Hết thời gian nghỉ thai sản mà vợ vẫn ở nhà ôm con, tôi bảo gửi con cho bà nội chăm rồi đi làm thì phản ứng của cô ấy khiến tôi sững sờ
Dù rất mệt nhưng tôi vẫn cố gắng làm hết việc nhà để vợ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh để đi làm, vậy mà nhắc khéo cô ấy nên quay trở lại công ty thì nhận được câu trả lời sốc.
Vợ tôi là công nhân, còn tôi làm nghề thợ xây, tiền lương của cả hai mỗi tháng khoảng gần 20 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí cũng tiết kiệm được 10 triệu đồng nên cả hai chưa muốn có con ngay.
Thế mà cưới nhau chưa đầy một năm thì đã mang bầu, lúc đó vợ bảo có con chẳng ảnh hưởng gì đến kinh tế gia đình, cô ấy vẫn đi làm, sinh con nghỉ vài tháng đã có tiền thai sản.
Nghe vợ nói hợp lý nên tôi cũng không cằn nhằn nữa mà mong chờ đứa con sớm ra đời.
Sau nhiều tháng ngày mong đợi con cũng được sinh ra, cả mẹ và con đều khỏe mạnh, tôi vui vô cùng. Đến khi con được tròn 6 tháng vẫn chưa thấy vợ đi làm lại, tôi rất sốt ruột, nhiều lần cũng muốn hỏi nhưng rồi lại thôi.
Một hôm, tôi đang nấu ăn thì nghe thấy sếp của vợ gọi đi làm nhưng cô ấy bảo sẽ nuôi con đến khi nào khỏe mạnh cứng cáp rồi mới đi. Nghe đến đây tôi sốc đến nỗi suýt chút nữa làm đổ nồi canh nóng.
Nghe vợ nói hợp lý nên tôi cũng không cằn nhằn nữa mà mong chờ đứa con sớm ra đời. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vì muốn sức khỏe vợ nhanh phục hồi để sớm đi làm nên suốt 6 tháng vừa rồi, dù đi làm về rất mệt nhưng tôi vẫn cố gắng làm mọi việc nhà. Thế mà giờ đây vợ lại nói là chưa muốn đi làm mà vẫn muốn nghỉ ngơi.
Buổi tối nằm ngủ, tôi bảo với cô ấy là tiền thai sản đã tiêu hết, tháng sau nên gửi con cho bà nội chăm sóc, còn vợ đi làm chứ mình chồng không thể chu cấp được cho ba miệng ăn.
Tưởng vợ sẽ nghe lời nào ngờ cô ấy ngồi bật dậy rồi nhìn chằm chằm vào mặt chồng bảo là không muốn làm công nhân nữa, vất vả lắm, suốt ngày phải làm tăng ca. Khi nào tìm được công việc nhàn hạ lương thấp một chút nhưng phù hợp với sức lực của bản thân thì mới đi làm.
Lời nói của vợ khiến tôi “cạn lời” không biết phải nói thế nào nữa, người trình độ không có, ngoại hình bình thường, ăn nói đốp chát thì làm được việc gì ngoài nghề công nhân chứ?
Theo mọi người tôi phải khuyên bảo vợ thế nào để cô ấy nhanh chóng đi làm trở lại đây?
Nỗi lo khó nói của vợ chồng nhà báo
Đối với những người đi làm bình thường việc tìm người trông con đã khó, đối với người làm báo còn khó gấp vạn lần. Giờ giấc thất thường, đi sớm về muộn, đó là những đặc điểm chung của hầu hết các phóng viên, nhà báo.
Chị Thùy Linh là phóng viên của một tờ báo tại Hà Nội, chồng cũng làm ở một tờ báo khác. Hai anh chị quen nhau trong một lần tác nghiệp mà nên duyên. Khi mới yêu, họ thấy toàn màu hồng bởi vì cùng làm một mảng y tế nên sự kiện nào hai người cũng có mặt. Những lần tác nghiệp ấy khiến cả hai háo hức chẳng khác nào những cuộc hẹn hò, dù theo mảng y tế hai người đều phải đi theo một "lịch" làm việc thất thường chẳng giống ai, nhưng đều cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.
Đến khi lấy nhau, lúc chưa sinh con cũng thế. Hai vợ chồng chị không những được đi cùng nhau mà còn chia sẻ thông tin cho nhau. Những cuộc hội thảo, họp hành hay những vụ việc bất thường của ngành y tế thường diễn ra không tuân theo giờ giấc nào cả. Mọi việc có vẻ vẫn êm xuôi cho đến khi chị Linh sinh con và hết thời gian nghỉ thai sản.
Gửi con cho ai? Chị nghĩ ngay đến việc gửi con cho bà ngoại vì nhà mẹ chị chi cách nhà chị có 3 cây số. Nhưng chỉ được 2 tháng, mẹ chị sụt mất 3 ký vì phải chăm bẵm đứa cháu 6 tháng tuổi từ sáng tới đêm, lại phải ăn sữa ngoài thường xuyên vì chị Linh giờ giấc thất thường không kịp về cho con bú.
"Con xem giờ giấc thế nào đi chứ, bây giờ mẹ một mình quay với thằng nhỏ chẳng có lúc nào được nghỉ ngơi, có khi ốm mất", bà ngoại than thở.
Sau khi bàn bạc với chồng, anh chị quyết định rước bà nội lên trông cháu. Thế nhưng chỉ được 3 tháng là bà cáo ông yếu ở quê nên cũng "lặn mất". "Không ai chịu nổi việc đánh vật với thằng bé cả ngày lẫn đêm, vì giờ giấc của hai vợ chồng thất thường quá, bà nội bà ngoại ngoài việc trông nom bế ẵm còn phải nấu nướng, ăn uống, sinh hoạt nữa chứ. Không thể giam các bà 24/24 được", chị Linh chia sẻ.
Sau khi luân phiên nhờ cả bà nội bà ngoại, con cũng được 1 năm tuổi, hai vợ chồn quyết định gửi trẻ và phân công nhau đón con. Chị Linh tâm sự, nhiều lúc xót con muốn bỏ nghề nhưng vì đã trót dấn thân và say mê với nghề cho nên cứ cố. Rồi cuối cùng con cũng sẽ lớn lên và mọi việc cũng sẽ qua hết.
Việc đi đêm về hôm hay những chuyến đi bất ngờ là chuyện không xa lạ với các nhà báo (Ảnh minh họa)
Còn anh Nguyên, phóng viên điều tra ở một kênh truyền hình còn nan giải hơn. Chị Vân vợ anh làm biên tập viên một tờ báo điện tử, mặc dù đi làm về đúng giờ nhưng suốt ngày phải ôm máy tính để biên tập tin tức xuất bản điện tử. Đặc thù của báo điện tử là phải đưa tin nóng mọi nơi mọi lúc cho nên chị Vân lúc nào cũng "bận hơn con mọn". Còn anh Nguyên thì không nói làm gì, bởi công việc của anh là không có giờ giấc và thời gian, nhiều vụ án anh theo đuổi buộc anh phải ăn chực nằm chờ tại hiện trường cả tuần, cả tháng. Đi công tác xa nhà là chuyện cơm bữa, cho nên anh chẳng giúp gì được cho chị Vân trong việc chăm sóc con cái.
Anh Nguyên kể lại, hồi vợ anh sinh đôi hai nhóc một lúc, cả nhà vừa mừng vừa lo. Ngay trong thời gian được nghỉ thai sản theo quy định, chăm hai đứa con mới sinh cũng đã bở hơi tai, phải huy động hết bên nội bên ngoại. Đến khoảng thời gian chị Vân phải đi làm, thì tình thế lại càng khó khăn hơn vì không ai có thể chăm nổi hai đứa trẻ sinh đôi chưa đến tuổi biết đi biết nói. Mà thuê người thì hai vợ chồng anh không yên tâm, cũng chưa đủ điều kiện.
"Đã nhiều lần Vân đề xuất với tôi xin nghỉ công tác ở nhà chăm con, tôi cũng khuyên Vân nên nghỉ, nhưng quyết định thế rồi, hôm sau đi làm về, Vân lại bảo không được. Nếu không làm báo thì cô ấy ... không sống nổi. Thế là lại cố", anh Nguyên nói.
Dù bọn trẻ đã gần 2 tuổi nhưng việc gửi con vẫn là vấn đề nan giải đối với anh Nguyên, chị Vân, vì kể cả đi gửi mẫu giáo thì cũng vẫn phải có 2 ngày nghỉ. Chưa kể hai đứa cùng ăn, cùng lớn, nhưng cũng cùng ốm. Trẻ song sinh "rủ nhau" làm mọi thứ khiến cho vợ chồng anh chị vắt chân lên cổ để chăm sóc, nuôi nấng.
Cũng may, bà nội bà ngoại tuy không thể trông nổi hai đứa nhưng cũng thường xuyên qua lại, đi chợ, nấu nướng giúp hai vợ chồng. "Nghề báo lương thấp, việc nhiều, giờ giấc thất thường, theo được nghề đã khó chứ chưa nói gì đến việc lấn bấn vì con cái. Với đàn ông thì còn đỡ, chứ phụ nữ thì đúng là phải có đam mê cháy bỏng mới có thể vượt qua và trụ lại với nghề. Tôi rất cảm phục vợ mình", anh Nguyên chia sẻ.
Nghề báo vốn là một công việc mang tính đặc thù, đòi hỏi người phụ nữ làm báo cần phải có bản lĩnh: bản lĩnh trong cách nghĩ, cách làm, bản lĩnh trong trang viết và cả bản lĩnh trên những bàn nhậu,... họ phải tự biết tự bảo vệ mình để vượt qua những cạm bẫy trong nghề. Ngoài bản lĩnh nghề nghiệp, phụ nữ làm báo còn phải mang trên mình những trách nhiệm của một người làm vợ, làm mẹ, sắp xếp thời gian cho công việc cho gia đình, con cái... để dung hòa được những điều đó cũng là một sự khó khăn.
Nhiều người ví, gia đình giống như một sân bóng, kiểu gì cũng có một người làm "tiền đạo", người kia làm "thủ thành", nhưng đối với nghề báo thì cả hai vợ chồng đều làm "tiền đạo", cho nên phải tìm người "canh gôn" mới có thể tập trung vào công việc. Điều đó khiến vợ chồng nhà báo gặp muôn vàn khó khăn. Không ít nữ nhà báo đã lui về "hậu phương" để chồng yên tâm tác nghiệp, nhưng cũng không ít người bám trụ được với nghề, vượt qua những khó khăn một cách ngoạn mục.
Vừa ngã xe còn chưa kịp hoàn hồn, chồng đã hét lên một câu khiến tôi đau còn hơn những vết thương trên người Tôi không ngờ chồng lại có thể nói những câu vô tình vô nghĩa như vậy với vợ. Vợ chồng tôi có cuộc sống chẳng dư dả gì. Cả hai đều làm công nhân, lương tháng không cao lại có thêm hai đứa con nên càng túng thiếu. Có những hôm, trong bữa cơm chỉ độc nhất một món với bát nước mắm....