Hết yêu…Đừng quay đầu lại!
Khi bạn hoặc người ấy muốn buông tay thì mọi lý do đều trở nên hợp lý!
Tôi yêu người ấy 5 năm trời. Năm năm, khoảng thời gian không phải là ngắn để mà nói nhớ thì sẽ nhớ hết, nói quên là quên tiệt tất cả. Mọi thứ rồi sẽ trôi qua nhưng hồi ức là thứ luôn ở lại, mà hồi ức là những điều mà một ả đàn bà sống thiên về cảm xúc như tôi luôn khắc cốt, ghi tâm.
Một ngày đẹp trời, tôi thường lấy lý do thời tiết đẹp đẽ ra để đối chọi lại với cái hoàn cảnh khốn nạn tôi mắc phải, chứ thực ra chuyện trời có đẹp hay không thì cũng chả liên quan gì đến chuyện người yêu tôi nói lờichia tay sau 5 năm hẹn hò.
Tôi – ả đàn bà 29 tuổi, đâu còn trẻ trung gì để mà rũ toẹt mọi thứ đi để bắt đầu lại từ đầu.Tình yêu tôi đã nuôi nấng, chăm bẵm, gây dựng 5 năm trời, bên nhau với bao vui buồn, gắn bó, đủ để tôi có quyền mộng tưởng về một cái kết đẹp đẽ về một ngôi nhà và những đứa trẻ lắm chứ! Thế nhưng, anh tình cũ bảo “Em này, anh nhận ra chúng ta chưa yêu nhau thực sự, chúng ta chỉ quen cái cảm giác được ở bên nhau thôi! Cái thói quen nó thật là nguy hiểm, nó khiến cho chúng ta ngộ nhận nó là tình yêu, cho đến khi anh nhận ra là không phải….”
Tai tôi ù đi, mắt tôi tự dưng có hiệu ứng mờ chồng, đầu óc váng vất “Cái quái gì vậy? Chia tay ư? Thói quen? Chúng ta không yêu nhau ư?”, tôi im lặng vì quá sốc. Mỗi khi bị những đòn tâm lý, cách phản ứng duy nhất của tôi là im lặng chịu trận và để tâm can gào thét. Nhưng anh người cũ lại cho rằng tôi đồng ý, vậy là anh ra đi thanh thản với tình yêu hết hạn sử dụng của chúng tôi!
Khi anh bước đi, tôi đứng đó và chợt nhớ đến câu chuyện tình trong thần thoại Hy Lạp…
Orpheus vì quá yêu vợ mình là Eurydice, nên khi vợ mình qua đời, chàng đã liều mình xuống tận địa ngục xin cho nàng hồi sinh. Chàng chấp nhận một điều kiện của các vị thần là trên đường về dương thế, chàng phải giữ im lặng và không được ngoái nhìn người vợ đi đằng sau. Thoạt đầu chàng cũng làm theo lời dặn. Nhưng một lúc sau khi không nghe thấy tiếng bước chân và hơi thở của nàng Eurydice phía sau, chàng nghi ngờ quay đầu lại. Và rồi hình ành nàng Eurydice lùi thật nhanh về phía địa phủ rồi biến mất, nhanh đến nỗi chàng chỉ kịp gọi tên vợ lần cuối. Khi yêu là không quay đầu lại, là không có gì nuối tiếc. Thế nhưng, hết yêu ta phải làm gì?
Video đang HOT
Hết yêu, người cũ rũ bỏ tôi như ném đi một thứ hết date, khi yêu trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa, khi muốn buông tay thì mọi lý do đều trở nên hợp lý! Tôi nhận ra điều ấy ngay khi anh quay bước đi và không hề quay đầu lại.
Anh không quay lại không có nghĩa là anh yêu tôi mà chỉ là anh đã hoàn thành xong sứ mệnh cuộc đời mình, đến dạy cho tôi một bài học yêu thương và rũ bỏ, để tôi nhận ra những giá trị còn lại của cuộc đời mình là gì?
Khoảnh khắc chia tay ấy, nó đúng là thứ hồi ức gây ám ảnh, anh tình cũ đã rất biết cách lựa chọn bối cảnh, thời tiết, địa điểm, không gian và những câu thoại y như phim ngôn tình để đá tôi. Dòng hồi tưởng như một thước phim tua chậm, tôi nhận ra trước đó 5 năm, khi chưa gặp anh, tôi đã từng đá bạn trai cũ của mình thế nào, người bước đi và người ở lại thực ra đều đau như nhau. Tình yêu là thứ đã mất, nhưng nỗi đau là thứ luôn còn đọng lại sau một cuộc tình không trọn vẹn…
Thế nhưng, cũng ngay trong cái thời khắc “bồ đá” thiêng liêng ấy, tôi giác ngộ ra bao nhiêu chân lý cuộc đời trong thinh lặng. Tôi nhận ra, bất kể là thứ gì trên đời, vỡ rồi thì đừng cố chắp vá, chỉ làm cứa máu tim, chỉ làm chúng ta trở nên đáng thương và thảm hại! Tôi nhớ đến tôi của xa xưa, khi người đàn ông vừa bước đi kia chưa bước vào đời tôi. Tôi cũng đã thất tình vài lần như thế, đã từng vùi mặt trong chăn gối khóc lóc sưng vù cả mắt và đầu tóc rối bù, chờ đợi và tìm kiếm như con ngốc, tự hủy hoại bản thân bằng nuối tiếc và đau thương để rồi tình cũ vẫn chỉ là tình cũ, cái đã không thuộc về mình thì dù có níu lại, nó vẫn bay đi…
Vậy đó, nhìn anh hết yêu tôi, bước đi và vứt lại 5 năm hồi ức, tôi không vui – không buồn sau khi cơn sốc trôi qua. Đừng nói tôi dối trá, đừng nghĩ tôi không biết yêu thật lòng. Khi mà bạn nhận ra trên đời này, tình phụ hay phụ tình thực chất chỉ là cảm giác muốn buông khỏi những thứ nhạt nhẽo, cũ kĩ, trói buộc…mà ta gọi nhầm tên nó là “tình yêu” thì bạn sẽ cảm thấy sự buông nó giống như một sự giải thoát cho một cuộc tình hết date!
Là tôi đã không nhận ra, hoặc đã cố bám víu thời gian vì cái tuổi tác và định kiến xã hội “yêu là cưới”, là tôi đã không dám nhìn vào thói quen bên nhau của tôi và tình cũ mà ngộ nhận đó là tình yêu, là tôi đã không dám nhìn vào lòng mình và nhận ra tim tôi đã không còn rung lên những nhịp đập khác lạ khi ở bên anh ấy, là tôi đã không nhận ra, tôi hoàn toàn tự do và cảm thấy thoải mái khi anh ấy không ở bên…là tôi đã không nhận ra…tôi đã tự giả dối với chính mình như thế nào…
Khi yêu, mọi lý thuyết đều nhường chỗ cho cảm xúc, hết yêu mọi lý do vô lý đều trở nên hợp lý. Cái hợp lý nhất là nếu ta muốn buông, thì hãy buông…Và hết yêu, nhớ đừng quay đầu lại!
Theo Emdep
Hồi ức từ những lần gặp Bác Hồ
Hơn 50 năm gắn bó với Việt Nam, ông Gladunov Evegeni Pavlovivh từng phụ trách đón tiếp, thu xếp các cuộc đàm phán của lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Liên Xô. Ông là đầu mối phối hợp toàn bộ các hoạt động chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam giai đoạn 1978-1991.
Dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", nhưng ông vẫn nhớ như in những lần phiên dịch, gặp Bác Hồ. Năm 2014, ông được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu "Công dân danh dự Thủ đô". Nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã có bài viết riêng cho Báo Hànộimới về những kỷ niệm đó.
Ông Gladunov Evegeni Pavlovivh đã được trao tặng "Công dân danh dự Thủ đô". Ảnh: TTXVN
Những lần gặp nhiều ấn tượng
Người ta nói rằng thời gian làm phai mờ ký ức của con người. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra trong thời gian đầu tiên tôi ở Việt Nam, dù đã trôi qua nhiều thập kỷ, vẫn còn lưu giữ trong trí nhớ của tôi. Đó là những ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà chính trị gia, một con người tuyệt vời. Năm 1962, khi đến Việt Nam lần đầu tiên làm việc tại Đại sứ quán (ĐSQ) Liên Xô ở Hà Nội, tôi đã được nghe các đồng nghiệp kể về Bác Hồ. Lần đầu tôi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cuối tháng 8 năm 1962 trong buổi gặp mặt các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam nhân kỷ niệm Quốc khánh 2-9.
Khi đó, Bác Hồ mời khách ngồi vào bàn bằng tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau lời chúc, các vị lãnh đạo của Việt Nam theo truyền thống cầm ly rượu trên tay đi mời khách. Khi bữa tiệc chuẩn bị kết thúc, bất chợt Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các trợ lý đi tới gần chúng tôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm cốc rượu vang tiến tới chúc chúng tôi sức khỏe. Tôi bị rơi vào tình trạng khó xử khi chiếc ly đã hết rượu. Thấy vậy, Bác Hồ nói đùa là lớp trẻ bao giờ cũng nóng vội, rồi san cho tôi một ít rượu vang từ cốc của mình. Lúc đầu tôi từ chối nhưng sau một hồi nói chuyện thân mật, chúng tôi cùng nâng cốc.
Một cuộc gặp khác với Bác Hồ khiến tôi rất ấn tượng. Đó là cuộc gặp làm việc giữa Đại sứ Liên Xô Xuren Tovmasian và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi cuộc đàm luận và bữa ăn trưa kết thúc, Bác Hồ quay về phía tôi và hỏi bằng tiếng Việt là tôi đã học tiếng Việt ở đâu. Tôi như cái máy bắt đầu dịch cho Đại sứ Xuren Tovmasian câu hỏi đó. Nhưng Chủ tịch ngăn tôi lại và nói rằng, Người dành câu hỏi đó cho tôi và sau đó chính Người sẽ tự phiên dịch cuộc đối thoại này cho Đại sứ. Tôi trả lời đã học tiếng Việt ở Học viện Quan hệ quốc tế Mátxcơva thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi câu tiếp theo. Tôi trả lời rồi cảm thấy lo lắng vì thấy Đại sứ không hiểu gì, ngạc nhiên nhìn tôi và Chủ tịch, còn các đồng chí Việt Nam thì vui cười khi nghe chúng tôi nói chuyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn vui đùa hỏi tôi mấy câu nữa, sau đó quay sang nói với Đại sứ Xuren Tovmasian bằng tiếng Nga: Đồng chí Đại sứ đừng giận nhé, tôi chỉ muốn làm một cuộc sát hạch nhỏ với người phiên dịch của đồng chí. Bác Hồ nói, tôi dịch không tồi nhưng còn ít đọc sách báo Việt Nam nên cách phát âm chưa chuẩn.
Một điều nữa khiến tôi ấn tượng về Bác Hồ là tình yêu dành cho trẻ em. Tôi nhớ lại một buổi tiệc mà ĐSQ tổ chức năm 1964 nhân kỷ niệm 47 năm Cách mạng Tháng Mười. Sau những nghi lễ chính thức, các vị chủ - khách tự do lui tới nâng cốc chúc tụng nhau. Hồ Chí Minh chọn đúng thời điểm không ai nhìn theo mình, nhẹ nhàng kéo tay tôi cùng đi ra ngoài vườn cạnh đó. Tại đây, dưới ánh sáng mờ và không khí mát mẻ, trên bãi cỏ xanh, các cháu bé con của nhân viên ĐSQ chơi đùa vui vẻ. Đứng giữa đám trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy từ túi áo ra những chiếc kẹo đã được chuẩn bị sẵn và tặng cho các cháu, trò chuyện với chúng bằng tiếng Nga, thỉnh thoảng hỏi lại tôi bằng tiếng Việt. Lần cuối cùng tôi gặp Người là tại ĐSQ vào năm 1965 khi tổ chức kỷ niệm ngày Chiến thắng vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô. Không bao lâu sau sự kiện đó thì tôi theo phái đoàn trở về nước.
Những ký ức không bao giờ quên
Tháng 9 - 1969, tôi có dịp trở lại Hà Nội cùng phái đoàn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexey Nikolayevich Kosygin để tham dự Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đây là chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy một rừng người đông như thế. Dường như tất cả người dân Việt Nam đã có mặt tại Hà Nội để tiễn biệt vị lãnh tụ kính yêu của mình. Thật kinh ngạc với lượng lớn chính khách nước ngoài đến dự. Tôi và đồng nghiệp đã đọc, dịch rất nhiều điện chia buồn cho phái đoàn của mình. Lãnh đạo các nước không chỉ đánh giá Hồ Chí Minh như một chính trị gia, một chính khách xuất sắc mà còn là một con người được hàng triệu người trên thế giới ngưỡng mộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nửa vòng trái đất để "nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc". Trước Cách mạng Tháng Tám, Người đã nhiều lần đến Liên Xô và từng làm việc trong Quốc tế cộng sản. Đến khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh cũng thực hiện nhiều chuyến đi tới đất nước của chúng tôi và lần nào cũng nhận được sự đón tiếp thân mật nhất.
Nhiều năm qua, chúng tôi cùng với đại diện ĐSQ Việt Nam, các tổ chức Việt Nam làm việc tại Nga đến đặt hoa tại Tượng đài Hồ Chí Minh trong Ngày sinh của Người, và kể cho nhau những câu chuyện về Người. Mỗi lần trở về với những hồi ức cũ, tôi lại nhớ những lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách Người tiếp các phái đoàn Liên Xô, Đại sứ Liên Xô, những lần thăm ĐSQ của chúng tôi và những lần Người trò chuyện cùng trẻ em Việt Nam và Liên Xô; sự vĩ đại trong giản đơn và sự đơn giản trong sự vĩ đại của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong ký ức của tất cả những ai được gần Người - một con người và chính trị gia được yêu mến.
Trong những ký ức của mình tôi muốn được bổ sung thêm về công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi mà ngày 2-9-1945 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đầu tiên đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Sở dĩ tôi nhắc đến vì tôi là một nhân chứng của việc xây dựng công trình quốc gia này - với sự hỗ trợ kỹ thuật và sự tham gia của đội ngũ đông đảo các chuyên gia Liên Xô. Những năm cuối thế kỷ XX, tôi thường xuyên đến Hà Nội. Mỗi lần như vậy tôi đều cố gắng vào Lăng viếng Người. Tuy nhiên, tôi không có cảm giác là Người đã đi xa, vì tôi tin rằng Người sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. G.E.Pavlovivh - Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Nga - Việt
Theo VOV
Hồi ức sống về huyết mạch thông tin chống Mỹ Trò chuyện với chúng tôi, ông Ba Lê kể rằng, trong chiến khu, ngành thông tin liên lạc vừa yếu cả về phương tiện, tài chính, trình độ cán bộ. Thế nhưng, những cái khó ấy không làm họ mềm yếu mà chỉ thôi thúc thêm tinh thần đoàn kết, sáng tạo nhằm giữ vững liên lạc, phục vụ các chiến dịch. Trong...