chơi đá banh, bé bị va trúng khiến cả đôi đũa đâm xuyên qua lưỡi, cắm vào phía bên trong của miệng. Sau đó gia đình đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Video đang HOT
Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cấp cứu rút đôi đũa ra cho bé nhưng vì nguyên đôi đũa dài cắm xuyên lưỡi, chặn ngang miệng. Khi tiếp nhận bé, phải mổ cấp cứu để rút đôi đũa ra ngay. Theo các bác sĩ bệnh nhi này rất may là đôi đũa đâm xuyên không trúng vào các mạch máu lớn và dây thần kinh ở lưỡi. Vì vậy, bé không bị ra máu ồ ạt, vết thương ở lưỡi sau khi lành cũng không ảnh hưởng đến vị giác cũng như khả năng nói, phát âm của bé.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng trẻ em bị vật nhọn như đũa, tăm, bút viết… phải nhập viện cấp cứu xảy ra rất thường xuyên. Thường trẻ bị đũa, tăm đâm vào họng, nóc họng khi vừa ăn, đặc biệt là vừa ăn vừa chơi vô cùng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, trường hợp chẳng may bị dị vật đâm, phụ huynh phải bình tĩnh, không được tự rút dị vật ra mà ráng giữ cố định nguyên trạng dị vật và đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Nguyễn Vũ
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đeo tai nghe đi ngủ, nam sinh suýt bị điếc vĩnh viễn
Một nam sinh Đài Loan sau khi đi ngủ mà vẫn đeo tai nghe nhạc suốt đêm đã tỉnh dậy với một bên tai bị điếc hoàn toàn.
Theo các chuyên gia, sở dĩ nam sinh chỉ điếc 1 bên tai mà không phải cả hai là vì một bên tai nghe đã bị rơi ra trong khi ngủ.
Rất may sinh viên đại học năm thứ 2 này đã được đưa đến Bệnh viện Á Châu tại TP Đài Trung của Đài Loan, kịp thời và sau 5 ngày điều trị đã có dấu hiệu sẽ được dần khôi phục thính lực.
Một nam sinh viên đã bị điếc hoàn toàn 1 bên tai khi đi ngủ mà vẫn đeo tai nghe nhạc.
Bác sĩ Tian Huiji, giám đốc khoa tai mũi họng của bệnh viện, cảnh báo mọi người không nên sử dụng tai nghe khi ngủ. Nếu có ai gặp bất kỳ vấn đề nào về thính lực thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt để ngăn ngừa thiệt hại vĩnh viễn.
Ông cho biết vào ban ngày, mọi người có thể nghe âm thanh lớn qua tai nghe mà không bị điếc đột ngột, nhưng đến ban đêm thì lại vô cùng nguy hiểm. Bởi khi ngủ, sự lưu thông máu của cơ thể chậm lại. Điều này có nghĩa là các tế bào lông trong tai của chúng ta nhận được ít máu hơn để có đủ "sức" đối phó với những âm thanh lớn, và sẽ dẫn đến triệu chứng bị điếc đột ngột.
Bác sỹ khuyến cáo mọi người không nên đeo tai nghe nhạc khi đi ngủ để khỏi bị điếc.
Theo các chuyên gia sức khỏe, loại tai nghe nhỏ nút tai đặc biệt nguy hiểm vì chúng hạn chế bất kỳ âm thanh nào thoát ra, không giống những tai nghe chụp, vẫn cho phép một số âm thanh tiêu tan ra bên ngoài.
Năm ngoái, ông William Shapiro, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học New York Langone, tuyên bố những người trẻ tuổi đã phớt lờ lời khuyên và làm hỏng vĩnh viễn thính giác của họ khi vẫn tiếp tục dùng tai nghe nhạc dạng nút để nghe nhạc mạnh.
Từ tháng 1/2018, ông đã cho rằng 1/5 thanh thiếu niên bị mất thính lực là do tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn. Khi các tế bào lông bị tổn thương theo bất kỳ cách nào, thính lực sẽ bị thoái hóa do mất cân bằng và mất đi vĩnh viễn.
Tai người có cấu trúc gọi là ốc tai có tới 15.000 sợi lông và chúng cảm nhận âm thanh qua độ rung. Những tế bào lông cảm giác này tuy rất quan trọng lại vốn vô cùng mỏng manh. Nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị mất đi thính giác là do những tế bào lông trong tai bị tổn thương và không tái tạo lại được.
Theo các bác sĩ: "Hiển nhiên những tai nghe dạng nút nhét vào tai càng sâu thì áp suất âm thanh dội lên màng nhĩ càng cao và sẽ làm hỏng thính giác của bạn. Vì vậy, bằng việc đè ép lên những sợi lông trong ống tai, bạn đang khiến chúng bị đứt và tổn hại rất lớn".
Minh Minh
Theo Daily Mail
Ba bác sĩ suốt 2 giờ gắp nắp bút khỏi phế quản cô bé Khuya 9/2, bác sĩ khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) tiếp nhận cô bé hơn 4 tuổi bị khó thở nghi hóc dị vật. Bác sĩ xác định có một dị vật nằm lọt trong lòng phế quản bé. Sáng nay, ê kíp 3 bác sĩ khoa Tai Mũi Họng nội soi trong hai giờ đã gắp thành công...