Hết hồn những côn trùng đã xấu còn to hết phần thiên hạ
Những loài côn trùng này không chỉ có ngoại hình xấu xí, đáng sợ, còn có kích thước khổng lồ, khiến con người không khỏi choáng váng, sợ hãi. Đa phần chúng được cho là không gây hại đối với con người.
Dế Weta khổng lồ, nằm trong họ dế vua, là loài côn trùng nặng nhất được ghi nhận trên thế giới. Nó nặng hơn một quả bóng tenis và chỉ có thể tìm thấy ở New Zealand.
Người dân bản địa, người Maori, gọi loài dế này là “vị thần của sự xấu xí”. Rất nhiều người khi nhìn thấy dế Weta khổng lồ đã không khỏi giật mình sợ hãi.
Bọ cánh cứng khổng lồ Goliath Beetle. Khi còn là ấu trùng, chúng còn nặng hơn cả dế Weta khổng lồ, chỉ kém một chút so với quả bóng chày. Thế nhưng khi lột xác và trưởng thành, chúng lại nhẹ hơn.
Loài này sống trong các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi và ăn nhựa cây, trái cây, không phải là mối đe dọa của con người nhưng vẫn khiến không ít người sợ.
Mời quý vị xem video: 10 côn trùng kỳ dị “ngoài hành tinh”
Chuồn chuồn khổng lồ Griffinfly, là một trong những loài côn trùng lớn nhất từng sống trên Trái đất.
Chúng khủng bố thế giới trong suốt 20 triệu năm trong thời kỳ Permi với sải cánh gần 70cm.Gián đào hang khổng lồ là loài gián lớn nhất thế giới đến từ Australia.
Chúng cũng là loài gián nặng nhất thế giới, có thể nặng tới 35g và dài tới 8cm. Đối với nhiều người sợ gián, đây là cơn ác mộng thực sự.
Sâu tai khổng lồ Saint Helena, đây là loài côn trùng dài gần 8cm, đặc hữu trên đảo Saint Helena ở giữa Đại Tây Dương.
Chúng có thể đào sâu xuống lòng đất. Sau những cơn mưa lại trồi lên và khiến những cư dân ở đảo Saint Helena kinh hoàng vì khả năng phá hoại.
Bướm phù thủy trắng Thysania agrippina, sở hữu sải cánh lớn nhất trong tất cả các loài côn trùng còn tồn tại đến ngày nay. Chúng có thể phát triển sải cánh lên đến 31cm, là một thành viên của họ Noctuidae sinh sống ở Texas, Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Chúng thường bị nhầm với các sinh vật bay khác như dơi vì sải cánh rộng của chúng. Các hoa văn trên đôi cánh khổng lồ của chúng là một công cụ ngụy trang rất tuyệt vời, đặc biệt là khi đậu trên một cành cây.
Bọ cây Chan’s Megastick, hiện đang giữ kỷ lục về loài côn trùng dài nhất, có kích thước hơn 0,6m. Chúng được tìm thấy ở Borneo, quanh tán rừng nhiệt đới.
Chúng được cho là không gây hại đối với con người những vẫn có thể dọa cho con người sợ chết khiếp mỗi lần xuất hiện.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/ON
Săm soi loài động vật trần truồng gớm ghiếc nhất hành tinh
Được xếp vào danh sách những động vật xấu xí nhất hành tinh, loài động vật trần truồng có tên chuột chũi Đông Phi vẫn chẳng lấy gì làm xấu hổ.
Kể từ khi được giới khoa học ghi nhận, chuột chũi Đông Phi luôn nằm trong top những động vật xấu xí nhất thế giới. Chúng cũng nổi tiếng là loài động vật trần truồng khiến người ta ghê sợ ngay từ lần đầu gặp mặt.
Có tên khoa học là Heterocephalus glaber, chuột chũi Đông Phi là một loài chuột chũi không có lông, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi (vùng Sừng châu Phi).
Toàn cơ thể chuột chũi Đông Phi được bao bọc bởi một lớp da nhăn nheo rất đáng sợ. Không biết có phải chúng "khỏa thân vì môi trường" hay không mà theo nghiên cứu khoa học, đây là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa.
Chúng sống lâu gấp 09 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.
Lần nào bầu chọn cũng lọt top những loài động vật xấu nhất hành tinh nhưng chuột chũi Đông Phi chẳng lấy gì làm phiền lòng hay xấu hổ, thậm chí chúng còn sống khỏe hơn.
Dù xấu và gần như mù nhưng nhiều đặc tính sinh học khác của chuột chũi Đông Phi khiến nhiều người kinh ngạc. Chúng có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt trong việc cảm nhận môi trường xung quanh.
Là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời.
Lý giải về nguyên nhân không lão hóa của chuột chũi Đông Phi, các nhà khoa học cho biết, chuột chũi Đông Phi có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó mà chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não.
Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của loài chuột chũi này phải kể đến nữa là tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng rất thấp, giúp làm giảm quá trình ôxy hoá (quá trình phá huỷ tế bào). Theo ghi nhận, chuột chũi Đông Phi có thể sống lâu tới 26 năm hoặc hơn nữa, và điều đặc biệt nhất là chúng vẫn có thể sinh sản ở tuổi rất già.
Có lẽ vì vẻ gây ám ảnh nên loài động vật xấu xí này rất ít khi ra khỏi hang. Chúng có đời sống xã hội giống như loài côn trùng, thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang nằm sâu dưới mặt đất và nằm chôn mình dưới đất.
Đầu đàn của chúng là một chuột chũi chúa và chỉ chuột chúa mới có khả năng sinh sản.
Bình quân hằng năm, chuột chũi đầu đàn có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy cho đến năm nó được ít nhất 20 tuổi.
Dựa vào số lượng đông, đàn chuột chũi có thể bảo vệ tổ trước sự tấn công của những con vật khác, cho phép cả bầy đàn sống an toàn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
1001 thắc mắc: Ong vò vẽ kinh khủng ra sao, làm thế nào để nhận biết chúng? Ong vò vẽ là thành viên lớn nhất và hung hãn nhất trong họ ong bắp cày. Nó có độc tính cao và có thể gây chết người. Vậy, làm cách nào để có thể nhận diện và tránh nguy hiểm từ ong vò vẽ? Ong vò vẽ bị thu hút bởi mùi mồ hôi của người Ong vò vẽ trưởng thành có...