Hết “tuần trăng mật”, Đức cho TQ nếm “trái đắng”?
Sau nhiều năm định hình hình chiến lược quan hệ với châu Á xoay quanh Trung Quốc, Đức đã có động thái mới, được giới quan sát đánh là giá là táo bạo khi quyết định tham gia “câu lạc bộ” Ấn Độ – Thái Bình Dương, hợp tác sâu rộng hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc và không tiếp tục đề cao quan hệ với Bắc Kinh, Nikkei Asian Review đưa tin.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp (ảnh: CNN)
Chính phủ Đức mới đây đã ban hành chính sách mới dài 40 trang, nêu rõ kế hoạch của nước này đối với khu vực châu Á thời gian tới sẽ là nỗ lực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương và “góp phần định hình trật tự khu vực”.
Trong chiến lược quan hệ Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, Đức tìm đến cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đức chỉ trích việc Trung Quốc cho các nước tham gia sáng kiến Vành đai Con đường vay tiền rồi khiến họ “ngập đầu” trong các khoản nợ khổng lồ.
Đức cũng bày tỏ lo ngại về cách xử lý của Bắc Kinh trong các vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trong nội bộ chính phủ Đức, những ý kiến phản đối các chính sách đề cao ngoại giao với Trung Quốc đang chiếm ưu thế, theo Nikkei Asian Review.
Video đang HOT
Patrick Koellner – chuyên gia tại Viện nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức – cho rằng, Đức và châu Âu đang thay đổi chiến lược và “tỉnh táo” hơn đối với Trung Quốc.
Sự thay đổi trong chiến lược quan hệ với châu Á của Đức diễn ra trong bối cảnh phương Tây đang nâng cao cảnh giác với Trung Quốc.
Mỹ – đồng minh truyền thống của châu Âu – cũng đang trong quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh khi Tổng thống Donald Trump có hàng loạt chỉ trích Trung Quốc trong nhiều vấn đề như dịch Covid-19, Đài Loan, Hong Kong.
Nhiều năm gần đây, Đức luôn coi Trung Quốc là trọng tâm trong chiến lược quan hệ với châu Á của nước này. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc chiếm 1/2 tổng giá trị thương mại của Đức ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Với kế hoạch mới, Đức sẽ không còn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc như trước, theo Nikkei Asian Review (ảnh: Reuters)
“Đức muốn giúp định hình trật tự thế giới theo luật pháp và các nguyên tắc quốc tế chứ không phải dựa trên quy tắc của kẻ mạnh”, Heiko Maas – Ngoại trưởng Đức – phát biểu.
Theo Nikkei Asian Review, các công ty của Đức ở Trung Quốc đã nhiều lần báo cáo về việc bị “cưỡng ép” chuyển giao công nghệ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc Đức nói riêng và châu Âu nói chung đang trở nên quá phụ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế, thương mại.
Theo Nikkei Asian Review, với kế hoạch mới, thái độ của Đức với Trung Quốc sẽ giống một số nước đồng minh như Pháp, Úc, Nhật Bản. Đức dự kiến sẽ hợp tác với Pháp để xây dựng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cho toàn Liên minh châu Âu (EU).
Pháp và Anh gần đây cũng bắt đầu nghi ngờ và có biện pháp ngăn chặn Tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia dự án phát triển mạng 5G.
Apple bắt đầu sản xuất AirTags
Báo cáo từ Nikkei Asian Review hé lộ phụ kiện được đồn đại từ lâu của Apple là AirTags đã bắt đầu được sản xuất. Người dùng có thể dùng AirTags để tìm kiếm vật dụng bị thất lạc thông qua iPhone.
Apple giới thiệu ứng dụng Find My tại sự kiện WWDC
Theo Business Insider, ngoài thông tin AirTags đang trong quá trình sản xuất thì báo cáo trên không đưa thêm thông tin nào khác đi kèm. Nikkei Asian Review cũng từng cho biết Apple sẽ bắt đầu sản xuất loạt iPhone 5G vào giữa tháng 9 này, cho thấy sự chậm trễ vài tuần so với chu kỳ sản xuất thông thường của họ.
Một số nguồn tin đáng tin cậy nói AirTags sẽ có kích thước nhỏ, được thiết kế để gắn lên các vật dụng hằng ngày, tương tự thiết bị dò tìm bằng Bluetooth của hãng Tile. Sản phẩm này sẽ trông như các tấm thẻ nhỏ hình tròn với logo Apple trên bề mặt. Dự kiến, nó sẽ được tích hợp cùng ứng dụng Find My của Apple và còn có khả năng sử dụng thực tế tăng cường (AR) để hiển thị những điểm đánh dấu trực quan, từ đó hướng dẫn người dùng tìm lại đồ thất lạc.
Samsung đã giới thiệu một tính năng tương tự sử dụng AR để xác định vị trí món đồ bị mất khi họ giới thiệu Galaxy Note 20 và Note 20 Ultra.
Khi ra mắt một sản phẩm như AirTags, Apple có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của thiết bị đeo, thiết bị nhà cửa và phụ kiện, vốn bùng nổ trong những năm gần đây nhờ sự phổ biến của Apple Watch và AirPods. Danh mục sản phẩm đó - cùng với mảng kinh doanh dịch vụ - đã trở nên quan trọng với Apple trong thời kỳ doanh số iPhone chậm lại.
Huawei gặp khó khi Mỹ tẩy chay ứng dụng Trung Quốc Tham vọng xây dựng hệ điều hành và hệ sinh thái riêng của Huawei đang bị đe dọa khi Mỹ kêu gọi các nhà phát triển tẩy chay nền tảng của họ. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 5/8 đã khởi động dự án "Thanh trừng ứng dụng", khuyến khích các công ty phát triển phần mềm gỡ bỏ ứng dụng của mình khỏi...