“Hết kiên nhẫn” với Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ quyết định cứng rắn
Thủ tướng Narendra Modi đã thành công trong việc dùng chính sách đối ngoại để tạo lòng tin của thế giới đối với nền kinh tế Ấn Độ. Giờ thì ông bắt đầu muốn mạo hiểm.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: AFP)
Hãng Bloomberg ngày 15/11 cho hay, Thủ tướng Modi chủ động thực hiện các nỗ lực và tập trung vào phát triển mối liên hệ kinh tế kể từ khi lên nắm quyền, nhằm làm hòa dịu mâu thuẫn ở biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Chính sách đối ngoại của Modi là thông điệp cho thấy Ấn Độ cởi mở với các đề nghị hợp tác. Điều đó đã giúp nước này chuyển mình thành nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Harsh Pant, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Học viện Nhà vua London (Anh) đánh giá: “Rất rõ ràng, Thủ tướng Modi luôn nỗ lực lợi dụng chính sách đối ngoại để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Đây là bước chuyển biến quan trọng của Ấn Độ trong việc kết nối với thế giới.”
Tuy nhiên, đến nay khi ông Narendra Modi bước vào năm thứ ba của nhiệm kỳ, cách tiếp cận này dường như đang thay đổi.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trên 7%, cùng việc Quốc hội thông qua thuế dịch vụ và hàng hóa “mang ý nghĩa quan trọng”, Thủ tướng Modi đang ra dấu cho một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.
“Ông Modi đã thành công trong việc thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Điều này đã cho ông thêm không gian để xoay chuyển và leo thang chính sách ngoại giao nhằm vào Trung Quốc và Pakistan,” Sasha Riser-Kositsky – chuyên viên phân tích rủi ro chính trị thuộc Eurasia Group – cho hay.
Ông Modi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6/2016. (Ảnh: PTI)
Cứng rắn với Trung Quốc
Video đang HOT
Theo Bloomberg, cho đến nay nỗ lực “chìa cành ô liu” của New Delhi đối với Trung Quốc và Pakistan về cơ bản đã thất bại. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, Thủ tướng Modi buộc phải trở nên cứng rắn với các đối thủ.
Ashok Malik, nhà phân tích nổi tiếng của Quỹ Observer Research ở New Delhi, nói rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Modi đang ngày càng mất kiên nhẫn với Trung Quốc.
Hồi tháng 8, Thủ tướng Ấn Độ mượn bài phát biểu nhân ngày độc lập để tỏ sự ủng hộ đối với các nhóm chủ trương ly khai ở các tỉnh Balochistan và Gilgit-Baltistan. Hai khu vực này đều nằm trên hành lang kinh tế trị giá 46 tỉ USD của Trung Quốc.
Những vẫn phải duy trì thế cân bằng
Ông Narendra Modi đã có những động thái đối đầu với dòng tiền đầu tư của Bắc Kinh vào Nam Á, bao gồm việc thông qua gói tín dụng 2 tỉ USD cho Bangladesh và nỗ lực củng cố quan hệ với Sri Lanka.
Thủ tướng Ấn Độ hiểu rằng trong mọi giới hạn, ông đều không được phép để căng thẳng với Bắc Kinh hay Pakistan vượt tầm kiểm soát.
Sameer Patil, nhà nghiên cứu của trung tâm Gateway House ở Mumbai, đánh giá Trung Quốc là đối tác lớn nhất của New Delhi. Quy mô thương mại hai chiều hàng năm của hai nước lên tới 74.9 tỉ USD.
Vì thế, Modi đã yêu cầu các đồng nghiệp trong chính phủ ủng hộ ông duy trì các lựa chọn chính sách “mở”, qua đó giảm thiểu các rủi ro mà thái độ cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh có thể mang lại.
“Họ (chính phủ Ấn Độ) nhận ra những lợi ích của Ấn Độ liên hệ với Trung Quốc, và những rủi ro của leo thang căng thẳng với Trung Quốc,” Patil nói. “Thủ tướng Modi dựa vào đó để tính toán các chính sách của mình”.
(Theo Soha News)
Siêu điệp viên quyền lực chỉ đứng sau Thủ tướng Ấn Độ
Ajit Doval được mệnh danh là James Bond của Ấn Độ, người góp phần thay đổi bộ mặt tình báo quốc gia này.
Ajit Doval, người được mệnh danh James Bond của Ấn Độ. Ảnh: India Times
Ông dành 7 năm hoạt động ngầm tại Pakistan, tuyển mộ cả những tay súng phiến quân làm người truyền tin cho mình ở khu vực tranh chấp Kashmir và từng cải trang thành người kéo xe để trà trộn vào một nhóm chiến binh Sikh ẩn náu bên trong đền thờ linh thiêng nhất Ấn Độ. Ông là Ajit Doval, người được mệnh danh siêu điệp viên góp phần thay đổi bộ mặt tình báo Ấn Độ, người quyền lực thứ hai đất nước, chỉ xếp sau Thủ tướng Narendra Modi.
Siêu điệp viên
Theo Zee News, từ khi Thủ tướng Modi chỉ định Ajit Doval làm Cố vấn An ninh Quốc gia (NSA), một vị trí nắm nhiều quyền hành hơn cả bộ trưởng quốc phòng lẫn bộ trưởng ngoại giao, nhiều câu chuyện ly kỳ về ông bắt đầu xuất hiện.
Hồi tháng 7/2014, ông tham gia một nhiệm vụ bí mật, đích thân bay đến Iraq để giải cứu 46 y tá người Ấn Độ cùng 39 đàn ông đang bị mắc kẹt ở Tikrit và Mosul, hai thành phố nằm dưới kiểm soát của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Dù lên đường mà không hề nắm bất kỳ thông tin tình báo nào về việc ai đang bắt giữ họ và vì sao nhưng sau khi liên hệ với một loạt đầu mối và nỗ lực thương thuyết, ông đã hoàn thành nhiệm vụ, đưa các công dân Ấn Độ về nước an toàn.
Theo NDTV, Doval được nhiều người ví như siêu điệp viên James Bond bởi hàng loạt thành tích đáng nể. Những năm 1980, khi còn là một quan chức tầm trung tại Cục Tình báo, ông giấu danh tính và gia nhập Mặt trận Quốc gia Mizo (MNF), một tổ chức chuyên phát động các phong trào nổi dậy chống chính quyền Ấn Độ lúc bấy giờ. Doval nhanh chóng thu phục hơn một nửa chỉ huy hàng đầu của MNF, ngấm ngầm phá hoại tổ chức từ bên trong, qua đó buộc thủ lĩnh MNF phải đầu hàng.
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Doval là chiến dịch quân sự hồi năm 1988, quét sạch các tay súng ly khai Sikh khỏi Đền Vàng ở thành phố Amritsar, tây bắc Ấn Độ.
Năm 1984, quân đội Ấn Độ từng mở chiến dịch tấn công ngôi đền, khiến hàng trăm binh sĩ và người hành hương thiệt mạng. Vụ việc kích động một làn sóng giận dữ trong cộng đồng người Sikh khắp thế giới và là nguyên nhân dẫn tới vụ ám sát thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi, người ra lệnh thực hiện cuộc đột kích.
Theo Karan Kharb, sĩ quan quân đội về hưu, người từng là thành viên Lực lượng An ninh Quốc gia, Doval đã giả làm người kéo xe để có thể bước chân vào ngôi đền. Ông sau đấy thuyết phục các tay súng ẩn náu tại đây rằng mình là đặc vụ Pakistan đến để hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu thiết lập một quốc gia độc lập mang tên Khalistan. Khi đã chiếm được lòng tin, ông từ từ thu thập thông tin tình báo cung cấp cho chính quyền để mở cuộc tấn công truy quét quyết định.
Thân tín của Thủ tướng
Giới quan sát đánh giá Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval có chung chí hướng ở rất nhiều lĩnh vực. Cả hai cùng muốn đẩy mạnh chống khủng bố, tập trung hơn vào các tình huống an ninh nội bộ, nâng cao năng lực hoạt động bí mật của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy những chính sách ngoại giao, quốc phòng cứng rắn.
Với dáng người thấp, mái tóc ngắn và thường xuyên đeo kính, ông Doval hay né tránh báo chí và rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. 6 người quen biết ông lâu năm cho hay Doval đang giám sát những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Ấn Độ.
Không trang web chính thống nào của chính phủ chứa thông tin về ông. Theo bản tiểu sử tóm lược mà Doval đưa ra trong một bài giảng ở Mumbai hồi tháng 8 năm ngoái, ông sinh năm 1945 tại Garhwal, một khu vực ở phía bắc Ấn Độ, nay gọi là Uttarakhand.
Không lâu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Modi đã cử Doval dẫn đầu một đoàn đặc phái viên đến Afghanistan và đưa Cố vấn An ninh Quốc gia đi cùng trong chuyến công du đầu tiên tới Bhutan. Doval cũng là đại diện đặc biệt của Ấn Độ chịu trách nhiệm thảo luận với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp biên giới.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Doval còn đích thân bay tới Bangkok để bí mật gặp gỡ người đồng cấp Pakistan trong một nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai nước.
Ông Doval (trái) hồi tháng 9/2014 gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: india.com
Tiếng nói phản đối
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông Doval lên Thủ tướng Modi cũng là một phần nguyên do làm khơi dậy những tiếng nói chỉ trích từ các chính trị gia đối lập ở Ấn Độ cũng như trong bộ máy chính quyền.
"Đất nước muốn biết ai là người đề ra chính sách đối ngoại? Một gián điệp tên Doval hay các nhà ngoại giao", Ashutosh, một lãnh đạo đảng Aam Aadmi chống tham nhũng, viết trên mạng xã hội Twitter sau khi ông Modi bay tới Lahore để gặp Thủ tướng Pakistan trong một chuyến thăm bất ngờ mà theo truyền thông địa phương là do ông Doval sắp xếp. "Quốc gia khó có thể an toàn nếu để một gián điệp tham gia công việc ngoại giao", ông Ashutosh nhấn mạnh.
Những tiếng nói kêu gọi thay thế ông Doval càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh bị bẽ mặt trong chuyến công du Pakistan hồi tháng trước mà ông Doval rút lui vào phút chót. India Times dẫn lời một quan chức cấp cao am hiểu vấn đề cho hay ông Singh đáng nhẽ tới Pakistan để dự hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội Nam Á về Hợp tác Khu vực (SAARC) nhưng quay về sớm hơn so với lịch trình dự kiến bởi quốc gia chủ nhà đã thể hiện thái độ "thù địch" và chính phủ Ấn Độ không thể chấp nhận cách hành xử "trái với khuôn phép ngoại giao" như vậy.
Giới phê bình cho rằng để xảy ra những vấn đề kể trên là thiếu sót của Cố vấn An ninh Quốc gia Doval.
"Những chuyên gia hàng đầu về chống khủng bố, chính trị và ngoại giao, họ không được lấy ý kiến", chính trị gia đối lập Rahul Gandhi, con trai cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi hồi tháng một nói. Nghề của Doval là "đề ra chiến lược chiến tranh chứ không phải chiến thuật ngoại giao".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Kinh tế Ấn Độ nhận nhiều mỹ từ từng thuộc về Trung Quốc CEO Apple Tim Cook mới đây mô tả tiềm năng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu của Ấn Độ là "vô cùng thú vị" và "vô cùng tuyệt vời". Đây là những mỹ từ mà cách đây không lâu còn được dành cho Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Ảnh: AFP Theo CNN, CEO Tim Cook đang rất háo...