Hí hửng mang tiền làm thêm về cho vợ mà cô ấy nói một câu khiến tôi ‘ngẩn ngơ’ cả người
Vợ tôi là gái thành phố, chúng tôi lấy nhau được 2 năm và mới chia tay được 3 ngày.
Chả hiểu tại sao ngày trước Mai lại đồng ý lấy 1 người chồng nhà quê như tôi. Để rồi bây giờ, thích thì cô ấy sẵn sàng ra đi vì giữa chúng tôi chưa có ràng buộc gì về con cái hay kinh tế.
Cưới xong, bố mẹ vợ mua cho chúng tôi 1 căn chung cư gần cơ quan của vợ. Mấy năm đi làm tôi cũng có số vốn nhỏ góp chung để mua nhà nhưng không đáng kể. Cũng vì lẽ đó mà tôi bị vợ và nhà vợ coi thường là thằng hèn kém.
Lúc còn yêu nhau, Ngọc luôn khẳng định rằng cô ấy không cần tôi giàu, chỉ cần tôi yêu cô ấy thật lòng, quan tâm, chăm sóc hết cuộc đời này. Khi ấy, tôi nghĩ mình là người may mắn mới cưới được Ngọc, 1 người vợ xinh đẹp lại biết nghĩ trước sau, không phân biệt giàu nghèo mà bất chấp lấy tôi.
Thế nhưng, chúng tôi chỉ hạnh phúc được 5 tháng đầu sau đám cưới. Tôi làm kỹ thuật cho công ty điện. Không muốn để vợ phải khổ khi nghĩ đến tiền bạc nên tôi lao đầu vào kiếm tiền. Tôi làm theo ca nên có tuần làm sáng, tuần làm tối. Thời gian được nghỉ để ngủ bù thì tôi lại đi chạy grab kiếm thêm.
Tối đó, tôi lấy lương cộng với tiền làm thêm cũng được gần 20 triệu. Tôi tích cóp đưa vợ cứ tưởng cô ấy sẽ vui, nhưng không hề, Ngọc vứt cả tập tiền xuống giường quát.
- Anh thiếu tiền thì cứ nói 1 câu. Ai bảo anh làm đi xe ôm, mất mặt em quá.
- Anh không ngại làm xe ôm kiếm tiền cho em tiêu, thế mà giờ em xấu hổ vì chồng em hả Ngọc?
Video đang HOT
- Đúng vậy, em xấu hổ lắm. Em ước có cái lỗ nào mà chui xuống cho khỏi bị khinh. Từng này tiền của anh chẳng đủ cho em mua cái váy.
(Ảnh minh họa)
Nghe những lời vợ nói tôi thật sự thất vọng. Kể từ đó, chúng tôi liên tục cãi nhau mà vấn đề chủ yếu là vợ tôi không chịu sinh con. Cô ấy vẫn mải chơi và nói có con thì tôi không đủ sức kiếm tiền để nuôi con. Tôi đi làm thêm thì vợ xấu hổ, thế mà cô ấy luôn so bì tôi với sếp của cô ấy.
- Anh kém thật, 32 tuổi đầu mà vẫn là thằng nhân viên quèn. Sếp của em chưa vợ, 30 tuổi đã làm Giám đốc rồi đấy.
Tôi cay cú quá, giờ tôi mới ngấm hết nỗi nhục khi bị vợ khinh. Tôi chỉ bực mình cô ấy không chịu hiểu rằng tôi đang nỗ lực từng ngày, tôi phải lăn lộn thức đêm, thức hôm để tăng ca. Từ khi lấy nhau tôi cũng chưa để vợ phải thiếu thốn thứ gì. Tôi yêu Ngọc, yêu đến mù quáng nên mới lao đầu kiếm tiền để đáp ứng được nhu cầu của cô ấy. Đến giờ nhìn lại thì tôi là thằng trắng tay bị vợ bỏ.
Tháng trước, vợ muốn đôi giày và túi xách mới. Tôi định bụng cũng sắp tới sinh nhật cô ấy nên sẽ dành tiền để đưa Ngọc đi mua đồ. 3 hôm trước được nhận lương và thưởng 2/9, tôi hí hửng mang tiền về đưa vợ. Cứ tưởng cô ấy sẽ vui và quên hết những lần cãi vã với tôi trước đó. Nhưng không ngờ, Ngọc đã chuẩn bị cả 1 câu chuyện dài để chia tay tôi. Tôi nhớ hết nhưng câu tuyệt tình của cô ấy:
- Em biết anh tốt, nhưng em không thể tiếp tục sống với người chồng hèn kém. Anh cày cuốc cả tháng không đủ để em đi shopping 1 lần. Em cũng chán cả cái cảnh phải về quê chồng xa lắc xa lơ mỗi lần cúng giỗ. Ly hôn đi, anh sẽ không phải vất vả vì em, còn em cũng có thể sống với điều kiện mà mình muốn.
Thế đấy, 1 thằng đàn ông có công việc ổn định, thu nhập cũng chẳng phải quá thấp mà lại bị vợ bỏ để đi theo người khác. Có lẽ duyên số đã định vậy chăng?
Nghe được mẹ chồng dạy con trai "dâu là con, rể là khách", nàng dâu nhẹ nhàng hỏi lại một câu khiến bà đỏ mặt khó xử
"Mấy lần bên nhà vợ có việc, bố mẹ em gọi điện bảo hai đứa về nhưng mẹ chồng em toàn nói em đưa con về được rồi,...", nàng dâu kể.
Sống chung với mẹ chồng luôn là áp lực đối với bất cứ một nàng dâu nào khi bước chân đi lấy chồng. Thậm chí đôi khi cũng chỉ vì quan hệ mẹ chồng nàng dâu không thể dung hòa, người chồng đứng giữa lại không biết cách phân xử, xoa dịu những bất đồng giữa vợ với mẹ sẽ đẩy cuộc hôn nhân tới vực thẳm đổ vỡ.
Cũng bởi quá ngột ngạt với cảnh làm dâu của mình, mới đây một nàng dâu trẻ đã lên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện gia đình mình. Chuyện cô kể như sau: "Sau cưới, vợ chồng em tuy có đủ điều kiện ra ở riêng nhưng mẹ chồng không đồng ý. Mẹ chồng em mới ngoài 60 nhưng tính bà vẫn cổ hủ thành thử sống cùng nhà với bà, em khá áp lực. Bà lúc nào cũng yêu chiều con trai, ngược lại với con dâu lại xét nét, để ý lắm. Đặc biệt chẳng hiểu vì sao bà luôn không thích chồng em gần gũi, chăm lo nhiều cho nhà vợ.
Bài chia sẻ của người vợ
Mấy lần bên nhà vợ có việc, bố mẹ em gọi điện bảo hai đứa về nhưng mẹ chồng em toàn nói em đưa con về được rồi, chồng em không cần phải về nếu không phải việc đại sự to tác. Thậm chí có lần ngang qua phòng bà, em còn vô tình nghe được bà dạy chồng em là đừng có gần gũi, thân cận quá với nhà vợ. Bà dặn anh ấy đi lại có chừng mực cho phải phép là được rồi.
Thực ra mẹ chồng em già rồi, bà có lối suy nghĩ của thế hệ người đi trước em không chấp nhất để bụng. Chỉ buồn nỗi chồng em còn trẻ mà không có chính kiến lập trường, cứ mẹ bảo gì anh đều nghe ấy mới khiến em nản.
Ngay như hôm vừa rồi, bố em ốm nằm viện gần chục ngày mà chồng không vào thăm ông lấy 1 lần. Em nhắc, anh lại tỏ ra khó chịu bảo: 'Tôi chỉ là thằng con rể, có phải con trai ruột đâu mà phải đôn đáo thăm lo. Tôi về hay không là quyền của tôi, nhà cô đừng có đòi hỏi yêu cầu'.
Vì chuyện này vợ chồng em cãi vã to tiếng. Mẹ chồng biết chuyện chạy vào nhưng không phải khuyên can, dạy dỗ con trai mà bà quay ra trách ngược con dâu: 'Chồng mày nói đúng đó, dâu là con rể là khách. Mày về bên đó thì cứ về, kéo chồng theo làm gì'.
Thực sự nghe bà nói em sốc lắm, cảm giác thất vọng, hẫng hụt vô cùng trước lối suy nghĩ và cách hành xử thiếu công bằng của mẹ chồng. Trong khi lúc nào bà cũng yêu cầu con dâu phải toàn tâm toàn ý chăm sóc nhà bà thì với nhà em bà lại dạy con trai cư xử vậy. Bực quá em đáp lời: 'Dâu hay rể cũng đều là con cái trong nhà, đều phải có trách nhiệm báo hiếu với bố mẹ hai bên mẹ ạ.
Bố mẹ con gả con gái đi, họ luôn mong có được một chàng rể hiền, bản thân con cũng muốn có được người chồng đạo đức, biết đối xử nội ngoại hai bên như nhau. Anh ấy có quan tâm tới nhà ngoại thì con mới một lòng quan tâm nhà nội được. Mẹ cũng là phụ nữ, cũng từng làm dâu lẽ ra mẹ phải là người hiểu điều nay hơn ai hết.
Hơn nữa mẹ cũng con gái, sau này em ấy kết hôn, thực lòng mẹ có mong em ấy lấy được người chồng biết quan tâm, gần gũi với nhà vợ cho đầm ấm tình cảm không ạ? Nếu như con rể mẹ sau này lại luôn tìm cách xa lánh nhà ngoại giống như mẹ dạy chồng con, đứng trên lập trường của nhà ngoại, mẹ sẽ nghĩ sao'.
Ảnh minh họa
Em nói thế, cả chồng cả mẹ cứ vậy ngồi im, hết nhìn em lại quay sang nhìn nhau mặt đỏ gay. Nản quá, em bế con về ngoại, thông báo sẽ ở bên đó chăm bố vài ngày. Tuy nhiên ngay tối ấy chồng em tự giác sang thăm bố vợ, còn chủ động chăm ông cả đêm thay cho anh trai em. Em đoán chắc ở nhà 2 mẹ con anh nói chuyện bảo ban lại nhau mới có sự thay đổi như vậy".
Cảnh làm dâu vốn luôn nhiều áp lực trong đó quan hệ mẹ chồng nàng dâu là nhạy cảm nhất. Để hai bên thực sự hiểu nhau chúng ta cần có thời gian, sự nỗ lực cố gắng, đôi khi cần có cả sự thẳng thắn, mạnh dạn thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Giống chia sẻ của nàng dâu trong câu chuyện trên chẳng hạn.
Mẹ chồng xách 20 kí gạo dẻo lên cho cháu mà vợ bĩu môi Ấy thế mà vợ tôi chỉ liếc cái bao gạo không thèm nhìn mẹ chồng một lần rồi bĩu môi: " Đúng là đồ nhà quê, có mấy kí gạo mà cũng tha lên". Sau khi kết hôn tôi đã đồng ý ở nhà vợ vì khi đó vợ tôi có bầu rồi, ra ngoài ở trọ sợ cô ấy vất vả. Tất...