Hết Tết con cháu rời đi, bà ngồi buồn 1 mình giữa căn nhà vắng
Tết đến chính là khoảng thời gian để mọi người tận hưởng kì nghỉ dài, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc và học tập đầy áp lực.
Không những vậy, Tết cũng là cơ hội để các gia đình được tụ tập, quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên, lưu lại kỉ niệm đẹp.
Gia đình quây quần ngày Tết đã trở thành hình ảnh quen thuộc. (Ảnh minh họa: Lao Động Thủ Đô)
Song hết Tết rồi lại là lúc mà các cuộc vui phải dừng lại. Người thì rời quê về thành phố làm việc hoặc không thì ai về nhà nấy để trở lại với guồng quay cuộc sống hàng ngày.
Ai cũng muốn có khoảng thời gian vui vẻ bên người thân. (Ảnh minh họa: Hà Nội Mới)
Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ lại những hình ảnh trái ngược trong và sau dịp Tết, phản ánh đúng phần nào thực trạng hiện nay nhưng lại làm không ít người phải xót xa. Theo đó, tại 1 gia đình ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, rất đông con cháu đã tụ tập tại nhà của người bà vào ngày mùng 2 Tết.
Ngày Tết mọi người trong gia đình tụ tập về nhà của người bà. (Ảnh: Chụp màn hình Douyin)
Người bà ngồi góc sân quan sát con cháu trò chuyện, chơi đùa. (Ảnh: Chụp màn hình Douyin)
Trong sân nhà, ai nấy đều tỏ ra vui vẻ. Người lớn tranh thủ gặp gỡ, trò chuyện, trẻ con thì vui đùa khiến bầu không khí vô cùng náo nhiệt, nhộn nhịp. Người bà lớn tuổi ngồi ở góc sân thỉnh thoảng lại nở nụ cười tươi theo dõi những việc làm của con cháu.
Video đang HOT
Nhìn nụ cười trên môi có thể thấy người bà đã vui vẻ như thế nào. (Ảnh: Chụp màn hình Douyin)
Thế nhưng khung cảnh tươi vui này lại chẳng kéo dài được lâu vì vài ngày sau đó, khi kì nghỉ Tết kết thúc, mọi người rời đi cũng là lúc chỉ còn người bà trong căn nhà lớn. Vẫn là khoảng sân ấy song giờ thiếu vắng tiếng cười nói rôm rả, người bà chỉ còn biết một mình lẳng lặng ngồi nhìn vào sự trống trải.
Kì nghỉ Tết qua đi, khung cảnh trở nên vô cùng vắng vẻ. (Ảnh: Chụp màn hình Douyin)
Chứng kiến khung cảnh thay đổi này, chưa nói đến người bà mà bất kì ai nhìn vào cũng cảm thấy hụt hẫng. Hạnh phúc quây quần bên người thân hóa ra lại chỉ được tính bằng ngày ngắn ngủi như vậy.
Nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy sự đơn độc của người bà. (Ảnh: Chụp màn hình Douyin)
- Người lớn tuổi có lẽ sợ nhất là cô đơn. Cũng khó trách các con cháu của bà vì ai cũng có cuộc sống riêng. Chỉ hi vọng nếu họ xem được những hình ảnh này sẽ sắp xếp về chơi thường xuyên hơn.
- Ngày Tết, mọi người đến và đi cũng thật vội vàng. Có những người cả năm phải đợi 360 ngày để được vui vẻ bên người thân chỉ 5 ngày như vậy đó.
- Trưởng thành rồi mới thấy người thân, gia đình quý giá đến thế nào. Bận đến mấy cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian để về bên ông bà, cha mẹ nhé.
- Con cháu nhìn thấy cảnh này hẳn là cũng không nỡ. Nhưng cuộc sống mà, ai mà chẳng có việc riêng. Nếu có thể đón bà về sống cùng gần các con, các cháu thì sẽ tuyệt vời hơn.
Có lẽ cũng giống như tâm trạng của người bà trên đây, chẳng ai muốn sự đoàn tụ gia đình phải kết thúc cả. Bạn thấy sao về những hình ảnh này, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Người đàn ông miền Tây "chơi lớn" phát nước cho dòng xe lên thành phố
Những ngày qua, khi dần kết thúc kỳ nghỉ Tết, mọi người bắt đầu quay lại cuộc sống thường ngày.
Ở các tỉnh miền Tây, khung cảnh người dân nối đuôi nhau quay lại TP.HCM để làm việc vô cùng tấp nập, đa số mọi người chọn cách di chuyển bằng phương hiện cá nhân là xe 2 bánh để có thể chở nhiều đồ đạc sau một thời gian dài rời thành phố lớn về quê.
Do lượng người di chuyển quá đông, kèm theo đúng thời điểm bà con dồn lên thành phố. Không ít con đường luôn trong tình trạng quá tải, ùn ứ, thời tiết các tỉnh miền Tây lúc này giao động từ 29-33 độ khiến cho bà con gặp khá nhiều khó khăn trên hành trình của mình.
Người dân miền Tây tấp lập quay lại thành phố để tiếp tục công việc. (Ảnh: Thanh Niên)
Dòng xe máy lỉnh kỉnh hành lý qua Quốc lộ 1 hướng từ miền Tây lên TP.HCM (đoạn qua Vĩnh Long) đông nghẹt xe những ngày qua. (Ảnh: Thanh Niên)
Giữa cái nắng của miền Tây, trên đoạn đường từ miền Tây đi lên TP.HCM, nhiều người bắt gặp một người đàn ông miệt mài phát nước cho dòng xe đang rời quê lên thành phố. Báo Thanh Niên đăng tải, người đàn ông đó tên là Chung Nhật Nam (45 tuổi, ở Vĩnh Long).
Theo như ông Nam chia sẻ, dịp Tết có chút rảnh rỗi nên ông nghĩ ra việc này nhằm giúp cho bà con đi xe có nước uống tránh nóng bức, ngoài ra đây cũng là lời chúc bình an của ông Nam dành cho bà con miền Tây của mình, ai đi qua người đàn ông này cũng kèm theo câu chúc "thượng lộ bình an".
Ông Nam và chiếc xe tải chứa đầy các chai nước của mình. (Ảnh: Thanh Niên)
Kèm theo chai nước là câu chúc "thượng lộ bình an". (Ảnh: Thanh Niên)
Phát liên tục ven đoạn đường, thời tiết cũng khá oi bức, thế nhưng, những gì mọi người thấy là một người đàn ông miền Tây chân chất, thật thà với nụ cười trên môi, liên tục tay không ngừng đưa nước cho dòng xe đi qua, hết dòng người này đến dòng người khác.
Chia sẻ với báo Thanh Niên, ông Nam tâm sự, thấy dòng người nhận lấy những chai nước của mình, bản thân cũng vui lắm, "của ít lòng nhiều", cảm thấy mọi người thoải mái, ông Nam cũng thấy được mình nhận lại gì đó, với ông, những chai nước không đáng bao nhiêu, quan trọng là sự cần thiết với những người được giúp đỡ.
"Của ít lòng nhiều", ông Nam vui mừng vì giúp đỡ được mọi người phần nào trên hành trình rời quê. (Ảnh: Thanh Niên)
Chia sẻ với báo Thanh Niên, ông Nam kể: "Thấy người ta đi xe máy nắng nôi nực nội quá, nên tôi mua phát đại cho người ta thôi chứ cũng không có gì. Mùng 4 bữa trước phát rồi, mùng 5 có việc nên tôi nghỉ, nay lại phát tiếp". Được biết, từ mùng 4 Tết đến giờ, người đàn ông 45 tuổi này đã liên tục đứng ven đường để phát gần 600 lốc nước cho người dân đi lên thành phố. Ông Nam cũng dự định, phát đến khi nào hết 600 lốc nước đã mua thì thôi.
Đoạn đường lên TP.HCM rất xa, việc có chai nước uống để nghỉ chân uống là điều rất quý với bà con. (Ảnh: Phụ Nữ Online)
Chị N. là một trong những người đi qua nhận nước của ông Nam, chị quay lại TP.HCM cùng với chồng và con của mình. Tâm sự với báo Thanh Niên về cảm xúc của mình khi được giúp đỡ, chị N. nói: "Nhận nước miễn phí thì mình vui chứ, tiết kiệm được tiền mua nước. Giữa đường có khát cũng có nước dự phòng uống". Ngoài ra, chị N. cũng không quên gửi lời cảm ơn đến ông Nam, các nhà hảo tâm giúp đỡ mình và nhiều người khác trên hành trình quay lại thành phố làm việc.
Tấm lòng của ông Nam được rất nhiều người cảm ơn và trân trọng. (Ảnh: Thanh Niên)
Cũng giống như bao người khác, anh L. cũng được ông Nam giúp đỡ, anh L. xem chai nước như tiếp thêm động lực cho mình trên hành trình và cuộc sống mưu sinh sắp tới ở nơi "đất khách quê người". Sau đó, anh L. tiếp tục di chuyển để lên TP.HCM cùng với dòng người miền Tây khác.
Các phương tiện của người dân từ các tỉnh miền Tây đã đông dần, hướng về TP.HCM, kết thúc kỳ nghỉ Tết. (Phụ Nữ Online)
Em Trai Chiếm Spotlight Khi Rửa Bát Thay Chị Vì Bộ Móng Ngày Tết Dù là con trai út trong nhà, song, chàng trai vẫn một mực quyết tâm muốn rửa bát sau cuộc vui vì sợ móng tay đã được đầu tư trước đó của chị bị hỏng, dân tình chỉ biết thốt lên ghen tị. Bên cạnh những bàn tiệc, mâm cỗ ngày Tết, thì những "bãi chiến trường bát đĩa" khiến ai nấy nhìn...