Hết Tết, con cháu rời quê, bố mẹ lại lủi thủi nuôi đàn gà mới
Hết Tết, con cháu lần lượt rời quê, nhà không còn tiếng trẻ con, bố mẹ tôi bắt đầu nuôi đàn gà mới.
Tôi rời quê từ hôm mùng 5 Tết. Hơn 5 ngày trôi qua và 15 năm nay đều như thế, nhưng tôi vẫn buồn khi nhớ đến hình ảnh bố mẹ tựa cửa, vẫy tay chào con cháu.
Trước khi lên xe, tôi bảo con gái đến ôm bà nội nhưng mẹ tôi đẩy cháu ra xa: “Đừng làm thế, mẹ khóc đấy”. Tôi bế con, bước lên xe, chẳng dám nhìn bố mẹ. Nếu không có những ngày Tết sum vầy thì hẳn sự chia xa này không buồn đến thế.
Một năm trôi qua với bố mẹ tôi chỉ loay hoay những câu hỏi như trồng cây gì, nuôi con gì… rồi trông chờ con cháu về ăn Tết. Dù lớn tuổi, ông bà vẫn thích trồng cây ăn trái và rau xanh. Vườn nhà không bao giờ thiếu hồng xiêm, xoài, mít, cải ngọt, rau má…
Hết Tết, bố mẹ tôi lại lủi thủi nuôi đàn gà mới, trồng lại rau xanh. Ảnh minh họa: VietNamNet
Video đang HOT
“Đặc sản” ngon nhất vườn nhà bố mẹ tôi phải kể đến đàn gà. Thông thường, sang tháng 2 âm lịch, ông bà lại mua con giống và chăm gà như đàn con dại. Ngày ba bữa, ông bà thay nhau cho gà ăn, dọn chuồng trại sạch sẽ, tránh dịch bệnh.
Ông bà phân công nhau, sáng ông lùa gà ra vườn, chiều bà đuổi gà lên chuồng.
Gà do chính tay bố mẹ nuôi, ngon đến lạ thường. Tôi ăn ở bất cứ đâu cũng không tìm ra hương vị đặc biệt như ở quê nhà. Gà của ông bà ngon đến nỗi mỗi lần xe gần đến nhà nội, con gái tôi đều hồn nhiên thốt lên: “Gà ơi, ta yêu gà lắm! Gà ơi, ta đến đây!”.
Có lẽ, gà của bố mẹ được nuôi bằng “ yêu thương” nên con nào cũng béo, thịt thơm, da vàng, ngọt lịm. Suốt một tuần ăn Tết ở quê, hầu như bữa nào cũng có thịt gà, hết luộc, kho thì chuyển sang hấp, nướng… Người lớn có ngấy mà trẻ con chưa chán thì vẫn cứ ăn gà.
Thế nhưng, chúng tôi chẳng lấy làm khó chịu khi ăn gà liên tục. Bởi, tôi và các em đều hiểu, bố mẹ chẳng có đặc sản quý hiếm, chỉ có đàn gà béo và vườn rau xanh đãi con cháu mấy ngày Tết.
Tết trôi qua từng ngày, đàn gà bố mẹ ngày càng ít đi, vườn rau cũng tơi tả. Vậy mà, ông bà vẫn mừng rỡ, hạnh phúc bởi công sức một năm được con cháu “chén sạch”.
Và rồi, một sáng thức dậy, thấy bố mẹ lục đục sau bếp, làm sạch từng con gà, treo lên cao cho ráo nước, tôi biết mình sắp sửa rời quê. Hành trang tôi mang theo vẫn là “đặc sản” gà nhà, bó rau sạch, ít trái cây… được bố mẹ gói gọn gàng, sạch sẽ.
Tôi nhớ lại lời tâm sự của bố mẹ: “Con cháu về, nhà rộn tiếng cười, bố mẹ ăn cơm thấy ngon hơn”, thấy lòng nặng trĩu, không muốn rời xa.
Con cháu đi rồi, nhà quạnh quẽ, vắng tiếng trẻ con. Bố mẹ sẽ buồn, hụt hẫng vài ngày, ăn kém đi một chút. Nhưng rồi, khi nghĩ đến cảnh sum vầy ở Tết năm sau, bố mẹ sẽ phấn chấn, dùng hơn 360 ngày còn lại nuôi gà, trồng rau.
Thỉnh thoảng, con cháu gọi điện về hỏi thăm sức khỏe, bố mẹ sẽ khoe đàn gà đã lớn, rau xanh nhiều lắm… Rồi, hai người lại gói ghém “đặc sản” quê nhà gửi cho con cháu ở xa.
Tết qua rồi nhưng từng lời mẹ nói trước Tết vẫn còn thỏ thẻ bên tai: “Nhà người ta có tiếng trẻ con rồi, còn mỗi nhà mình vắng vẻ…”.
Ngày nhỏ, tôi mong Tết đến để được ăn ngon, nhận lì xì, đi chơi, còn bố mẹ mong các con khỏe mạnh, mau lớn.
Trưởng thành, có lúc tôi ích kỷ, mong Tết đến để nhận thưởng, du lịch cùng vợ con, còn bố mẹ vẫn ở đấy nuôi gà, trồng rau, chờ con cháu về.
Liệu đến lúc tôi nhận ra Tết còn bố mẹ, có quê để về là hạnh phúc nhất thì liệu “bóng cả” đời tôi còn ở đó chờ con cháu được bao lâu nữa?
Vừa hết Tết, bố mẹ chồng đùng đùng bỏ về quê chỉ vì lý do gây sốc
Trước Tết hai tháng, vợ chồng tôi đón mẹ chồng dưới quê lên ở chung. Thế nhưng, chỉ vừa hết Tết, mẹ chồng đã đòi về quê sống vì một lý do gây sốc.
Chồng tôi là con một trong gia đình, bố chồng đã mất sớm, chỉ còn mẹ. Trước Tết 2 tháng, hai vợ chồng đã xây được căn nhà mới, đón mẹ chồng dưới quê lên ở; còn căn nhà cũ dưới quê thì cho thuê. Đây cũng là mong muốn của hai vợ chồng để mẹ được sống thoải mái, vui vẻ lúc cuối đời sau những năm tháng cực khổ, vất vả. Nhà có 4 tầng, chúng tôi sắp xếp cho mẹ ở dưới tầng 1 để ông bà không phải leo cao, gia đình 4 người chúng tôi ở tầng 2, tầng 3 đặt gian thờ và tầng 4 là nới phơi quần áo.
Dù đã lên thành phố, sống sung túc hơn xưa nhưng mẹ chồng tôi vẫn không bỏ được nếp sống dưới quê. Bà rất tằn tiện, đến hộp sữa chua cũng chỉ ăn một nửa, một nửa cất vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Bà cũng chẳng bao giờ dùng đến nước rửa bát, chỉ tráng qua nước sôi; tôi phải đợi khi mẹ chồng về phòng riêng mới dám mang bát ra rửa lại. Mẹ chồng cũng thường tích trữ túi ni lông, chai nhựa, vỏ lon để đem bán lấy tiền, khiến nhà tôi chất đống toàn là phế liệu; vợ chồng tôi khuyên thế nào cũng không được.
Vừa hết Tết, bố mẹ chồng tôi đã đùng đùng bỏ về quê chỉ vì một lý do gây sốc (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, dịp Tết vừa rồi, ngoài đào, quất, tôi còn mua hoa để trang trí nhà, nhưng mẹ chồng lại chê lãng phí, tôi không vui nhưng cũng im lặng không nói lời nào. Tết nhất nhà nào cũng sắm sửa bánh chưng, hoa quả, thức ăn để sử dụng trong kỳ nghỉ dài, nhưng mẹ chồng tôi lại không đồng ý tôi chi quá nhiều tiền như vậy. Cả mùa Tết mà gia đình cứ mặt nặng mày nhẹ với nhau vì chuyện tiết kiệm, khiến không khí Tết trầm hẳn đi.
Đột nhiên, hôm qua, mẹ chồng bảo với chúng tôi là sẽ về quê sống, với lý do trên này người ta tiêu hoang quá, bà không thích ứng được. Lý do bất ngờ này khiến hai vợ chồng tôi không biết nên phản ứng như thế nào. Vừa đón mẹ chồng lên ở vài tháng mà bà đã đòi về, người ta lại nghĩ chúng tôi bất hiếu thì sao? Hơn nữa, căn nhà dưới quê đã cho thuê, bà làm sao mà ở được? Chúng tôi nên làm gì đây?
Hết Tết, tôi cũng kết thúc vai diễn vợ hiền, dâu thảo Tôi mừng vì Tết trôi qua thật nhanh. Bởi, hết Tết đồng nghĩa với việc tôi cũng kết thúc vai diễn vợ hiền, dâu thảo. Tết vừa rồi là lần đầu tiên tôi về quê chồng đón năm mới. Dù đã chuẩn bị kỹ, tôi vẫn bị cái lạnh xứ lạ làm cho mệt mỏi. Thế nhưng với tôi chút khắc nghiệt ấy...