Hết Tết rồi, game thủ chúng ta làm gì đây?
Được nghỉ 1 tuần liền, chắc hẳn người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên và công nhân viên chức trẻ tuổi là đối tượng cảm thấy sung sướng nhất. Tuy nhiên hôm nay đã là mùng 05 Tết, không khí đầu năm mới bắt đầu phai nhạt dần, nhường chỗ cho những lo toan thường nhật.
Với game thủ nói chung, sau một kỳ nghỉ dài không động vào thế giới ảo, họ thường cảm thấy “mất phương hướng” hoặc “hụt hẫng” vì nửa muốn thay đổi món ăn quen thuộc, nửa lại muốn lao vào cày kéo cho bõ những ngày “gác bàn phím”. Bạn cũng đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu sau Tết? Hãy thử chọn cho mình một số phương án dưới đây.
Không nên “phục thù”
Hai chữ “phục thù” ở đây không có nghĩa là thanh toán “cừu nhân”, mà để chỉ cảm giác muốn lấy lại những gì đã bỏ phí trong thế giới ảo sau nhiều ngày không login. Thông thường dân cày rất hay cay cú vì vừa dời bàn phím 1, 2 ngày mà đã thấy vị trí nhân vật ảo trên bảng xếp hạng tụt thảm hại, ra đường gặp ai cũng thấy mình yếu hơn…
Cố công cày kéo để quay lại top là không nên.
Chính vì thế, họ sẽ cố sức để “cày” suốt ngày đêm, bất chấp việc kỳ nghỉ dài đã qua và công việc, chuyện học hành đang quay trở lại. Điều này cực kỳ nguy hiểm và có thể khiến các tín đồ ảo mất không hàng tháng trời ngoài đời thực chỉ để đổi lấy vài chục vạn điểm kinh nghiệm in-game.
Nếu rơi vào tình trạng “mất top” như trên, đừng vội tức giận hay tiếc nuối, vì như người ta vẫn nói “phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Chỉ đi sau người khác 1, 2 ngày (thậm chí 4, 5 ngày) không khiến trình độ cũng như mức độ am hiểu trò chơi của bạn yếu đi, hãy kiên nhẫn và thành công sẽ lại đến mà thôi.
Đối với các nhân viên văn phòng, tháng đầu năm mới có thể còn khá “thảnh thơi” vì công việc không quá dồn dập, tuy nhiên với học sinh sinh viên thì khác, họ bắt đầu bước vào học kỳ 2 mang tính quyết định cho cả năm học. Đặc biệt các bạn học sinh lớp 12 thì lại càng cần phải tập trung sách vở hơn khi kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới gần.
Giai đoạn sau Tết, gamer trẻ tuổi nên tập trung cho bài vở.
Sau Tết, giới trẻ thường hay có suy nghĩ “cứ chơi tiếp đã rồi tính sau”, vì thế họ dễ dàng chìm đắm vào những trò chơi mới, sau đó tới gần hết nửa học kỳ mới cuống cuồng xào bài thì đã quá muộn. Lời khuyên là có thể chơi nhưng bạn nên điều độ, phân bổ hợp lý thời gian để không bị “ru ngủ” sau đợt nghỉ dài ngày.
Video đang HOT
Ra tết, thông thường túi tiền của ai cũng rủng rỉnh, ngay cả tầng lớp thanh thiếu niên được mừng tuổi nên luôn sẵn sàng ném vào thế giới ảo để mua đồ mạnh. Hơn nữa, giai đoạn này các NPH cũng rất “tinh ý” khi tung ra loạt event “nạp thẻ nhận quà” – ai nhiều tiền hơn thì được nhiều quà hơn, chiêu thức này tuy cũ nhưng hiệu quả rất cao.
Tầng lớp thiếu niên thường rất dễ dốc hết tiền mừng tuổi vào cash-shop.
Dĩ nhiên tiêu tiền ra sao là quyền của mỗi người, nhưng “dốc” hết túi của mình trong lúc này là không nên, đơn giản vì hiệu quả của chúng không cao (ai ai cũng vung tiền nên thứ hạng của các nhân vật ảo thay đổi không nhiều), đó là chưa kể tới việc nếu say mê những event dạng quay số may mắn sẽ khiến bạn trắng tay nhanh chóng.
Lời khuyên chung là hãy tận dụng tối đa các event Tết miễn phí trước khi chúng kết thúc, sau đó để dành tiền cho các tựa game mới sắp cập bến trong khoảng đầu quý 2 (tháng 04 hoặc tháng 05/2011). Lúc đó bạn sẽ cảm thấy quyết định tiết kiệm của mình lúc này sáng suốt đến thế nào.
Theo thống kê, Tết thường là thời điểm mà game thủ quyết định rời bỏ game nhiều nhất, đơn giản vì họ coi đây là “cái mốc” khi mình thêm một tuổi mới, cần chín chắn hơn, tập trung cho công việc, gia đình… vì vậy khá nhiều bang hội, party tan rã sau khi kỳ nghỉ dài kết thúc.
Cần chỉnh đốn, động viên bằng hữu in-game sau kỳ nghỉ dài.
“Sau Tết mọi người thường tất bật với công việc nhằm hoàn thành chỉ tiêu đầu năm nên không hiểu bao giờ các thành viên cũ mới quay trở lại. Năm nào cũng thế, trò nào cũng vậy, cứ mỗi dịp sau tết mình lại có nguyên 1 tháng đau đầu để ổn định kỷ luật cũng như sắp xếp lại cấp bậc trong bang”, T. bang chủ một bang hội lớn trong Kiếm Thế tâm sự.
Phản ánh trên là hoàn toàn hợp lý và vẫn là nỗi lo canh cánh của bang chủ nói riêng lẫn các thành viên kỳ cựu trong bang hội, guild nói chung. “Key member” phải luôn có mặt in-game sau Tết để động viên anh em quay trở lại mái nhà cũ.
Xác định hướng đi: Cũ – Mới
Năm 2011 được coi là năm toàn ngành game Việt khôi phục lại sau hơn nửa năm 2010 chìm trong ảm đạm, các tựa game mới (cả ngoại lẫn nội) đều túc trực sẵn chờ ngày ra mắt, vì thế chắc chắn kể từ quý 2 trở đi thế giới ảo sẽ tấp nập trở lại như xưa. Điều này có thể khiến nhiều gamer cảm thấy “lung lay”.
Đầu năm luôn là lúc để gamer xác định hướng đi cho 12 tháng tiếp theo.
Cụ thể, họ sẽ phải lựa chọn cho mình một trong 2 hướng đi: gắn bó với sản phẩm cũ hay chuyển nhà tới nơi ở mới. Nếu sát nút mới quyết định thì sẽ nảy sinh tình trạng “dở dở ương ương”, vừa tiếc công sức mình cày game cũ, vừa không muốn bỏ lỡ game mới. Nhiều người chọn cách chơi cả 2 và rồi chẳng phía nào thành công.
Vì thế ngay từ lúc này, hãy định hướng sẵn tư tưởng cho mình, nếu cảm thấy không còn mặn mà với sản phẩm cũ thì đừng nên tốn sức quá nhiều cho nó, chỉ chơi cầm chừng cho đỡ buồn mà thôi. Vẫn biết điều này là rất khó với dân cày, nhưng họ sẽ cảm thấy quyết định ấy là đúng đắn trong thời gian tới.
Theo PLXH
Huyết án trong sân trường
Lữ Văn Quý
Xích mích, giành gái, nhìn "đểu"... đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên của tội ác học đường. Nhưng tội ác học đường còn có sự tham dự của phụ huynh..., giang hồ đâm thuê chém mướn. Cạnh đó là nạn băng nhóm, trấn lột khiến môi trường học đường bị vấy bẩn, học sinh và phụ huynh bất an, xã hội bức xúc.
Chỉ trong buổi sáng qua, thứ Bảy 4-12, hai vụ đâm chém kinh hoàng đã xảy ra ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4 và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Bức tranh bạo lực học đường đang ngày càng bộc lộ một cách rõ nét. Nhẹ thì giật cúc áo, cào mặt, rạch dao lam, nặng thì hẹn nhau huyết chiến, dùng đủ loại hung khí từ kiếm, búa đến cả súng hoa cải... Nhiều vụ có sự tiếp tay của phụ huynh học sinh, thậm chí lôi kéo các đối tượng đâm thuê chém mướn bên ngoài vào trường gây hấn.
Ba ngày, ba vụ án học trò
8 giờ sáng qua (4-12), Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4, TP.HCM náo loạn khi một nhóm học sinh lớp 8 đuổi đánh em Nguyễn Mạnh C. (học sinh lớp 11). Khi cuộc ẩu đả đang hỗn loạn thì xuất hiện một nhóm học sinh khác cầm dao lao đến chém khiến ba học sinh lớp 8 bị thương nặng. Công an phường 2, quận 4 đã có mặt, đưa nạn nhân đi cấp cứu, đồng thời xác định bốn học sinh có liên quan đưa về trụ sở công an phường để lấy lời khai.
Cách đây hai ngày, ngày 3-12, em Nguyễn Ngọc Diệu Ý, học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Trãi (thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), bị một nhóm bạn học cùng trường đưa vào khu đất trống rồi đánh đập, bắt ngồi trong bụi cây không cho về. Từ hơn hai tháng qua, nhóm bạn này thường xuyên chặn đường buộc Ý đưa tiền.
Em Lữ Văn Quý - học sinh lớp 10A4 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hóc Môn, TP.HCM đến nay vẫn chưa thể đi học, một phần do vết thương đang đau, một phần do sợ bạn trả thù.
Lúc 6 giờ 30 ngày 2-12, hai học sinh lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Mai (huyện Cái Nước, Cà Mau) là Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Vũ Phong bất ngờ xông vào lớp đâm chín nhát vào người Tèo. Tèo được đưa đi cấp cứu kịp thời, không nguy hiểm tính mạng. Theo nhà trường, nguyên nhân là do tranh chấp người yêu.
Những cuộc huyết chiến
Giữa tháng 11-2010, một nhóm học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (quận 3) đang trên đường đi học về thì bị một nhóm thanh niên khác chặn lại, dùng lưỡi lê đâm chết tại chỗ em Đặng Hoàng Tiến (15 tuổi) ngay gần khu vực cổng trường. Hung thủ là học sinh Trường Nam Sài Gòn, khai đâm chết Tiến là do xích mích chuyện tình ái.
Học sinh trong trường đánh nhau nếu không được giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Tháng 9-2010, Hà Minh Cường - học sinh Trường Nguyễn Trung Trực (Gò Vấp) sang Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Gò Vấp chơi và mâu thuẫn dẫn đến xô xát, đánh nhau với Vũ Luân (15 tuổi) ngay trong khuôn viên trường. Đặng Văn Vũ là bạn của Luân thấy vậy nhảy vào bênh bạn và đánh nhau với Cường. Cường rút con dao thủ sẵn trong cặp ra chém vào cổ tay của Vũ và bị Vũ dùng dao đâm chết.
Một vụ khác xảy ra ngay trong giờ ra chơi tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Phú vào ngày 14-9-2010. 15 học sinh lớp 10 đã đánh hội đồng hai học sinh tên Hoàng và Sơn. Rất may giám thị của trường kịp thời ngăn chặn. Chưa dừng lại ở đó, 3 giờ đồng hồ sau, tại con hẻm cạnh cổng trường, Hoàng và Sơn đã gọi thêm người và hai bên hẹn nhau quyết chiến bằng đủ loại hung khí dao, ống sắt, gậy gộc...
Cách đây một năm, tại Trường THCS Tân Bình, do tranh giành bạn gái, một học sinh lớp 8 tên Lê Công Hoàng đã đánh nhau và dùng dao thủ sẵn đâm Minh gục ngay giữa sân trường. Hoàng tiếp tục đâm trọng thương hai học sinh khác vào can ngăn trước sự chứng kiến của hàng trăm học sinh, giáo viên, giám thị...
Không riêng gì trên địa bàn TP.HCM, tình trạng bạo lực học đường diễn ra khắp nơi trên cả nước. Ngày 16-9-2010, Phạm Văn Hoàng - học sinh Trường THPT Bán công Đồng Hới (Quảng Bình) đã đâm chết bạn học Võ Nhật Hoàn ngay trên sân trường. Trước đó chưa đầy một tuần, ngày 11-9, Huỳnh Ngọc Thạch - học sinh lớp 12 Trường THPT Đắk Song, tỉnh Đăk Nông đã đâm chết một người và đâm trọng thương một học sinh khác trong một vụ ẩu đả.
Phụ huynh phục thù giúp con
Những vụ học sinh đánh nhau, nhẹ thì gọi bạn bè cùng lớp, cùng nhóm trong trường học tham gia. Không giải quyết được hết mâu thuẫn sẽ có sự tiếp tay của phụ huynh, sự tham gia của thế lực anh chị đâm thuê chém mướn bên ngoài.
Sáng 17-11, do thấy bạn là Trần Quốc Vương không chịu ghi chép bài nên em Lữ Văn Quý - học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hóc Môn vỗ vai bạn ngụ ý bảo "chép bài đi". Không ngờ sau đó Vương gọi thêm hai học sinh lớp khác hành hung Quý. Ngày hôm sau, Vương và một bạn học tên Đạt đã chờ Quý ngay trước cổng trường và dùng dao chém nhiều nhát vào người.
Cho rằng bạn nhìn đểu mình, Lê Minh Hiếu - học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Lai (quận 8) đã đánh một học sinh lớp 7 tên Lê Minh Mẫn. Cha của Mẫn tìm vào tận trường và đánh túi bụi vào mặt Hiếu. Trước đó không lâu, một học sinh lớp 11 Trường THPT Lý Tự Trọng (quận Tân Bình) bị một học sinh Trường Hàn Thuyên xách mã tấu chém phải vào bệnh viện cấp cứu. Mẹ của học sinh này đã thuê gần 20 giang hồ mang theo kiếm Nhật, mã tấu phục kích trước cổng trường suốt bốn ngày để cho con chỉ mặt người chém...
Nguyễn Thành Trung, lớp 11 Trường Nguyễn Thượng Hiền, là một ví dụ điển hình về việc cầu cứu thế lực anh chị bên ngoài. Trung học giỏi và suốt ngày thường bị một nhóm bạn trong lớp tìm cớ gây hấn. Trung được một người bạn chỉ cách nhờ giang hồ mang kiếm Nhật, ống sắt vào trường tìm gặp nhóm bạn đánh Trung. Người bạn này mách nước cho Trung đóng tiền bảo kê hằng tháng cho "đại ca", đổi lại kẻ bảo kê sẽ "xử" bất kỳ kẻ nào dám gây hấn với Trung.
Nhiều học sinh Trường THPT Hàn Thuyên cho biết cách đây hơn một năm, chỉ vì một vụ va quẹt xe nhẹ, dẫn đến xô xát, một nhóm học sinh lớp 11, dẫn đầu là học sinh tên Khang đã cùng hàng chục tên giang hồ mang theo mã tấu đứng dàn hàng trước cổng trường. Một học sinh lớp 12 đã đi gọi giang hồ ở quận 4 tới, mang theo kiếm Nhật chém túi bụi. Nhóm lớp 12 tiếp tục truy sát và chém một học sinh lớp 11 trọng thương.
Trong vụ này có anh của Khang bị đâm bốn nhát trước cổng trường nhưng sống sót và được cấp cứu tại bệnh viện. Lúc vừa bước chân ra khỏi cổng bệnh viện đã bị một người lạ mặt đâm hai nhát ở ngực.
Theo Pháp luật TPHCM
Chi cục trưởng mất chức và chuyện người vợ 'phục thù' Ông Trần Hoài Đức - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Tô (Kon Tum) bị mất chức. Bà vợ ông Đức liền nhờ người hạ độc thuộc cấp của chồng, để trả thù vì họ "dám" làm đơn tố giác. Cấp dưới sống khó khăn (nơi ở của gia đình anh Trần Minh Ngọc) trong khi...