Hết lo ngại lãi suất
Lạm phát và tăng trưởng không chỉ là vấn đề của chính sách vĩ mô mà đã trở thành vấn đề mang tính cơ cấu. Nền kinh tế nước ta đã phải trả giá đắt cho việc chạy theo tốc độ tăng trưởng mà không chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát trong một thời gian dài. Vì vậy không thể nói việc tạm yên tâm về lạm phát hiện nay là cái giá thỏa đáng cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt được như mong muốn.
Đó là nhận định của ứng viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Lạm phát trong những năm gần đây không chỉ vì cung tiền và tăng trưởng tín dụng quá mức mà còn do cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý, không hiệu quả. Vì thế, theo vị ủy viên Ủy ban, điều quan trọng hiện nay không phải cố gắng tạo ra tăng trưởng cao mà phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Có như vậy mới có thể tìm lối ra cho tăng trưởng bền vững.
Có ý kiến cho rằng, nhân khi lạm phát đã “tạm yên” trong hai năm nay, Chính phủ nên tập trung đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Không ít chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ đã nỗ lực triển khai các giải pháp mạnh để làm “ấm lên” nền kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế và có biểu hiện chạy theo giải quyết những vấn đề nóng, bức xúc, trong khi những hạn chế của kinh tế đã tích tụ từ lâu và kéo dài. Chẳng hạn mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế cần phải tái cơ cấu ra sao chưa được đặt ra cấp bách, chưa đủ liều lượng.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận định, theo định hướng năm nay sẽ đẩy mạnh ráo riết giải tỏa hàng tồn kho, nợ xấu, bất động sản, sắp xếp lại ngân hàng, doanh nghiệp, tập đoàn… Nếu làm tốt những công việc này thì sẽ tạo được động lực mới, nhân tố mới, những khó khăn dần được khắc phục và hy vọng cuối năm nay sẽ có những chuyển biến rõ rệt. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng tín hiệu khởi sắc kinh tế vĩ mô được xem là động lực để các doanh nghiệp mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. “Tiếp sức” cho doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đang nỗ lực khơi thông mối liên kết ngân hàng – doanh nghiệp. Thị trường tiền tệ đã chứng kiến hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh xuống thấp. Ngân hàng còn tung ra hàng loạt gói giải pháp tài chính để vực dậy doanh nghiệp với thông điệp “hỗ trợ tận tình”.
Dưới góc nhìn của giới chuyên gia tài chính, thị trường diễn biến có lợi cho doanh nghiệp, Ngoài việc lãi suất đã giảm, các doanh nghiệp còn được tham gia các gói hỗ trợ cho các lĩnh vực sản xuất ưu tiên. Điều doanh nghiệp quan tâm không phải là lo lãi suất mà là cách cho vay, quy trình cho vay và đối tượng cho vay của ngân hàng như thế nào.
Đan Thanh
Theo ANTD
Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tích cực trong năm 2013
Tại hội nghị về triển vọng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng HSBC phối hợp cùng Phòng Thương mại châu Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam tổ chức vào ngày 30.11, các chuyên gia quốc tế cho biết họ tin tưởng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Chuyên gia Trinh Nguyễn đến từ HSBC Hồng Kông nhận định, trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam hồi phục từng bước một cách tích cực.
Cũng theo chuyên gia này, nhu cầu nội địa cũng sẽ được khôi phục trong năm tới; lạm phát ở mức cao nhưng được kiểm soát; xuất khẩu cũng sẽ tăng nhờ vào nhu cầu lớn hơn của thị trường Mỹ và Trung Quốc; tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài có phần chậm lại...
Trong khi đó, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Sumit Dutta cho rằng, trong dài hạn, Việt Nam vẫn là một điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để vượt qua năm 2013 một cách an toàn, nhà đầu tư cần linh hoạt hơn trong kế hoạch kinh doanh, cắt giảm những chi tiêu không cần thiết nhưng không nên ngừng mở rộng thị trường và đặc biệt tái cơ cấu hoạt động để phát triển mạnh hơn tại Việt Nam.
Vì thế, Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 sẽ ở mức 5,1% và đạt 5,8% vào năm 2013.
Theo TNO
Cần phối hợp nhịp nhàng Bản đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam của Quỹ Tiền tệ quốc tế dành những lời nhận xét tích cực về nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Các cơ quan chức năng của Chính phủ đã tiến bộ đáng kể trong ổn định thị trường tài chính khi Ngân hàng Nhà nước cung ứng thanh khoản và hợp...