Hết nước làm mát xe ô tô gây gây hậu quả gì?
Một trong những thành phần quan trọng nhất của xe ô tô là nước làm mát động cơ, nhưng lại thường bị quên lãng, cho tới khi… quá muộn.
Nguyên nhân gây hết nước làm mát xe ô tô
Sau một thời gian hoạt động thì việc hết nước làm mát xe ô tô là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, nước mát bị cạn quá nhanh. Mức tiêu hao dung dịch làm mát của động cơ quá lớn. Thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống làm mát xe ô tô của bạn gặp vấn đề.
Do đó, ngoài việc chú ý đến thời gian thay nước làm ô tô định kỳ. Thì các tài xế cũng cần chú ý đến mức tiêu hao dung dịch làm mát bất thường của. Và sau đây có thể là 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự cố này.
1. Nước làm mát ô tô bị rò rỉ ra ngoài
Các đường ống dẫn hoặc các đường nối trong hệ thống làm mát đã có vị trí nào đó bị rò rỉ. Dẫn đến việc nước làm mát bị hao đi.
Nước làm mát ô tô bị rò rỉ ra ngoài
Rất có thể các vị trí rò rỉ rất nhỏ và khó nhìn. Do đó việc nước làm mát bị mất đi từ từ nên khó có thể phát hiện ra sớm.
Ngoài ra có thể là do các nút bị ăn mòn do thời gian đã lâu ngày. Hoặc nắp của két nước làm mát ô tô bị hỏng làm nước bị bay hơi đi khi nóng lên.
Video đang HOT
Nếu không kiểm tra và không phát hiện ra sự cố. Thì cứ sau một thời gian thì lượng nước làm mát lại bị hao đi đáng kể. Vì chúng mất đi từ từ mà không có dấu hiệu nước bị chảy dưới gầm xe.
2. Nước làm mát bị lọt vào trong buồng đốt
Gioăng quy lát là chi tiết để làm kín bộ phận mặt máy và thân máy. Nếu gioăng này bị hỏng thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc là sẽ đi vào buồng đốt.
Xi lanh của động cơ bị nứt và khi đó sẽ khiến cho nước làm mát cũng bị lọt vào buồng đốt.
Nếu bị hao nước làm mát xuất phát từ nguyên nhân hư hỏng của các bộ phận liên quan đến động cơ xe. Thì động cơ sẽ có hiện tượng bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định.
Trong những trường hợp này, cần bổ sung nước làm mát ô tô. Nếu không xử lý kịp thời có thể khiến xe không hoạt động được.
Xi lanh của động cơ bị nứt và khi đó sẽ khiến cho nước làm mát cũng bị lọt vào buồng đốt
Hết nước làm mát xe ô tô gây gây hậu quả gì?
Việc thiếu hoặc hết nước làm mát xe ô tô chắc chắn sẽ khiến cho nguyên lý hệ thống của làm mát ô tô bị gián đoạn. Và điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống động cơ của xe khi vận hành.
Việc hết nước làm mát xe ô tô nhưng tài xế không kịp thời bổ sung và cung cấp. Thì việc xảy ra những hậu quả không lường trước có thể sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nhiệm vụ chính của nước làm mát chính là làm giảm nhiệt độ cho động cơ ở mức vừa phải và an toàn. Nên nếu như thiếu nước làm mát thì chắc chắn động cơ sẽ bị nóng, nhiệt độ tăng cao khi vận hành. Điều này có thể sẽ gây cháy nổ, vô cùng nguy hiểm.
Khiến cho xe của bạn bị chết máy giữa đường khi đang lưu thông. Vừa gây nguy hiểm lại cản trở giao thông. Đồng thời, ảnh hưởng đến những bộ phận và chi tiết máy liên quan.
Gây tốn kém chi phí khi phải bảo dưỡng lại cả những bộ phận khác.
Đổ nhầm xăng vào xe máy dầu hay đổ nhầm dầu vào xe máy xăng gây hại hơn?
Việc đổ nhầm nhiên liệu (dầu-xăng) cho ô tô tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và hỏng xe. Tuy vậy, đổ nhầm xăng vào dầu hay dầu vào xăng lại có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Những ngày gần đây, câu chuyện đổ nhầm nhiên liệu cho xe ô tô đã và đang được đông đảo người quan tâm, thậm chí tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn.
Nguồn cơn xuất phát từ hình ảnh một chiếc Ford Everest bốc khói trắng nghi ngút trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào ngày mùng 3 Tết, được một tài khoản chia sẻ trên mạng xã hội. Nguyên nhân được cho là chiếc ô tô này đã bị đổ nhầm xăng vào dầu, khiến xe bốc khói khi đang đi và dẫn tới nguy cơ cháy nổ.
Khói trắng bốc lên từ chiếc Ford Everest, nguyên nhân được cho là đổ nhầm nhiên liệu. (Ảnh: Otofun)
Trên thực tế, đổ nhầm nhiên liệu xăng vào động cơ dầu khá hay gặp, nhất là trường hợp xe mượn, tài xế không để ý đến loại nhiên liệu của chiếc xe hoặc trên một số dòng xe có cả phiên bản máy xăng và dầu diesel dẫn đến sự nhầm lẫn của cả nhân viên bán xăng.
Các chuyên gia khẳng định, việc đổ nhầm nhiên liệu ít hay nhiều vẫn gây hại cho phương tiện. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng đến đâu thì còn phụ thuộc vào mức độ, loại nhiên liệu và nhất là cách xử trí của người lái xe.
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư Lê Hồng Đại cho rằng, khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe sẽ có thể gây ra một số hỏng hóc, thường gặp nhất là hiện tượng nóng và bó máy; nặng hơn có thể gây gãy trục cơ hoặc vỡ lốc máy dẫn tới phải thay cả máy. Khi đó, chi phí khắc phục sẽ là rất tốn kém, có thể từ vài chục đến vài trăm triệu tuỳ vào từng loại xe.
Đổ nhầm nhiên liệu có thể dẫn đến nóng và bó máy, hỏng séc măng hoặc cả bộ hơi, pít-tong, xy-lanh, dẫn tới phải thay cả máy. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Kỹ sư Đại cho biết thêm, khi xăng và dầu bị trộn lẫn sẽ hoà vào nhau và gây ra sự thay đổi trong quá trình hoạt động của động cơ vì cơ chế hoạt động của động cơ xăng và dầu là hoàn toàn khác nhau. Với xe máy xăng là dùng tia lửa điện để kích nổ, còn máy dầu là dùng áp suất nén nổ.
Tuỳ vào tỷ lệ xăng/dầu nhưng thông thường, việc đổ nhầm xăng vào dầu sẽ nguy hiểm hơn đổ dầu vào xăng .
"Khi xăng đổ nhầm vào dầu, do xăng nhẹ nên ban đầu sẽ ở phía trên và người sử dụng vẫn khởi động xe để đi được bình thường. Sau khi chạy một đoạn ngắn thì bắt đầu có sự hoà trộn hai nhiên liệu với nhau cùng đưa vào buồng đốt gây kích nổ và phá động cơ nhanh chóng.
Còn trường hợp dầu đổ vào xăng thì chỉ nổ đc một thời gian ngắn sẽ tự chết máy do tia lửa điện không thể kích nổ được dầu nên sẽ ít ảnh hưởng hơn", kỹ sư Lê Hồng Đại phân tích.
Các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cho rằng, khi đổ nhầm xăng vào dầu thì tuyệt đối không được khởi động mà phải đưa ngay xe về gara để tiến hành hút nhiên liệu ra khỏi bình, đồng thời bơm dầu nhiều lần để xúc, rửa sạch bình và vệ sinh toàn bộ hệ thống kim phun, bu-gi, thay lọc dầu,...
Ttrường hợp đổ nhầm dầu vào xe chạy xăng tuy ít nguy hiểm hơn nhưng nếu lượng dầu chiếm lượng quá lớn cũng gây hỏng hóc động cơ. Vì vậy, bạn vẫn nên tắt máy và đưa tới gara để khắc phục, xúc rửa tương tự như trên.
Còn nếu đổ nhầm dầu vào xăng với lượng dầu dưới 10% so với thể tích của xăng trong bình thì không quá đáng ngại. Khi đó, bạn có thể bơm thêm xăng vào bình để pha loãng dầu và xe vẫn có thể chạy gần như bình thường.
Trên thực tế, việc đổ nhầm dầu vào xe chạy xăng khó xảy ra hơn bởi lẽ kích thước của vòi bơm dầu diesel ở các trạm xăng thường lớn hơn vòi bơm xăng nên khó đưa vào cổ bình xe chạy xăng để tiếp nhiên liệu.
Những bộ phận trên xe ô tô cần kiểm tra trước khi đi chơi Tết Năm cũ qua đi, năm mới lại tới, đây là thời gian cho những chuyến đi đoàn viên, những chuyến đi chơi Tết. Sau một năm dài "cày cuốc", liệu xế yêu có thực sự sẵn sàng cho những chuyến đi dài sắp tới không? Những bộ phận trên xe ô tô cần kiểm tra trước khi đi chơi Tết Theo ghi nhận,...