Hết ‘mày biết tao là ai không’ đến ‘ông đi tới đâu tôi theo tới đó’
Trong sự biến đổi quay cuồng của hệ giá trị xã hội thì lòng khiêm cung, biết tôn trọng người khác, cố gắng tuân thủ pháp luật… là những giá trị bất biến.
“Mày biết tao là ai không?”, câu giao tiếp của giới bình dân được “nâng cấp” thành một thành ngữ mang ẩn ý dọa dẫm khi ai đó muốn thể hiện mình. Hoàn cảnh ra đời “thành ngữ” này là cách nay khoảng 10 năm ở trên khoang thương gia của một chuyến bay, khi đó một nữ doanh nhân lĩnh vực bảo hiểm do không hài lòng một dịch vụ nào đó của nhà bay đã miệt thị nữ tiếp viên, câu nói trên đã được bà thốt ra và được trích nguyên văn ghi lại khi lập biên bản. Sau ấy là một hành trình tốn kém thời gian, công sức, nước mắt và giải trình của nữ “đại gia”với cơ quan chức trách chỉ vì một phút kiêu căng thích thể hiện…
Cách nay mấy tháng cũng trên khoang thương gia của một chuyến bay câu nói này lại “tái xuất giang hồ” từ “kim khẩu” của một doanh nhân ngành bất động sản sau khi ông này có hành vi quấy rối tình dục một nữ hành khách đi cùng. Bị tiếp viên, phi công yêu cầu xuống máy bay ông ta đã bật ra: “Mày biết tao là ai không? Mày tin tao gọi sếp to xử hết chúng mày không?”, câu “dọa ma” này cũng đã được trích nguyên văn khi lập biên bản vụ việc. Kịch bản xin lỗi, giải trình, nộp phạt, ề chề danh dự mấy rồi cũng qua, nhưng cái biệt danh “đại gia mày biết tao là ai không” mà dư luận gán cho ông ta thì không biết lấy nước gì rửa sạch!
Ông Trần Đức Hà đã đánh một cháu 12 tuổi chấn thương não. Ảnh: VietNamNet
Mặt chữ thì khác nhưng khẩu khí xấc xược không kém “Ông đi tới đâu tôi theo tới đó” là câu nói mới nhất do ông Trần Đức Hà, một cư dân ở khu đô thị sang trọng Ciputra Hà Nội, người đàn ông sức vóc lực lưỡng đánh một cháu 12 tuổi chấn thương não đã nói với cha cháu như thế để thách thức và chứng tỏ vai vế xã hội của mình. Ông này ngoài cái mác doanh nhân còn khoe là nhân sự của Văn phòng Trung Ương Đảng, thông tin này chưa biết thực hư ra sao nhưng rõ là ông mặc nhiên ngồi xổm lên đạo đức và luật pháp.
Video đang HOT
Theo tôi hạng rẻ rúng nhân cách như TĐH không thể có chân ở nơi quan trọng này, cho nên cần phải xác minh sự mạo danh này để xử lý, giữ gìn sự tôn nghiêm uy tín của một cơ quan đầu não của đất nước.
Không lý tưởng hóa: xã hội phải tuyệt công bằng, luật pháp phải hoàn toàn phân minh, người làm công vụ phải hiền, liêm chính như ông bụt… nhưng lý tưởng đó phải là dòng chảy chủ lưu trong quản trị điều hành đất nước để thói “kiêu ngạo cộng sản” như từ dùng của ai đó, mà thực chất là tính trọc phú khi văn hóa và tiền bạc đi ngược đường trong cùng một con người nay do một nghịch duyên, một thời điểm bất lợi trong xã hội mà trỗi lên phá hỏng thành quả phấn đấu của cả một hành trình dài.
Nữ đại úy công an tên Hiền đại náo sân bay bị trục xuất khỏi ngành, trung úy công an bị giáng cấp vì tát má nam nhân viên siêu thị… là những quyết định nghiêm cẩn kịp thời được dư luận đánh giá cao về tính nghiêm minh thì việc chậm trễ khởi tố Trần Đức Hà đang gây nghi ngờ đồn đoán không hay trong dư luận.
Mới đây khi chạy xe từ đường Võ Thị Sáu rẽ vào Nguyễn Văn Trỗi tôi bị CSGT thổi còi, tấp xe vào anh cán bộ chỉ vào bản đăng kiểm xe tôi hết hạn. Tôi trình bày xe vừa hết hạn một ngày, tôi cũng vừa đi công tác về buổi tối thì sáng nay việc ưu tiên là chạy xe đi đăng kiểm ở trạm Hồng Hà đây, anh thông cảm cho đi nếu không thì cứ lập biên bản phạt. Tôi nói thật lòng nhưng CSGT có vẻ tự ái nói: anh đừng có thách thức, theo luật là tôi có quyền phạt đấy. Tôi cười rồi hạ tông giọng xuống: tôi tôn trọng chức trách thực thi luật pháp của anh nên nói vậy, nếu anh hiểu lầm thì cho tôi xin lỗi… Anh ấy liền cũng cười thư giản nói: vậy anh đi đăng kiểm đi chứ lỗi này bị phạt cũng khá nặng đấy, còn nhắn thêm lần sau chạy xe trường hợp như này anh nên dán tờ giấy in chữ “xe đi đăng kiểm” để tránh bị thổi giữa chừng.
Trong sự biến đổi quay cuồng của hệ giá trị xã hội thì lòng khiêm cung, biết tôn trọng người khác, cố gắng tuân thủ pháp luật… là những giá trị bất biến, tích lũy vào hồ sơ cá nhân mình những chuẩn mực ấy để loại bỏ phiền toái và góp phần làm giảm nhiệt căng thẳng của cuộc sống… há chẳng phải là việc nên làm!
Trúc Nguyễn
Theo vtc.vn
Vụ bé 12 tuổi bị đánh ở Ciputra: Hội Bảo vệ quyền trẻ em đề nghị khởi tố
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có văn bản đề nghị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khởi tố vụ án bé 12 tuổi bị hàng xóm ở KĐT cao cấp Ciputra đánh chấn thương sọ não.
Công văn do Phó chủ tịch thường trực Hội Ninh Thị Hồng ký cho biết, đơn vị nhận được thông tin phản ánh từ các cơ quan báo chí về vụ việc cháu N.N.A (12 tuổi) bị ông Trần Đức Hà (SN 1970, trú tại phòng 701, nhà L2, Ciputra) hành hung dẫn đến chấn thương sọ não.
Văn bản nhận định, ông Hà có hành vi "cố ý gây thương tích với người dưới 16 tuổi", gây hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của cháu N.A.
Ông Trần Đức Hà, người bị tố cáo có hành vi hành hung cháu N.A.
Văn bản nhấn mạnh: "Hành vi của ông Hà là hành vi có chủ đích, mặc dù đã có sự ngăn cản từ bảo vệ và sự cầu xin của N.A nhưng ông Hà không dừng lại mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi. Hành vi của ông Hà và những phát ngôn của ông dẫn đến dư luận xã hội bức xúc vì Hà Nội là thủ đô của cả nước, 1 trong 17 tỉnh mà Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em năm 2019".
Theo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, vụ việc phát sinh do tranh chấp nhỏ từ con trẻ nhưng ông Hà đã sử dụng vũ lực và đe dọa tiếp tục sử dụng vũ lực để uy hiếp N.A làm theo yêu cầu của mình như: Đe dọa đánh N.A chết, đe dọa tống N.A vào tù.
"Hành vi này có tính chất côn đồ, cho thấy việc ông H. không ý thức được hành vi của mình là sai, sẵn sàng dùng vũ lực và lời đe dọa để giải quyết sự việc, coi thường pháp luật", văn bản nêu.
Theo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, vụ việc trên còn có sự chứng kiến của bảo vệ khu vui chơi, có bản trích xuất camera khu vực và kết luận của bác sĩ ở bệnh viện trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội). Đây là những chứng cứ cho thấy ông Hà có dấu hiệu thực hiện hành vi tội phạm.
Từ đó, Hội đề nghị Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành điều tra, khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi "cố ý gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi có tính chất côn đồ" của ông Trần Đức Hà nhắm tránh bỏ sót chứng cứ cũng như bỏ lọt tội phạm.
Theo Đoàn Bổng (VNN)
Vụ đánh cháu bé ở Ciputra: Sao phải để Chủ tịch Hà Nội lên tiếng? Nếu vụ việc nào cũng đích thân Chủ tịch thành phố chỉ đạo giải quyết thì e rằng, ông Chủ tịch sẽ không còn thời gian để làm việc khác. Cuối cùng, đích thân ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phải lên tiếng, yêu cầu Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an...