Hết lòng vì bình yên phố phường
Hơn 10 năm qua, ông Võ Anh Dũng (54 tuổi) chạy xe ôm ở khu vực chợ Tân Định (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) được nhiều người biết đến nhờ thành tích bắt cướp giật, trộm cắp…
Ông Võ Anh Dũng . Ảnh: Thiên Cầm
Ông Dũng hiện đang là Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm P.Tân Định. Với những đóng góp tích cực, ông vinh dự nhận Giải thưởng 28.7 năm 2019 của Liên đoàn Lao động TP.HCM. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những chủ tịch công đoàn cơ sở giỏi, có nhiều thành tích góp phần xây dựng tổ chức công đoàn VN vững mạnh. Năm 2015, ông Võ Anh Dũng từng được Bộ Công an và Tổng liên đoàn Lao động VN tuyên dương tại chương trình “Vì sự bình yên cuộc sống” diễn ra ở Hà Nội.
“Hiệp sĩ” bắt cướp
Năm 2008, Nghiệp đoàn xe ôm P.Tân Định được thành lập. Lúc này, ông Dũng chỉ là một người chạy xe ôm bình thường như bao nhiêu anh em khác trong nghiệp đoàn. Năm đó, Liên đoàn Lao động Q.1 đặt ra mục tiêu 3 giảm: “Giảm cướp giật, giảm trộm cắp và giảm mại dâm, ma túy”, đồng thời khuyến khích thành viên trong nghiệp đoàn chung sức thực hiện. Thời điểm từ năm 2008 – 2014, nhiều người bất an khi quanh khu vực chợ Tân Định hay xảy ra nạn cướp giật. Không cam lòng để cướp giật lộng hành, ông Dũng quyết ra tay nghĩa hiệp. Khi thấy ông lập được những chiến công ban đầu, góp phần bảo vệ được tài sản người dân, nhiều thành viên trong nghiệp đoàn hưởng ứng làm theo.
Bắt cướp nhiều năm, ông Võ Anh Dũng không tránh khỏi những thương tích do kẻ cướp gây ra. Năm 2015, ông bị một kẻ cướp giật túi xách đạp ngã khiến ông gãy xương vai. Sau một thời gian điều trị, ông tiếp tục hành nghề xe ôm và… ra tay nghĩa hiệp trên hành trình mưu sinh. Chỉ vào vết thương ở bàn chân phải, ông Dũng kể, năm 2016 trên đường đi đến An Sương, qua QL22 thì có 2 kẻ cướp chạy xe máy giật túi xách của một phụ nữ. Thấy cướp, ông liền lao theo đạp ngã xe, nhưng phía sau lại có 2 tên đồng phạm vượt đến đạp xe ông văng vào lề đường, rồi cả bọn cùng tẩu thoát. Lần đó, gãy ba ngón chân và tróc hết da bàn chân phải.
Ông chủ tịch nghiệp đoàn… hay đi xin
Năm 2012, ông Võ Anh Dũng được bầu làm Chủ tịch Nghiệp đoàn xe ôm P.Tân Định. Ông Dũng được thương quý vì sống tình nghĩa, luôn cố gắng nỗ lực chăm lo cho anh em trong nghiệp đoàn. Hiện nghiệp đoàn có khoảng 105 người, đa số đã lớn tuổi và đều có hoàn cảnh khó khăn. Hằng tháng, mỗi thành viên trong nghiệp đoàn góp 15.000 đồng vào quỹ hoạt động. Số tiền quỹ ít ỏi này được ông Dũng sắp xếp để thăm bệnh, ma chay, hiếu nghĩa cho những anh em trong nghiệp đoàn và thân nhân họ.
Mỗi khi không có đủ kinh phí để chăm lo cho anh em, ông Dũng không ngại chạy khắp nơi để xin quà, xin tiền. Với sự đồng hành của UBND P.Tân Định, Liên đoàn Lao động Q.1, ông Dũng được “tiếp sức” trong việc đi kêu gọi, vận động giúp đỡ thêm cho anh em khó khăn, bệnh tật với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Ông Võ Anh Dũng kể, vào dịp Tết Nguyên đán 2018, ông đang chuẩn bị cúng giao thừa, thì nhận được điện thoại của ông Bùi Quốc Sĩ (thành viên của nghiệp đoàn): “Tui bị viêm phổi nặng, phải vào bệnh viện cấp cứu, anh coi chỗ nào chạy giùm ít tiền chữa bệnh vì tui đang túng thiếu”. “Tôi bất ngờ, nghĩ năm hết tết đến rồi, tiền ở đâu mà chạy. Sờ túi thấy còn hơn 1,8 triệu, ngày mùng 1 tết tôi chạy vào bệnh viện đưa cho ông Sĩ 1 triệu, 800.000 đồng còn lại tôi dành chi tiêu mấy ngày tết”, ông Dũng nhớ lại.
Nghiệp đoàn xe ôm P.Tân Định còn có hơn 10 thành viên là những người hoàn lương. Ông Võ Anh Dũng không ngần ngại đón lấy họ, tạo điều kiện để họ kiếm sống lương thiện. Ông còn thường xuyên gửi các thành viên của nghiệp đoàn đi học các lớp ứng xử văn hóa giao thông, Anh văn giao tiếp… do Liên đoàn Lao động Q.1 tổ chức.
Theo Thanhnien
Điểm danh những món ăn nổi tiếng dưới 30k gắn liền với các địa điểm ở Sài Gòn
Có những món ăn mà nói theo cú pháp tên món ăn địa điểm thì người Sài Gòn ai cũng biết đấy!
Video đang HOT
Sài Gòn là cái nôi của rất nhiều món ăn ngon trong nền ẩm thực đường phố, kéo theo đó cũng là rất nhiều hàng quán khác nhau bán cùng một món. Tuy vậy, đối với người dân Sài Gòn thì có những món ăn nổi tiếng sẽ luôn gắn liền với một địa điểm nào đó, chỉ cần nói tên món ăn nơi chốn thì ai ai cũng biết. Cùng xem list này xem bạn đã thử bao nhiêu trong số những món ăn Sài Gòn nổi tiếng gắn liền với các địa điểm nhé!
Phá lấu Marie Curie
Ở Sài Gòn có rất nhiều những hàng phá lấu, nhưng nhắc đến chỗ phá lấu mà hầu như ai cũng biết thì đó chính là "phá lấu Marie" - tên gọi ngắn gọn của hàng phá lấu gần cổng trường Marie Curie. Không chỉ nổi tiếng với học sinh trong trường, rất nhiều người dân Sài Gòn cũng biết đến phá lấu Marie và thường xuyên đến ăn.
Không chỉ có vị thế "đắc địa" trước cổng trường, phá lấu Marie còn là một trong số ít những nơi dùng thịt bò làm phá lấu, khác với phá lấu bình thường chỉ dùng thịt heo. Món phá lấu được nấu đậm đà với lá sách bò, thịt bò, lòng, tim, gan ở đây được đánh giá là chế biến kĩ, không có mùi tanh. Tuy nhiên với nhiều người thì vị nước của phá lấu Marie khá nhạt, không hợp để chấm bánh mì lắm mà hợp ăn với mì gói hơn.
Cháo sườn nhà thờ
Nguồn ảnh: Đỗ Thành Huy, Cáo NhamNhở.
Cháo sườn nhà thờ, cháo sườn nhà thờ Tân Định hay cháo sườn chợ Tân Định là ba cái tên hay được dùng để chỉ một hàng cháo nhỏ khiêm tốn nằm trên đường Hai Bà Trưng. Gọi như vậy là bởi vì hàng cháo này nằm gần chợ Tân Định và nhà thờ Tân Định. Quán cháo này nổi tiếng với người Sài Gòn nhờ hạt cháo thơm mềm, nấu thành dạng keo đặc, ngoài sườn còn ăn với trứng bách thảo hay trứng lòng đào.
Quán tuy chỉ là hàng vỉa hè nhưng rất đông khách, cứ tầm chiều tối là lại thấy đầy ắp người đến mua hoặc ăn tại chỗ. Một phần cháo ở đây nhiều cháo, tuy nhiên hơi ít thịt. Bánh quẩy đôi khi cũng hơi ỉu vì chiên sẵn, nhưng nhìn chung vẫn được lòng người dân Sài Gòn rất nhiều năm qua.
Nguồn ảnh: Cáo NhamNhở.
Gỏi xoài sân bay
Nguồn ảnh: Internet.
Nằm đối diện với sân bay Tân Sơn Nhất, hẳn không ai làm việc hay sinh sống gần khu này mà không biết đến hàng gỏi xoài lâu năm vừa rẻ vừa ngon này. Vì đây là một loạt những hàng bán trái cây san sát nhau nên mọi người có thể chọn quả xoài mà mình muốn để chủ quán có thể chế biến thành gỏi. Gỏi xoài ở đây được làm khá đơn giản với các nguyên liệu như rau răm, đậu phộng, hành phi và ruốc, được đánh giá là vừa ăn. Đặc biệt, gỏi xoài ở đây rẻ cực kì. Hồi 2010 thì một phần chỉ có 6k, sau gần 8 năm thì chỉ lên thêm 4k nữa là 10k.
Nguồn ảnh: Internet.
Trà sữa nhà hát thành phố
Thật lâu về trước, trước khi cơn sốt trà sữa đổ bộ Sài Gòn thì quán Trà Sữa Nhà Hát, hay còn gọi Trà Sữa Bố Già là một tụ điểm nổi tiếng của thế hệ 9x Sài Thành. Ở đây không có bàn ghế, cũng chẳng có không gian để ngồi lại. Thay vào đó, các bạn trẻ thường hay mua trà sữa rồi ngồi bệt luôn đâu đó gần đấy, hay dựng xe vào lề đường, vừa uống vừa ngắm phố xá.
Tính ra thì trà sữa nhà hát có giá trị về kỷ niệm và văn hóa hơn là hương vị, bởi ở đây cũng chỉ dùng trà túi lọc và sữa tươi rất bình thường. Quán đã tồn tại hơn một thập kỷ, đã gắn bó với nhiều thế hệ giới trẻ Sài Gòn nên không thể thay thế được bởi bất kì hàng trà sữa hiện đại nào.
Cà phê nhà thờ
Nguồn: Han Han Hiu Hiu, An Lê.
Cà phê thì ở đất Sài Gòn nơi nào cũng có, những nơi hương vị ngon đặc biệt cũng có nhiều, nhưng chỉ có cà phê gắn liền với nhà thờ Đức Bà mới được nhiều người biết đến. Đây là một biểu hiện rất điển hình của văn hóa cà phê bệt của Sài Gòn, muốn biết cà phê bệt thế nào thì chỉ cần ra khu công viên gần nhà thờ Đức Bà sẽ thấy. Cà phê nhà thờ của Sài Gòn nổi không thua gì trà chanh nhà thờ hay trà đá Hồ Gươm ngoài Hà Nội đâu. Đây có thể nói là tụ điểm yêu thích của giới trẻ Sài Gòn để tụ tập bạn bè bởi giá vừa rẻ, mà không khí nhộn nhịp ở đây thì không phải nơi nào cũng có.
Nguồn ảnh: Tấn Bình.
Chè tàu cột điện
Chè tàu cột điện là một trong những món ăn lâu đời nhất Sài Thành, đến mức chẳng cần địa chỉ, chẳng cần bảng hiệu tên quán. Chỉ cần ghép với hai chữ "cột điện" là người ta ngay lập tức biến đến quán chè người Hoa nhỏ bán đã hơn vài thập kỷ. Thế nhưng những ai biết rõ thì sẽ hiểu được sở dĩ gọi như vậy là vì quán này không có... số. Trên con đường sầm uất Trần Hưng Đạo hè tàu cột điện nằm ngay giữa hai ngôi nhà số 476 và 478 một cách hết sức kì lạ.
Quán chuyên phục vụ các món chè người Hoa rất lạ miệng mà hiếm ai thử qua bao giờ, đó là chè hột gà chưng, cao quy linh, hoài sơn bạch quả... nếu bạn còn ái ngại không biết hương vị của những món này thế nào thì hãy để lượng thực khách trung thành biết bao năm qua thuyết phục bạn. Dù chẳng có tên, chẳng có nổi con số nhà nhưng quán chè cột điện vẫn tồn tại được hơn vài thập kỷ, đủ chứng tỏ chất lượng rồi đấy.
Phở chùa Khuông Việt
Nếu có bao giờ bận việc phải đi ngang chùa Khuông Việt (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình) thì bạn hãy để ý tìm xe phở bán được hơn 60 năm, được mọi người gọi là phở chùa Khuông Việt nhé. Xe phở nghi ngút khói nằm khiêm tốn bên góc chùa Khuông Việt, chẳng có địa chỉ nên mọi người cứ dùng chùa này để "định vị". Chủ xe phở là một ông lão tuổi đã cao với mái tóc bạc phơ hiền lành và thân thiện. Phở của ông bán có thịt mềm, hương vị nước dùng đậm đà nên được vô số người ủng hộ suốt mấy thập kỷ cho đến nay. Quán chỉ xếp vài chiếc bàn nhỏ nhưng hiếm khi nào trống, đủ để chứng minh được chất lượng món ăn.
Theo TTVN
Cháy chung cư Carina: Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc Công ty Hùng Thanh Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đề nghị truy tố nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hùng Thanh và nguyên Trưởng ban quản lý chung cư Carina. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa có kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Tùng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH XD-TM-DV-SX Hùng Thanh, Chủ đầu tư chung cư Carina)...