Hì hụi lội đồng săn đặc sản nòng nọc: Ngon, bổ hiếm có món nào bằng
Khác suy nghĩ của nhiều người, cộng đồng người Hre ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi sau khi làm sạch ruột và chế biến nòng nọc thì loại đặc sản này trở nên ngon, bổ dưỡng hiếm có món nào sánh bằng.
Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa nước hè thu và đông xuân, người dân ở các bản làng của huyện Ba Tơ lại í ới rủ nhau ra đồng đi săn đặc sản nòng nọc. Gọi là “săn” cho oách chứ dụng cụ bắt nòng nọc chỉ có rổ tre, hoặc nhựa nhỏ để xúc và dụng cụ giỏ, xô nhựa…để đựng.
Trò chuyện với chúng tôi tại một đám ruộng ở ven Quốc lộ 24, đoạn đi qua huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, bà Phạm Thị Viu (42 tuổi), ở xã Ba Tô bộc bạch: “Nòng nọc được người Hre xem là một đặc sản từ rất lâu rồi. Vì vậy cứ sau khi thu hoạch lúa nước xong, bà con lại rủ nhau đi xúc bắt về để chế biến làm thức ăn. Hôm nào nhiều thì xúc được cả kg/người, ít thì 0,4-0,6 kg/người”.
Vì số lượng nòng nọc bắt được ít nên phần lớn được người dân mang về chế biến làm thức ăn cho gia đình. Thỉnh thoảng hôm nào được nhiều quá thì mới mang ra chợ bán, với giá 70.000-100.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Cùng với nòng nọc, còn có cả tép, cua đồng…
Nòng nọc bắt được về người dân mổ bỏ ruột, rồi dùng muối rửa sạch. Sau đó để cho ráo nước mới mang đi chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Nấu canh với rau rừng; ướp với sả, ớt để nướng, xào…
Nhiều người Hre ở huyện miền núi Ba Tơ bày tỏ: “Sau khi chế biến, nòng nọc có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng hiếm có món nào sánh bằng. Vì vậy ngoài người thân trong gia đình, chỉ khách quý mới được người dân nơi đây thiết đãi món đặc sản này”.
Theo Danviet
Có "thần dược" này, người Hre vỗ béo gà lớn nhanh như thổi
Không chỉ thả tự do để kiếm ăn, nhiều gia đình người Hre ở huyện miền núi Ba Tơ còn có cách vỗ béo cho đàn gà nuôi của mình khá lạ là vào rừng tìm đào các ụ (tổ) mối mang về cho gà ăn.
Một số già làng người Hre ở huyện huyện Ba Tơ kể: "Vào mùa mưa lũ hàng năm khi thấy mối từ các ụ ở gần nhà bò vào, đàn gà nuôi xúm lại tranh nhau mổ ăn. Để ý thấy số gà ăn mối mau lớn và mập hơn so với không ăn nên mới nảy sinh ra ý tưởng này".
Thấy gà ăn mối mau lớn và mập nên người dân tìm đào mang về làm thức ăn cho chúng.
Theo đó, tranh thủ lúc rảnh rỗi, người dân ở một số bản làng trong huyện lại mang bao, vác xẻng vào rừng đê tìm ổ mối và đào mang về làm thức ăn cho gà nuôi của gia đình.
Ụ mối ở khu vực rừng Ba Tơ khá nhiều, dễ tìm đào.
Anh Phạm Văn Hiu (34 tuổi), ở xã Ba Xa, huyện Ba Tơ cho biết: "Mối sống nhiều ở khu vực có gốc cây mục, bãi đất gò (cao) ở khu vực rừng trồng keo, bạch đàn. Ụ mối thường nằm lộ thiên và khá mềm nên tìm đào dễ dàng bằng dụng cụ là xà beng nhỏ. Ở vùng này mối sinh sống khá nhiều nên chỉ cần đi khoảng 1-2 giờ là tìm được 1 vài ụ".
Sau khi phát hiện, người dân dùng xà beng nhỏ xén ụ mối thành từng cục tảng để bỏ vào bao mang về, rồi dùng búa đập vỡ để mối bò ra cho gà mổ ăn.
Ụ mối sau khi tìm thấy được người dân dùng xà beng xén thành từng cục, tảng nhỏ rồi bỏ vào bao chở về. Sau đó dùng búa, hay cây cứng đập vỡ nhỏ để mối bò ra cho gà nuôi đến mổ ăn. Nếu cho ăn một lần không hết thì cột chặt miệng bao lại để mối khỏi bò, dành hôm sau cho ăn tiếp.
Theo Danviet
Thực hư chuyện: Lạ đời đặc sản gà re siêu quý hiếm bán giá bình dân Giá chỉ 120.000 đồng/kg hơi, nhỉnh hơn so với gà nuôi bình thường, anh Phạm Văn Rạch (sinh 1976), ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ giải thích để giới thiệu với mọi người cũng như để mọi người có cơ hội được thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt giống gà bản địa quý của đồng bào mình. Anh Rạch...