Hết GPU, giờ đến CPU Ryzen cũng bị thợ đào mua bằng sạch: Tất cả vì đồng coin mới nổi này
Theo đó, thay vì sử dụng GPU hay máy đào chuyên dụng ASIC, Raptoreum lại chỉ cho phép người dùng sử dụng CPU để khai thác đồng coin này
Tại thị trường Việt Nam cũng như ở thế giới, việc mua một mẫu card đồ họa (GPU) mới như dòng RTX 30 của NVIDIA hay RX 6000 của AMD được coi là nhiệm vụ bất khả thi. Sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử đã dẫn đến việc giới đào coin liên tục thu mua số lượng cực lớn GPU, khiến các game thủ gặp phải cảnh có tiền nhưng cũng không mua được hàng.
Đáng nói, không chỉ riêng GPU, CPU giờ đây cũng sắp rơi vào cảnh thiếu hụt trầm trọng khi trở thành mục tiêu săn đuổi của cộng đồng tiền điện tử. Theo thông tin đăng tải bởi trang ExtremeTech, giới đào coin hiện đang tiến hành thu mua các mẫu CPU của AMD để khai thác đồng tiền điện tử có tên Raptoreum, vốn đang tăng mạnh về giá trị trong thời gian gần đây.
Theo đó, thay vì sử dụng GPU hay máy đào chuyên dụng ASIC, Raptoreum lại chỉ cho phép người dùng sử dụng CPU để khai thác đồng coin này. Đáng chú ý, tốc độ khai thác đồng Raptoreum sẽ được tăng tốc đáng kể nếu bộ nhớ đệm L3 (nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý) của CPU có dung lượng lớn.
Về cơ bản, Raptoreum được thiết kế như một loại coin “anti-ASIC” (chống ASIC), do nhóm phát triển muốn hạn chế hoàn toàn việc thợ đào sử dụng các hệ thống phần cứng đắt tiền. Nhóm phát triển tin rằng, việc sử dụng các máy đào ASIC có thể làm giảm lợi nhuận cho tất cả thợ đào khác.
Để thực hiện ý định trên, nhóm đã chọn thuật toán khai thác Ghostrider, là sự kết hợp của thuật toán Cryptonite và x16r, đồng thời tích hợp thêm một số dòng code đặc biệt để làm tăng tính ngẫu nhiên hóa. Đây là lý do vì sao đồng Raptoreum đặc biệt ‘chuộng’ các mẫu CPU có L3 Cache lớn.
Thực tế cho thấy, trên thị trường CPU hiện tại, các sản phẩm tới từ AMD luôn có sự vượt trội so với Intel ở mức dung lượng của L3 Cache. Chẳng hạn, mẫu chip đầu bảng của AMD là Threadripper 3990X trang bị tới tận 256MB L3 Cache. Tuy nhiên, do giá bán của Threadripper 3990X quá đắt đỏ (lên tới 5000 USD), các thợ cày coin thường để mắt tới các mẫu CPU thuộc dòng Ryzen có giá bán rẻ hơn, nhưng dung lượng L3 Cache ít hơn đôi chút.
Theo đó, mẫu Ryzen 5900X trang bị 64MB L3 Cache, trong khi các mẫu CPU tầm trung như Ryzen 5800X cũng trang bị 32MB L3 Cache. Để so sánh, dòng CPU mới nhất của Intel là Alder Lake chỉ tích hợp L3 Cache có dung lượng 30MB. Với con chip thế hệ 11 của Đội Xanh, con số này chỉ là 16 MB L3 Cache.
Theo công cụ tính toán khả năng sinh lời khi khai thác Raptoreum, Ryzen 5950X có thể ‘đào’ được 205 Raptoreum mỗi ngày, với mức giá hiện tại của nó là khoảng 5,4 USD, trong khi Ryzen 5900X kiếm được 4,50 USD mỗi ngày. Về mặt mặt lý thuyết, sau khi trừ đi tiền điện, người dùng vẫn có thể hoàn vốn (tức trả hết số tiền mua mẫu CPU này) trong khoảng sáu tháng đổ lại.
Đáng chú ý, bên cạnh việc tích hợp L3 Cache dung lượng lớn, các mẫu CPU từ AMD còn có lợi thế về chỉ số hiệu suất trên mỗi watt điện. Thực tế cho thấy, các mẫu CPU thế hệ mới của AMD trong trong vài năm trở lại đây hoạt động hiệu quả hơn hẳn so với các mẫu CPU từ Intel, mặc dù Đội Xanh đã có bước đáp trả ban đầu với dòng Alder Lake. Đây chắc chắn là một ưu điểm mà thợ đào coin mong muốn, khi có thể tối ưu được các chi phí tiền điện, từ đó tăng tối đa lợi nhuận thu được.
Chưa kể đến, thời gian tới, AMD sẽ ra mắt các dòng CPU dựa trên kiến trúc Zen 3 áp dụng công nghệ bộ nhớ đệm 3D V-Cache. Với các chiplet xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, công nghệ này sẽ giúp tăng thêm dung lượng L3 Cache, với 64MB trên mỗi chiplet. Những nâng cấp về L3 Cache này chắc chắn sẽ khiến các mẫu CPU của AMD trở nên hấp dẫn hơn đối với các thợ đào Raptoreum, giả sử rằng loại tiền này vẫn tồn tại khi các bản cập nhật ra mắt đầu năm 2022.
"Cụ chip" Intel Pentium 4 15 tuổi bất ngờ lọt danh sách hỗ trợ nâng cấp lên Windows 11
Có thể công cụ PC Health Check sẽ sớm được cập nhật để chặn hỗ trợ hệ điều hành Windows 11 trên dòng Pentium 4 của Intel.
Chúng ta không còn lạ gì việc Microsoft yêu cầu cấu hình khá "căng" cho Windows 11. Mặc dù hệ điều hành này có thể nâng cấp miễn phí từ Windows 10 nhưng để cài đặt một cách chính thức thì không phải chuyện dễ. Hiện tại, chỉ những PC có CPU Intel thế hệ thứ 8 và CPU Ryzen thế hệ thứ hai trở lên mới có thể cài đặt Windows 11 một cách thuận lợi.
Microsoft đã thêm một số mẫu Intel thế hệ thứ 7 vào danh sách các bộ vi xử lý được hỗ trợ, nhưng điều này chủ yếu là dành cho Surface Studio. Tài liệu chính thức của Microsoft loại trừ các bộ xử lý cũ hơn Intel thế hệ thứ 8 hoặc AMD Ryzen thế hệ thứ 2.
Đáng ngạc nhiên là thiết bị sử dụng chip Intel Pentium 4 661, được phát hành vào năm 2006 lại được hỗ trợ trên Windows 11.
Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, Intel Pentium 4 661, chỉ có một lõi và tốc độ xung nhịp 3,6Ghz, được liệt kê là bộ xử lý được hỗ trợ trong PC Health Check. Đó có thể là do Microsoft sơ suất không phân loại "trạng thái không được hỗ trợ" trong PC Health Check cho dòng chip Intel thuộc hàng "cụ" này.
Do dòng Intel Pentium 4 (Intel Family 15 Model) không có trong danh sách các CPU không được hỗ trợ, cơ sở dữ liệu được sử dụng trên PC Health Check, nên nó vô tình được xem là thuộc diện hỗ trợ. Điều này dường như cho thấy rằng Microsoft chỉ kiểm tra cấu hình thiết bị của bạn dựa trên cơ sở dữ liệu của các bộ xử lý được hỗ trợ.
Một số người dùng thậm chí đã cài đặt thành công Windows 11 trên Pentium 4 661 sau khi vượt qua các yêu cầu TPM 2.0 & Secure Boot và họ cũng nhận được các bản cập nhật tích lũy.
Windows 11 final (Build 22000.258) running on Intel Pentium 4
Có thể công cụ PC Health Check sẽ sớm được cập nhật để chặn hệ điều hành Windows 11 trên dòng Pentium 4 của Intel.
Sức mạnh GPU iPhone 13 Pro tăng 55% so với iPhone 12 Pro Mặc dù các mẫu iPhone 13 sẽ đến tay khách hàng vào ngày 24.9 nhưng điểm chuẩn từ smartphone đã xuất hiện, cho thấy chip A15 Bionic chứa những cải tiến lớn về GPU so với A14 Bionic của iPhone 12 Pro. GPU trên iPhone 13 Pro mạnh hơn nhiều so với iPhone 12 Pro Theo AppleInsider , điểm số Geekbench được đăng...