Hết hồn “thú cưng” nhe nanh, lè lưỡi dọa người nơi công cộng
Hàng trăm chú chó với đủ chủng loại, kích thước được người dân Thủ đô thả rông, không rọ mõm tại nơi công cộng khiến nhiều người đi đường đứng tim, sợ hãi.
Trên nhiều tuyến phố Thủ đô, nơi công cộng không khó để bắt gặp hình ảnh hàng đàn chó với đủ chủng loại kích thước vẫn nhởn nhơ dạo chơi mà không hề được rọ mõm hay dắt bằng dây xích
Tại Hà Nội, nơi chó thả rông phổ biến nhất là những địa điểm công cộng như vườn hoa, công viên…
Đa phần nhiều người dân có suy nghĩ chó cảnh có bản tính gần gũi, thích chơi với người nên tuyệt nhiên không sử dụng rọ mõm hay dây xích khi đưa chó đến nơi công cộng.
Nhưng trong trường hợp chó bị đe doạ, mắc bệnh dại hoặc bị trêu đùa thái quá thì chúng có thể cắn phản kháng lại con người.
Video đang HOT
Trên thực tế, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn có suy nghĩ xem nhẹ việc rọ mõm, đeo xích để kiểm soát chó tại những nơi công cộng.
Đặc biệt những chú chó thuộc giống chó dữ, và khoẻ mạnh có kích thước lớn luôn khiến nhiều người sợ hãi.
Nhiều người có thói quen mang theo chó khi đi xe máy, xe đạp điện nhưng lại không hề có các biện pháp đảm bảo an toàn.
Nhiều khu vực thuộc một số quận nội thành, chó được thả rông hoàn toàn không có xích hoặc rọ mõm.
Chó vô tư… phóng uế tại vườn hoa hay trên đường phố gây mất vệ sinh, mất mỹ quan. Nhiều người chủ cũng không có ý thức dọn dẹp sau khi thú cưng của mình “giải quyết” ở nơi công cộng.
Kể từ ngày 15/9 tới đây, theo nghị định 90/2017 của Chính phủ, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Sau 72 giờ kể từ khi bị bắt nhốt, nếu không có chủ tới nhận, những chú chó này sẽ bị đem đi tiêu hủy.
Theo Danviet
Hà Nội: Đề xuất xử lý chó thả rông trong vòng 48 giờ
Chi cục Thú y Hà Nội vừa có đề xuất trình UBND Tp Hà Nội về việc xử lý chó thả rông bị bắt sau 48 giờ mà không có người tới nhận.
Kể từ ngày 15/9 tới đây, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng tới 800.000 đồng.
Kể từ ngày 15/9/2017, Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ có hiệu lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là là xử lý tình trạng chó thả rông tại nơi công cộng, chủ nuôi sẽ bị phạt nặng.
Cụ thể, phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên. Luật mới cũng quy định, chó thả rông bị bắt sau 72 giờ nếu không có người tới nhận sẽ được đem đi tiêu huỷ.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Hồng Phong - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y Hà Nội cho biết: "Nghị định 90 của Chính phủ sắp có hiệu lực thực ra là sửa đổi từ một số Nghị định trước đó về xử lý hành chính đối với vi phạm trong công tác thú y chính vì vậy phòng chống bệnh dại được triển khai thường xuyên từ trước đến nay".
Về quy định mới có hiệu lực từ ngày 15/9/2017, chó thả rông sẽ bị bắt, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ mang đi tiêu huỷ, ông Phong cho biết không phải tất cả số chó mèo không có người nhận sẽ bị mang đi tiêu huỷ. "Sau thời hạn 72 giờ, nếu không có người nhận, những cá thể chó, mèo mắc bệnh mới bị mang đi tiêu huỷ còn những cá thể bình thường sẽ được đưa về các tổ chức cứu hộ động vật để tiếp tục nuôi dưỡng" - ông Phong cho biết thêm.
Đối với chó thả rông nếu bị bắt nếu bị mắc bệnh và không có người tới nhận thì sau 72 giờ sẽ được đem đi tiêu huỷ.
Trong bản Dự thảo mới nhất của Chi cục Thú y Hà Nội trình UBND TP Hà Nội cũng đề nghị phải thành lập các tổ chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật có dấu hiệu mắc bệnh dại; thông báo trên đài truyền thanh xã về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
Đối với đội chuyên trách, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với Trạm Thú y cấp Quận, Huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật bắt chó thả rông; tổ chức tiêm phòng vắcxin phòng bệnh dại cho thành viên đội chuyên trách theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với chủ vật nuôi, dự thảo yêu cầu phải đăng ký việc nuôi chó, mèo đối với UBND cấp phường, xã; phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên nhà; đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến người xung quanh; chấp hành nghiêm việc tiêm vắcxin cho vật nuôi. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích chó có người dắt...
Trong trường hợp chó thả rông bị bắt giữ, chủ vật nuôi phải chịu mọi chi phí kể cả cho việc nuôi dưỡng hay tiêu huỷ chó. Nếu chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường cho người bị hại theo Nghị định số 167 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội...
Theo Danviet
Chủ ngơ ngác nhìn chó thả rông bị bắt Chó thả rông bị bắt về lưu giữ, sau 72 giờ mà chủ không đến nhận thì sẽ bị tiêu hủy nhưng nhiều chủ nhà vẫn tiếp tục để chó "đi dạo" ngoài đường. Sáng 12.9, Đội Bắt chó thả rông (thuộc Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y TP.HCM) đã tuần tra nhiều tuyến đường thuộc...