Hết kinh nguyệt vẫn còn dịch trong tử cung
Sau khi hết kinh nguyệt, trong tử cung của người phụ nữ vẫn còn một chút dịch. Chất dịch này do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và chưa được đào thải hết ra ngoài cùng với máu kinh.
Bác sĩ cho em hỏi tình trạng có dịch trong tử cung có nguy hiểm lắm không? Em có ý định đi khám phụ khoa, vậy nên sau khi hết kinh nguyệt 1-2 hôm, em đã đi khám và siêu âm. Bác sĩ nói em có ít dịch trong tử cung nhưng không vấn đề gì. Tuy nhiên, em tham khảo sách báo thì thấy bảo hết kinh nguyệt thì dịch trong tử cung cũng phải hết. Em thấy xuất hiện khí hư có màu trắng, dai, có thể kéo dài ra được. Ngoài ra, thỉnh thoảng em còn đau bụng dưới.
Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Tình trạng của em có nguy hiểm không, em có bị bệnh gì không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hoa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hoa thân mến,
Bạn đã đi khám và được bác sĩ kết luận là không có vấn đề gì thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Thực tế, hiện tượng có dịch trong tử cung sau khi vừa hết kinh nguyệt cũng là điều bình thường và nhiều chị em gặp phải. Thông thường sau khi sạch kinh, trong tử cung của người phụ nữ vẫn còn một chút dịch. Chất dịch này do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và chưa được đào thải hết ra ngoài cùng với máu kinh. Do vậy, có nhiều phụ nữ sẽ thấy xuất hiện dịch âm đạo ngay sau khi sạch kinh. Hiện tượng này giống như dịch nhầy âm đạo khi đến giữa chu kỳ kinh – thời kỳ rụng trứng của phụ nữ.
Hiện tượng có dịch trong tử cung sau khi vừa hết kinh nguyệt cũng là điều bình thường và nhiều chị em gặp phải. Ảnh minh họa
Nếu dịch âm đạo có màu trắng, ở dạng lỏng, họăc vón cục và dai, kéo dài ra như sợi tơ, không mùi, không ngứa ở cơ quan sinh dục thì là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chất dịch này chuyển sang màu vàng, xanh, nâu và có mùi khó chịu kèm theo những biểu hiện như ngứa, tiểu buốt, tiểu rát… thì rất có thể đó là dấu hiệu của viêm nhiễm “vùng kín”.
Hiện tượng đau bụng dưới của bạn không rõ ở thời kỳ nào của chu kỳ kinh nguyệt nên rất khó để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bạn nên đi xét nghiệm dịch tiết âm đạo và siêu âm lại ổ bụng khi thấy có hiện tượng đau, tuyệt đối không nên uống thuốc giảm đau hay bất cứ loại thuốc nào trước khi đi kiểm tra.
Video đang HOT
Để kết quả xét nghiệm được chính xác, bạn cũng không nên thụt rửa hoặc dùng những dung dịch có mùi rửa sạch âm đạo trước khi đi xét nghiệm.
Bạn có thể chờ thêm một vài hôm nữa thì đi khám lại để xem dịch trong tử cung đã hết chưa, có dấu hiệu đặc biệt gì không. Bạn cũng nên nói với bác sĩ về tình trạng đau bụng của mình để được bác sĩ chỉ định những xét nghiệm khác nếu cần thiết.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Những cách phòng bệnh phụ khoa tốt nhất chị em cần biết
Bệnh phụ khoa ở nữ giới không có ngoại lệ cho bất kì chị em nào, cho dù đó là người sạch sẽ. Vì vậy, biết cách phòng bệnh sẽ tốt nhất cho chị em.
Em năm nay 22 tuổi, tuy chưa lập gia đình nhưng đã từng quan hệ tình dục được gần 1 năm. Từ ngày có "quan hệ" với bạn trái (không thường xuyên, khoảng 1-2 lần/tháng), em nhận thấy ở "vùng kín" có nhiều thay đổi, đặc biệt em rất hay bị tiết dịch cho dù em là người ở rất sạch, vệ sinh "vùng kín" hàng ngày 2-3 lần. Em thường uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh có thai ngoài ý muốn
Cách đây hơn 1 tháng, em đã đi khám phụ khoa 1 lần thì bác sĩ bảo em bịnấm âm đạo. Thực sự em rất lo lắng vì em nghĩ rằng chỉ những chị em trên 25 tuổi, thường xuyên có quan hệ tình dục thì mới bị nấm âm đạo.
Hàng ngày em vẫn uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng em không yên tâm chút nào. Bác sĩ cho em hỏi, em phải làm sao để phòng ngừa bệnh. Em xin cảm ơn! (Thu Tâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Tâm thân mến,
Trước hết, phải nói với bạn rằng, bệnh phụ khoa là bệnh thường gặp ở "vùng kín" và có thể gặp ở mọi phụ nữ ở bất kì độ tuổi nào, đã từng có quan hệ tình dục hay chưa.
Trước đây người ta cho rằng chỉ những phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn hoặc khâu vệ sinh kém thì mới bị các bệnh phụ khoa. Nhưng ngày nay, bệnh phụ khoa ở nữ giới không có ngoại lệ cho bất kì chị em nào, cho dù đó là người sạch sẽ. Thậm chí, có những chị em có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn bịbệnh phụ khoa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng những người đã có quan hệ tình dục mà không chú ý giữ gìn, vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ thì nguy cơ bị bệnh phụ khoa sẽ cao hơn những người khác.
Ảnh minh họa
Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em bao gồm: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, nấm âm đạo, viêm phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng), xói mòn cổ tử cung...
Nấm âm đạo là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục, mặc quần áo lót ẩm ướt, lây qua bệ xí, tắm rửa nước bẩn ở ao hồ. Nấm âm đạo là vi sinh vật ký sinh ở một số nơi trên da và trong âm đạo bởi nấm Candida Albicans. Nấm âm đạo hiếm khi dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, song nhiễm nấm âm đạo thường gây khó chịu, là bước chuyển để sang viêm âm đạo mãn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Để phòng ngừa nấm âm đạo nói riêng và các bệnh phụ khoa khác nói chung, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ nếu cần thì phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa an toàn.
- Vệ sinh "vùng kín" 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh nhưng không nên thụt rửa hoặc lau chùi quá mạnh. Đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ vào những ngày đèn đỏ.
- Giặt đồ lót bằng tay thật sạch.
- Không thức khuya.
- Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần.
- Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton.
- Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc vào ban ngày và khi ngủ thì không cần mặc.
- Giữ khô ráo âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ.
- Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm (không màu, không chất khử mùi) lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn.
Bạn đã đi khám và được kê đơn thuốc thì hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi dùng hết thuốc hoặc chưa hết thuốc mà thấy có biểu hiện lạ thì nên đi khám lại càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo VNE
Những "bác sĩ bí ẩn" trong nhà bếp giúp bạn phòng bệnh hiệu quả Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những "bác sĩ bí ẩn" và giúp bạn phòng bệnh rất tốt đấy. "Bác sĩ" khoa nội Bia - phòng bệnh tim: Các thí nghiệm cho thấy, nếu duy trì uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cần...