Hết tiền, nhóm nhà khoa học tuyệt mật vẫn nghiên cứu vũ khí
Một nhóm nhà khoa học tuyệt mật chuyên tư vấn cho chính phủ Mỹ về mọi thứ từ vệ tinh gián điệp tới vũ khí hạt nhân đang tìm nhà tài trợ sau khi Bộ Quốc phòng chấm dứt hợp đồng vào cuối tháng này.
Nhóm Gia đình Jason (viết ngắn gọn là Jason) hết tiền vào cuối tháng 4, NPR đưa tin ngày 25/4. Bộ Quốc phòng tuyên bố họ không cần lời khuyên của họ nữa, nhưng các chuyên gia độc lập cho rằng, Lầu Năm Góc đang bỏ đi một nguồn lực quý giá.
Có thể tư vấn về vũ khí hạt nhân
Jason có kinh nghiệm trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo, điện toán lượng tử và tên lửa siêu thanh – những lĩnh vực mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu. Theo các chuyên gia độc lập, Jason có thể chuyển sang tư vấn cho Cục An ninh năng lượng quốc gia – cơ quan giám sát vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Russell Hemley, trưởng nhóm Jason, nói rằng, các cơ quan chính phủ khác vẫn cần lời khuyên của nhóm và họ xác định là sẽ nhận lời. Ngày 25/4, Cục An ninh hạt nhân quốc gia của Bộ Năng lượng bày tỏ ý định ký hợp đồng với Jason trong một vài tháng tới. Vì thế, tập đoàn Mitre, đơn vị quản lý Jason, sẽ phải tìm nguồn tài trợ cho nhóm trong giai đoạn chuyển tiếp.
Jason có khoảng 60 thành viên, là các học giả làm việc tại các trường đại học và khu vực tư nhân. Hằng năm vào dịp hè, họ tập hợp để cùng nghiên cứu các vấn đề hóc búa phục vụ quân đội, các cơ quan tình báo và một số cơ quan chính phủ.
Tên của nhóm cũng đầy bí ẩn dù người ta tin rằng, nó gợi nhớ Jason – vị hoàng tử Hy Lạp trong thần thoại dẫn đầu nhóm các anh hùng đi tìm Bộ lông cừu vàng.
“Chúng tôi hoạt động rất độc lập. Chúng tôi đa dạng về tài năng và thường đưa ra những quan điểm, giải pháp rất khác biệt, rất độc đáo”, ông Hemley, nhà vật lý và hóa học tại Đại học Illinois, nói. Ông là một trong số rất ít thành viên Jason công khai danh tính của mình với tư cách thành viên của nhóm. Ông Hemley nói Jason gồm các học giả, chuyên gia đứng đầu trong lĩnh vực của mình và không có vấn đề gì về an ninh nên họ có thể làm việc với bất kỳ chủ đề nào.
Video đang HOT
Phát triển hệ thống cảm biến sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
Nguồn gốc của nhóm bắt đầu từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh.
“Họ tự thành lập vào năm 1960″, Ann Finkbeiner, tác giả cuốn sách The Jasons: The Secret History of Science’s Postwar Elite (Gia đình Jason: Lịch sử bí mật của tinh hoa khoa học thời hậu chiến). Ban đầu họ là một nhóm nhà vật lý được Lầu Năm Góc tài trợ để nghiên cứu trong dịp hè về các vấn mà Bộ Quốc phòng Mỹ gặp phải trong việc chống lại Liên Xô. Những nhà nghiên cứu này quyết định tư vấn cho chính phủ Mỹ. Họ tiếp tục nghiên cứu mọi chủ đề, từ chiến tranh chống tàu ngầm tới phòng thủ tên lửa.
“Có lẽ nghiên cứu được biết đến nhiều nhất của họ là về nỗ lực ngăn miền Bắc Việt Nam chi viện cho miền Nam”, Finkbeiner nói.
Người và phương tiện đi dưới tán rừng rậm nên rất khó phát hiện. Jason đưa ra giải pháp phát triển hệ thống các cảm biến rồi thả chúng từ máy bay xuống những cánh rừng ở Việt Nam để chúng thu thập thông tin tình báo.
Chương trình này gây tranh cãi và thực tế hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, nó đặt nền móng cho chiến tranh điện tử hiện đại, theo đó các cảm biến cung cấp thông tin chi tiết về chiến trường cho binh sĩ, Finkbeiner nói.
Những năm gần đây, Jason mở rộng nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực, ông Hemley cho biết. Ví dụ, họ nỗ lực giúp Bộ Nông nghiệp tìm ra phương pháp tốt hơn nhằm sử dụng dữ liệu để hiểu về sản xuất lương thực.
Tại phiên điều trần trước quốc hội trong tháng này, lãnh đạo Cục An ninh hạt nhân quốc gia, bà Lisa Gordon-Hagertym, nói: “Tôi có thể nói với mọi người rằng, Jason giàu về lịch sử và chuyên môn kỹ thuật của họ tốt”.
ĐÔNG PHONG
Theo TPO
Mỹ hồi sinh thể chế Chiến tranh Lạnh để đối phó Trung Quốc
Mỹ đang "hồi sinh" thể chế Chiến tranh Lạnh. Một nhóm các cố vấn chính sách và cựu quan chức chính phủ Mỹ, bao gồm chiên lươc gia Stephen Bannon, đã quyết định hôi sinh Ủy ban về Nguy cơ hiện tại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những người đê xuât sang kiên nay không giấu giêm răng, hoạt động của Uy ban chủ yếu nhằm chống lại Trung Quốc.
Có thể coi đây là lần tái sinh thứ ba của Ủy ban về Nguy cơ hiện tại. Ủy ban nay từng được thành lập vào đầu những năm 1950. Khi đó, nhiều đại diện của chinh quyên Mỹ thê hiên sư lo ngại trươc viêc Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy nhanh chóng sau chiến tranh. Tốc độ tăng trưởng GDP, năng suất lao động và tỷ trọng công nghiệp của Liên Xô trong sản lượng công nghiệp thế giới đã vượt trươc Mỹ. Thập niên 1950 là thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, khoa học, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô. Trong những năm đo, Liên Xô đã thử nghiệm bom nguyên tử và hydro, đa phong vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Để chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng cộng sản của Liên Xô, Mỹ đa thanh lâp Ủy ban về Nguy cơ hiện tại.
Tuy nhiên, Uy ban sớm bi giải thể vì các thành viên chủ chốt của no băt đâu lam viêc trong chính quyền của Tổng thống Eisenhower. Sau đó, vào những năm 1970, Uy ban đa được thành lập trở lại nhằm đối đầu với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nó không còn tồn tại. Bây giờ co quyết định thành lập trở lại lần nữa, va lân nay nguy cơ chinh không phai la Liên Xô ma là Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ở Washington, cac thanh viên Uy ban canh bao rằng, Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa trên diện rộng với Mỹ bao gồm mở rộng sức mạnh quân sự, tăng cường năng lực hạt nhân chiến lược, chiếm đoạt công nghệ Mỹ.
Cựu phó chủ tịch Uy ban Frank Gaffney Jr., người từng là cố vấn quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan, nói rằng, tổ chức này co nhiêm vu tạo ra những cuộc tranh luận cấp quốc gia về Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc.
Rõ ràng, trong giới chính trị Washington đang tăng lên tâm lý chống Bắc Kinh, va những tình cảm này thúc đẩy cuộc chiến thương mại. Mặc dù cuộc đàm phán thương mại ma hai bên đang tiến hành có thể kết thúc bằng việc ký kết thỏa thuận, nhưng, cac mâu thuẫn cơ bản giữa hai nước vẫn sẽ tồn tại, chuyên gia Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học truyền thông Trung Quốc nói vơi Sputnik.
"Chiến tranh thương mại chỉ là một biểu hiện bên ngoài của những mâu thuẫn sâu sắc đa va đang tôn tai giữa Trung Quốc và Mỹ. Giới chính trị Mỹ, truyền thông và đại diện của các lĩnh vực khác vẫn còn tư duy kiểu Chiến tranh Lạnh luôn có thái độ thù địch với Trung Quốc.
Trong những năm 50 và 60, trước khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quôc. Ho chủ yếu chống lại hệ thống xã hội và ý thức hệ của Trung Quốc. Bây giờ cuôc chiên tranh lanh co môt nội dung khac, bơi vi Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng. Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ trong cả lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Cuôc chiến thương mại Trung-Mỹ tac đông đến lĩnh vực kinh tế, nhưng, đằng sau con có nhiều lý do chính trị. Tất nhiên, thỏa thuận thương mại có thể cai thiên một số khia canh trong mối quan hệ song phương.
Nhưng, bản chất cac mâu thuẫn vân không thay đổi. Mỹ coi trật tự xã hội và ý thức hệ cua Trung Quốc là thù địch, và do đó ho sẽ tiếp tục tìm cách chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, rât có thể Trung Quốc và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ trong thương mại và kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và một số lĩnh vực khác. Do đó, mặc dù không thể nói rằng, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ đa kết thúc, nhưng, không nên nói về cuộc đấu tranh không ngừng giữa hai nước. Trung Quốc va Mỹ có thể đạt được thỏa hiệp thông qua đàm phán và co thê duy trì quan hệ bình thường. Vì vậy, chăc la chúng ta sẽ không rơi vào cái bẫy Thucydides vơi trò chơi tổng bằng không. Về cơ bản, mọi thứ đều phụ thuộc vào Mỹ, ở mức độ nào họ có đủ ý thức để châp nhân sự tăng trưởng của Trung Quốc và sự cân bằng quyền lực hiện đại trên thế giới".
Gần đây, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân Christopher Ashley Ford đa tuyên bô răng, Mỹ cần nhận ra sự cần thiết phải đôi đâu với Trung Quốc. Theo ông, trong nhiều năm liên, Hoa Kỳ đã co ảo tưởng rằng, Trung Quốc đang phấn đấu để trở thành một nền dân chủ như Mỹ, vì vậy không ai nghĩ về sự đôi đâu có thể có giữa hai hệ thống.
Tuy nhiên, bây giờ, như ông Ford tuyên bố, rõ ràng là Trung Quốc đang cố gắng giống Mỹ chỉ vê môt măt: chiếm lấy các vị trí hang đâu cua Mỹ và trở thành một trung tâm quyền lực mới trên thế giới. Vê phân mình, Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi Mỹ từ bỏ tư duy kiêu Chiến tranh Lạnh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc luôn đứng ra bao vê hòa bình và ổn định toàn cầu, và coi cần thiêt phải tâp trung nỗ lực để cung cô sự tin cây lẫn nhau và phat triên hợp tác giữa các nước.
Theo Danviet
Dự án MKULtra Chương trình gây sốc nhất mọi thời đại của CIA Trước khi Edward Snowden tiết lộ những chương trình do thám nội địa của Chính phủ Mỹ năm 2013, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng nhiều lần bí mật theo dõi, thử nghiệm thuốc trên người dân. Một trong những chương trình khét tiếng nhất chính là Dự án MKULtra. Theo trang todayifoundout, Dự án MKULtra được thực hiện từ...