‘Hết hồn’ trào lưu bẻ xương khớp trị đau, ăn cà rốt chấm mù tạt ‘trị mập’…
Tiếng kêu rắc rắc làm cho người xem có cảm giác sợ, tưởng xương khớp bị gãy. Thế nhưng nhiều TikToker trẻ bị kích thích đã hưởng ứng, xem nó như một trào lưu, thử thách thú vị để làm theo.
Một giới thiệu bẻ xương khớp – Ảnh: Cẩm Nương chụp lại
Thời gian gần đây bỗng rộ lên trào lưu bẻ khớp, mạng xã hội TikTok xuất hiện tràn lan các video bẻ xương khớp trị đau, nhức mỏi cơ thể. Đủ tư thế kiểu nắn chỉnh xương khớp được “biểu diễn” bởi các TikToker xưng là “ thầy thuốc online”, “bác sĩ online”.
Các “thầy thuốc” kiểu này còn thực hiện cả những video hướng dẫn người xem tự nắn chỉnh cột sống lưng, bẻ khớp tay, khớp chân tại nhà.
Bẻ vì thích nghe kêu rắc rắc?
Bên cạnh việc đăng tải hàng loạt video “hành nghề”, những người này còn thực hiện cả các video hướng dẫn. Điểm chung của các video này là khi thực hiện thao tác “bẻ xương khớp” luôn tạo ra được âm thanh rắc rắc. Tiếng kêu rắc rắc làm cho người xem có cảm giác sợ, tưởng như xương khớp bị gãy.
Tuy nhiên, nhiều TikToker trẻ bị kích thích đã hưởng ứng, xem nó như một trào lưu, thử thách thú vị để làm theo. Các video bẻ xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều chỉ với mục đích tham gia thử thách, biểu diễn, câu view. Trong đó có một gymer cũng thực hiện các động tác bẻ khớp tạo tiếng rắc rắc theo yêu cầu của cộng đồng mạng để hút tương tác.
“Mình ở Bình Dương, bị vẹo cột sống lưng bên trái gây tê, xin cho biết địa chỉ để chữa trị?”, “Mình bị rách bao khớp vai, có chữa được bằng cách này không?”, “Mình đang làm spa muốn đi sâu vật lý trị liệu, thầy có nhận dạy không?”, dù rất nhiều video mang tính chất câu view nhưng vẫn nhận về hàng ngàn lượt bình luận xin địa chỉ đến chữa trị.
BS CKII Huỳnh Tấn Vũ – trưởng đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – cho biết bẻ xương khớp là phương pháp chữa trị dùng trong vật lý trị liệu. Nó còn được gọi là Chiropractic, cách chữa trị y học bằng tay giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động của con người. Nhưng không phải bất kỳ tình trạng nào của cơ xương khớp cũng có thể bẻ, nắn và không phải bất cứ người nào cũng có thể thực hiện đúng kỹ thuật chuyên môn.
BS Vũ lý giải tiếng rắc rắc phát ra là do sự dịch chuyển các khớp đi lệch ra khỏi hoặc trở về vị trí bình thường ban đầu của chúng. Khi nắn chỉnh xương khớp, tiếng kêu này không thể hiện tính hiệu quả.
Video đang HOT
“Nhiều bệnh nhân rất thích nghe tiếng kêu rắc rắc, nó là một yếu tố tâm lý, mang đến cho họ sự thoải mái, chưa nghe tiếng rắc rắc thì chưa thấy khỏe. Một số nơi, đánh trúng tâm lý của khách hàng, người ta thường thực hiện nắn chỉnh kỹ thuật ở những vị trí dễ phát ra tiếng kêu nhằm mục đích biểu diễn, thay vì chú trọng điều trị sao cho đúng”, BS Vũ cho hay.
Tự ý bẻ khớp, tác hại khôn lường
Theo BS Vũ, nếu tự ý bẻ khớp bắt chước theo các trào lưu rất dễ dẫn đến những hệ lụy lâu dài cho xương.
“Ví như vùng cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm, thao tác bẻ xương không đúng có thể gây chấn thương vùng cổ, gây yếu liệt tứ chi hoặc tổn thương mạch máu tạo thành cục máu đông đi vào não gây tai biến. Lạm dụng việc nắn chỉnh quá nhiều có thể gây giãn dây chằng, bao khớp, làm mất vững các cấu trúc, tăng nguy cơ thoái hóa, chèn ép thần kinh”, BS Vũ nói.
Cùng chung quan điểm đó, ThS Hoàng Quốc Nam – phó khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất – cảnh báo các kỹ thuật nắn chỉnh khớp được thực hiện khi bệnh nhân có chẩn đoán trật khớp, không thực hiện trên người có khớp bình thường. Người thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu này phải được đào tạo và có chuyên môn, có kiến thức về các bệnh lý cơ xương khớp.
“Việc bẻ khớp tạo tiếng kêu có thể tạo cảm giác dễ chịu nhưng nếu lực tác động quá mức sẽ gây tổn thương dây chằng, tổn thương khớp. Nếu làm thường xuyên sẽ khiến dây chằng bị kéo giãn dễ làm lỏng khớp, trật khớp, vô cùng nguy hiểm”, BS Nam chia sẻ.
BS Nam khuyến cáo, khi cơ thể có cảm giác mỏi cơ, không nên bẻ khớp mà nên thực hiện các biện pháp thư giãn nhẹ nhàng như khi ngồi lâu nên đứng dậy đi lại, xoay vặn người, tập một số động tác thả lỏng khớp, có thể chườm ấm vùng khớp đau mỏi. Nếu gặp các bệnh lý về cơ xương khớp thì phải tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để điều trị tránh tiền mất tật mang.
Tránh xa các trào lưu độc hại
Mới đây, trào lưu “Thử thách mật ong đông lạnh” có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vẫn được nhiều TikToker Việt Nam hưởng ứng, bằng cách đưa chai mật ong vào tủ lạnh, để mật ong đông lại thành dạng thạch, bắt đầu ăn mật ong đông lạnh như ăn kem.
Mật ong tuy là sản phẩm tự nhiên, nhưng lượng đường trong mật ong rất lớn, vì thế việc ăn một lượng lớn mật ong sẽ rất dễ tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, mật ong đông lạnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề như đường huyết, béo phì, răng lợi và nhiều vấn đề khác.
Ngoài ra, cũng còn nhiều trào lưu xấu vẫn đang lưu hành trên TikTok trong thời gian qua như: “Ăn cà rốt chấm mù tạt để giảm cân”, “Tự tẩy trắng răng tại nhà bằng baking soda”,…
Theo các chuyên gia, người dùng mạng xã hội TikTok cần thật sự tỉnh táo để tránh “trải nghiệm thử thách” gây hại đến sức khỏe bản thân cũng như không phát tán những thông tin xấu độc đến rộng rãi nhiều người.
Nỗi sợ bị bỏ lỡ trong trào lưu game blockchain
Nhiều hãng theo đuổi game blockchain không vì lý do mang tính thực tế, mà để tránh bỏ lỡ những cơ hội thu lời trong tương lai.
Ngành công nghiệp game luôn theo đuổi những trào lưu mới nhất, như trò chơi sinh tồn với thành công của PUBG và Fortnite, còn trước đó là Pokemon Go và League of Legends. Các trào lưu này thường có điểm chung, đó là một game bất ngờ gây tiếng vang và có doanh thu khủng, thúc đẩy nhiều bên chạy theo, tìm cách sao chép thành công.
Tuy nhiên, game blockchain - trào lưu lớn nhất hiện nay - lại thu hút sự đầu tư và chú ý ở quy mô lớn mà không có một lý do rõ ràng, nhất là khi một số khái niệm của chúng thực ra đã xuất hiện trong game nhiều năm trước.
Blockchain được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, nghệ thuật và nhiều ngành công nghiệp. Game blockchain khác biệt so với game truyền thống ở tính phi tập trung, khi tài sản trong game được phân bổ giữa người chơi thay vì được kiểm soát tập trung bởi một máy chủ.
Trong ba năm qua, các nhà đầu tư đã đổ hàng trăm triệu USD vào các công ty game với lời hứa hẹn triển khai công nghệ blockchain. Thậm chí, việc thiếu chiến lược xây dựng NFT có thể khiến nhiều doanh nghiệp mất nguồn đầu tư trong năm nay.
Giao diện của Axie Infinity.
Trong báo cáo doanh thu quý III/2021, nhiều công ty game cố gắng trấn an cổ đông rằng họ đang bắt kịp với thế giới. Andrew Wilson, CEO Electronic Arts, nói NFT là "một phần quan trọng với tương lai ngành game", nhưng cũng thừa nhận vẫn chưa có phương án tận dụng tối đa ưu thế của blockchain.
Yves Guillemot, Chủ tịch Ubisoft Entertainment, khẳng định blockchain là "cuộc cách mạng" và muốn công ty trở thành tay chơi chủ chốt trong lĩnh vực này. Các nhà phát hành game như Square Enix và Take-Two Interactive cũng đưa ra những phát biểu tương tự.
Tuy nhiên, tất cả đều chưa thể giải thích vì sao blockchain sẽ trở thành cuộc cách mạng tiếp theo trong ngành game. Người đam mê NFT vẽ ra một thế giới, trong đó người chơi có thể mua vật phẩm độc nhất và chuyển chúng qua lại giữa các game của những nhà phát hành khác nhau, dùng blockchain để chứng minh quyền sở hữu.
Những gì người chơi sở hữu trên blockchain chỉ là một chuỗi ký tự, từng game sẽ phải giải mã chuỗi đó và biến chúng thành vật thể số. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi, như game thủ sẽ làm thế nào để chuyển một chiếc mũ mua trong game Halo của Microsoft sang Uncharted của đối thủ Sony? Lý do gì nhà phát triển phải bỏ thời gian và ngân sách để hỗ trợ cho sản phẩm trong game của đối thủ? Ai sẽ thu lời từ quá trình này?
Phương án này chỉ mang tính thực tế trong một kịch bản duy nhất là chuyển đổi vật phẩm giữa các game cùng hệ sinh thái của một nhà phát triển. Ví dụ, Ubisoft cho người chơi mua trang phục trong game Assassins Creed và chuyển chúng sang Watch Dogs nếu muốn.
Nhưng điều này đã được áp dụng từ nhiều năm qua nhờ hệ thống file lưu game và tài khoản người chơi. Lựa chọn của game thủ có thể tác động đến cốt truyện giữa những bản game Mass Effect nhờ ý tưởng này.
Theo Bloomberg, các hãng game đang đầu tư vào blockchain vì tiềm năng của chúng trong tương lai, chứ không dựa trên những ứng dụng thực tế ở hiện tại.
Hãng game Zynga tuần trước bổ nhiệm một người làm Phó chủ tịch phụ trách blockchain, nhưng chính CEO Frank Gibeau cũng thừa nhận chưa rõ vai trò của người đó là gì. "Tôi nghĩ blockchain là một phần trong kế hoạch dài hạn của ngành game. Về ngắn hạn, điều này có thể coi là một trò đùa. Tôi thấy thoải mái với điều đó, vì những yếu tố cơ bản của blockchain đều mang tính tích cực", ông cho hay.
Gibeau nói "có những điều thâm thúy" khi cho phép người chơi sở hữu, đầu tư vào vật phẩm ảo, và khái niệm này có thể thúc đẩy những sản phẩm game mới đầy thú vị. Dù vậy, ông không chắc về thời điểm và phương thức thực hiện.
Nhiều công ty game ca ngợi blockchain vì lo ngại các cổ đông và giới phân tích coi họ là kẻ lạc hậu nếu không theo đuổi công nghệ này, cũng như đặt niềm tin vào tiềm năng lợi nhuận nếu game blockchain thu hút nhiều người chơi.
Một phụ nữ Malaysia chơi game Axie Infinity khi đang trông con.
Axie Infinity, game blockchain phát triển từ năm 2018 và bùng nổ trong năm nay, giúp nhà phát triển Sky Mavis đạt giá trị 3 tỷ USD. Về cơ bản, game cho phép người chơi mua và nuôi thú cưng gọi là Axie, sau đó bán cho người khác để thu lời.
Tuy nhiên, game không miễn phí và không có chế độ chơi thử. Người chơi cần chuẩn bị số tiền khoảng 1.500 USD để mua tối thiểu 3 Axie từ chợ ảo để bắt đầu trò chơi. Không chỉ thú ảo, người chơi còn phải chi cho rất nhiều vật phẩm khác với mức giá từ vài trăm USD đến 10.000 USD (230 triệu đồng). Nhiều game thủ phải dựa vào những người chơi giàu có để có tiền mua Axie đầu tiên và đánh đổi một phần không nhỏ lợi nhuận bán thú cưng sau này.
Axie Infinity cũng có người bán và người mua như mọi nền kinh tế. Mô hình "chơi để kiếm tiền" được duy trì chừng nào số người mua vẫn đông hơn người bán, nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi không còn người chơi mới tham gia game và lượng cung vượt cầu.
Theo các chuyên gia, blockchain trong ngành game hiện vẫn rối loạn và chưa có chiến lược lâu dài. Giới lãnh đạo ngành game đang nói những điều mà các nhà đầu tư muốn nghe, nhưng chưa đề ra được kế hoạch cụ thể với một trào lưu có thể gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người.
Trào lưu đặt tên theo tỉnh, thành đang 'làm mưa làm gió' mạng xã hội: 'Phú sống lâu - Phú Thọ', 'Hải không âm - Hải Dương' Vua tiếng Việt' và thánh đâu, đây là cơ hội thể hiệchơi chữ n độ mặn mà vô biên của mình đây này! Nói về độ sáng tạo, dân mạng số 2 không ai dám nhận số 1. Từ cộng đồng mạng, lần lượt những trào lưu hài hước, thú vị được nghĩ ra rồi lan truyền chóng mặt, tạo nên giây phút...