Hết ngày viếng, dân vẫn đổ về nhà Đại tướng
Sáng ngày 11/10, người dân vẫn nườm nượp đổ về căn nhà số 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng. Không vào được bên trong, nhiều người dân đứng trước cổng chắp tay vái lạy Đại tướng tỏ lòng thành kính.
Thông báo của gia đình Đại tướng, đến 21h ngày 10/10, lễ viếng kết thúc. Tuy nhiên, đến 6h giờ sáng 11/10, nhiều người dân vẫn mang hoa cúc đến viếng Đại tướng để tỏ lòng thành kính.
Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh niên tình nguyện có mặt trên đường Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ để phân luồng giao thông.
Phía trước cổng nhà Đại tướng, hàng trăm người dân đứng ngoài vái lạy vào bên trong với lòng tiếc thương vô hạn. Bên trong căn nhà Đại tướng, không khí tĩnh lặng bao trùm.
Dù không được vào viếng Đại tướng nhưng trong sáng nay, ông Trần Văn Dõi (64 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) vẫn đến viếng Đại tướng. Ông Dõi nói: “Tôi biết thông tin đã hết thời gian viếng Đại tướng, nhưng sáng nay tôi vẫn muốn đến căn nhà Đại tướng ở. Dù không được vào trong nhưng tôi vẫn đứng ở ngoài vái lạy Đại tướng để tỏ lòng thành kính. Và tôi cũng muốn chụp bức ảnh ngôi nhà Đại tướng làm kỷ niệm”.
Đến 10h sáng, nhiều người dân vẫn tiếp tục mang hoa đến viếng Đại tướng dù không được vào.
Sáng nay, tuy hết thời gian đến viếng Đại tướng nhưng dòng người vẫn nườm nượp đến nhà Đại tướng từ sáng sớm
Video đang HOT
Hàng trăm người tập trung trước cửa nhà Đại tướng
Sáng nay, trên đường Hoàng Diệu, giao thông ùn ứ vì dòng người vẫn đổ về
Phía bên trong ngôi nhà Đại tướng, một không khí tĩnh lặng bao trùm. Dọc đường vào, hoa cúc được xếp thành hàng dài
Đoàn thanh niên tình nguyện nhận hoa và giải thích cho người dân thời gian lễ viếng Đại tướng đã hết
Người dân đứng vái lạy phía cổng
Một chiến sĩ quân đội mang hoa đến viếng Đại tướng. Không được vào trong, chiến sĩ này đành nhờ cảnh vệ mang vào viếng giúp
Theo Khampha
Tổ y tế đặc biệt vào Quảng Bình phục vụ Quốc tang
Bộ Y tế đã bố trí tổ y tế đặc biệt bao gồm các giáo sư đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn vào Quảng Bình phục vụ Quốc tang.
Đó là thông tin do ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục khám chữa bệnh, Bộ Y tế trả lời phóng viên sáng nay (11/10).
Theo ông Tường, chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ xe cứu thương, cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị thiết yếu cho công tác lễ tang.
"Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện thành lập tổ y tế túc trực tại các địa điểm như nhà tang lễ, sân bay Nội Bài..., bố trí các giáo sư đầu ngành trực khi cần", ông Tường nói.
Bộ Y tế yêu cầu BV Hữu Nghị và Bạch Mai (Hà Nội) bố trí 2 bác sĩ khoa cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực tháp tùng đoàn lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhà tang lễ đến sân bay Nội Bài, đi cùng đoàn lên chuyên cơ đến Quảng Bình, nơi an táng Đại tướng và ngược lại.
Ngoài ra, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng sẽ phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Quảng Bình, TP HCM - ba nơi diễn ra tang lễ kiểm dịch, giám sát dịch chặt chẽ, khống chế dịch bệnh. Ngoài ra, vệ sinh môi trường, giám sát nguồn nước, vệ sinh ngoại cảnh...
Các giáo sư đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn vào Quảng Bình phục vụ Quốc tang. Ảnh: Đức Nguyễn
Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Sở Y tế 3 địa phương trên để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa bàn trên.
Trong Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tổ chức nhân lực và phương tiện, thuốc, trang thiết bị chăm sóc y tế đối với đại biểu tham dự Lễ tang.
Bộ này cũng bố trí các Tổ y tế, các bệnh viện xử trí trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu tham dự Lễ tang; chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, thảm hoạ... nếu xảy ra.
Riêng tại Quảng Bình, nơi an táng Đại tướng, sẽ có xe ô tô cứu thương và tổ y tế, mỗi tổ gồm: 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng và 1 lái xe (bác sĩ chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa Cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực) thường trực cấp cứu tại địa điểm tại UBND tỉnh Quảng Bình và tháp tùng Đoàn viếng đi từ sân bay Đồng Hới đến đến Vũng Chùa - Đảo Yến.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông, Hà Nội: Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 21 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2013. Buổi sáng (từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ): - Các Đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của Chủ tịch nước, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; - Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; - Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; - Các đoàn quốc tế và ngoại giao...; - Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam. Buổi chiều: - Từ 12 giờ đến 14 giờ: Các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố; - Từ 14 giờ đến 15 giờ: Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương; - Từ 15 giờ đến 21 giờ: Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân. Tại tỉnh Quảng Bình: - Lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội; Tại TP Hồ Chí Minh: - Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội.
Theo Khampha
Có thể kéo dài thời gian viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sáng nay (11/10) Ban tổ chức Lễ tang Nhà nước đã có cuộc họp rà soát lại công tác chuẩn bị ở mọi mặt và nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị. Tất cả đã sẵn sàng cho Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính thức diễn ra vào ngày mai. Thiếu tướngNguyễn Kim Sơn - Chủ nhiệm Chính trị,...