Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp.
Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân thực sự, hiệu quả và khiến cho Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản phải hoảng sợ. Ảnh: Thiết bị hình cầu được cho chính là đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa của Triều Tiên.
Trong loạt ảnh thiết bị hạt nhân mang trên tên lửa được hãng thông tấn KCNA Triều Tiên công bố, đáng lưu ý có sự xuất hiện của các quả tên lửa đạn đạo KN-08 vũ khí chiến lược nguy hiểm nhất Triều Tiên hiện nay.
Tên lửa đạn đạo KN-08 lần đầu xuất hiện trong cuộc duyệt binh nhân 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung. Các chuyên gia ước tính, nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ 100 kiloton.
Tên lửa đạn đạo KN-08 được thiết kế với ba tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn từ 5.000 tới 12.000km, tức là đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài KN-08, Triều Tiên còn có cả một kho tên lửa tầm ngắn – tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đe dọa toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo Hwasong 5 được cải tiến dựa trên tên lửa Scud-B (Liên Xô), có tầm bắn 320km, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng 1 tấn.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Hwasong 6 được cải tiến trên cơ sở Hwasong 5, nâng tầm bắn lên 700km, mang được đầu đạn hạt nhân.
Năm 1997, Triều Tiên đã mua được một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn OTR-21 Tochka từ Syria. Trên cơ sở đó, nước này đã sao chép cải tiến và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-02 đạt tầm bắn 160km, lắp đầu đạn nặng 485kg. Tochka được thiết kế bởi Liên Xô, mang được đầu đạn hạt nhân 100kiloton nên không có gì là quá lạ nếu KN-02 cũng có khả năng tương tự.
Ngoài kho tên lửa tầm ngắn, Triều Tiên còn tự xây dựng được kho tên lửa đạn đạo tầm trung – xa mang được đầu đạn hạt nhân với số lượng vài trăm quả bao trọn mọi mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, lực lượng tên lửa tầm trung của Triều Tiên chủ yếu gồm: Nodong 1, Nodong 2, BM25 Musudan, KN-08.
Trong ảnh là xe mang phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong 1 đạt tầm bắn 1.300km, mang đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Theo cơ quan tình báo Mỹ, Triều Tiên đã triển khai khoảng 200 quả Nodong 1.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo tầm xa (chỉ những tên lửa nằm giữa phân khúc tầm trung và liên lục địa) BM25 Musudan đạt tầm bắn từ 2.500-4.000km. Nó được cho là sao chép mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton hoặc thậm chí là 1meganton.
Xét độ đáng sợ chỉ đứng sau KN-08 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong 2 nặng cỡ 80 tấn, tầm bắn ước đạt 4.000-6.000km, có khả năng đầu đạn hạt nhân hoặc phần chiến đấu chứa thuốc nổ 700-1.000kg. Tuy nhiên, Triều Tiên chủ yếu sử dụng Taepodong 2 để phóng vệ tinh. Dẫu vậy, sau mỗi lần phóng thành công của Taepodong 2 đều khiến cho Mỹ-Hàn phải hết hồn, vì việc phóng này được cho là sự thành công lớn trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên.
Theo_Kiến Thức
Tham vọng vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un
Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân và quốc gia này vẫn đang liên tục nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân. Trong khi các chuyên gia cho rằng tham vọng này của Triều Tiên vẫn còn khá lâu nữa mới thành hiện thực, thì quốc gia này vẫn đang liên tục nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Chính quyền Bình Nhưỡng được cho là đang sở hữu đủ nguồn nhiên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân hàng loạt. Các cuộc thử nghiệm diễn ra năm 2006, 2009 và 2013 được tổ chức nhằm hoàn thiện công nghệ chế tạo đầu đạn hạt nhân có kích cỡ thích hợp để gắn vào tên lửa.
Triều Tiên đã bắt đầu tự chế tạo tên lửa từ cách đây hơn 3 thập kỷ.
Năm 1984, Triều Tiên đã cho thử một loại tên lửa Scud-B của Xô Viết với tầm bắn 300km. Sau đó, Triều Tiên đã lắp ráp tên lửa Rodong-1 với tầm bắn lên đến trên 1.300km.
Năm 1998, tên lửa Taepodong-1 của Triều Tiên đã bay qua Nhật Bản và hạ cánh xuống Thái Bình Dương.
Sau khoảng thời gian hơn 5 năm yên ắng, năm 2006, Bình Nhưỡng đã tiến hành một vài đợt phóng thử tên lửa tầm xa, bao gồm cả đợt phóng thử tên lửa Taepodong-2 được cho là có thể bay tới tận Alaska, Mỹ, nhưng đều thất bại.
Trải qua nhiều thử nghiệm thất bại khác, tháng 12/2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa Unha-3 với tầm bắn từ 6.000-9.000km để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể bắn tên lửa sang tận Mỹ./.
Theo vietnamplus
Lộ nguyên nhân khiến Ấn Độ loại bỏ trực thăng Nga Dù phải trả số tiền lớn hơn nhưng Ấn Độ vẫn quyết lựa chọn trực thăng 64D Apache Longbow và thẳng tay loại bỏ Mi28NE Night Hunter của Nga. Để biết Mi-28NE có đáng mua so với AH-64D Apache cần xem xét cấu tạo của hai loại trực thăng này. Trực thăng Mi-28NE được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một...