Hết đau lưng nhờ tập thể thao
Tập luyện các môn thể thao, bài tập tốt cho cơ lưng là phương pháp điều trị bền vững và rẻ tiền nhất cho bệnh nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Gần đây, chị Ng.T.N (30 tuổi) thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau lưng. Nghĩ rằng do làm việc nhà sai tư thế, chị cố gắng nghỉ ngơi nhưng cơn đau ngày càng có vẻ trầm trọng hơn.
Vận động mạnh hay tĩnh tại đều là nguyên nhân
Hết chịu nổi, chị N. đi khám. Bác sĩ cho biết chị bị thoát vị đĩa đệm. Chị N. bất ngờ vì chỉ là nhân viên văn phòng, suốt ngày ngồi phòng máy lạnh, không làm gì nặng, cũng chưa một lần bị cụp xương sống.
Theo bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, thoát vị đĩa đệm gây đau lưng hoàn toàn có thể gặp ở cả người bị chấn thương do tập luyện cũng như người ngồi nhiều. Do hiện nay, ngày càng nhiều người có lối sống tĩnh tại, ngồi làm việc nhiều trước máy tính nên nhóm người bị đau lưng do ngồi có phần tăng lên.
Khám bệnh tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM
Người ít vận động, ngồi hàng giờ trước máy tính sẽ làm cột sống thoái hóa sớm và các tổ chức liên quan cũng không còn đủ sức giữ đĩa đệm nằm yên vị trí. Có khi vô tình, một tác động nhỏ như cúi người vội vàng, bưng vật nặng… cũng khiến đĩa đệm bị thoát vị. Đĩa đệm thoát vị gây chèn ép các tổ chức khác như thần kinh gây đau và hiện tượng thoái hóa cột sống sớm do ngồi nhiều cũng gây đau. Do đó, người bệnh có cảm giác đau lưng rất khó chịu.
Có thể hình dung đĩa đệm nằm giữa các đốt sống của bạn. Thông thường, nó được giữ yên vị và có vai trò đệm giữa các đốt sống. Khi chấn thương hay cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm không được giữ yên mà trật ra ngoài, gây chèn ép vào thần kinh, dây chằng… và gây đau đớn. Đau lưng kiểu này, nếu chỉ xoa bóp thì không thể khỏi.
Sau dưỡng thương phải tập luyện
Bác sĩ chuyên khoa II Vương Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Vạn Hạnh (TP HCM), cho biết sai lầm đầu tiên mà người bị thoát vị đĩa đệm gặp phải là tưởng nó chỉ là đau cơ, mỏi lưng thông thường nên chỉ xoa bóp hoặc để vậy luôn.
Một thời gian khá dài sau đó, cơn đau có thể bớt hoặc hết. Do đĩa đệm chèn ép thần kinh quá lâu, thần kinh thoái hóa luôn nên cảm giác đau dần mất đi. Tuy nhiên, như vậy có nghĩa là thần kinh vùng đó đã bị tổn thương vĩnh viễn, những vùng cơ thể mà nó chịu trách nhiệm sẽ yếu đi. Đó là lý do một số người thậm chí bị yếu liệt tay, chân… do nguyên nhân ban đầu chỉ là thoát vị đĩa đệm.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường rất khó chịu, không như mỏi lưng thông thường. Đau quá, đau kéo dài thì phải đi khám. Tùy mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị. Đa số các trường hợp mới bị có thể điều trị bảo tồn không khó.
Theo bác sĩ Định, ban đầu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để “dưỡng thương”. Nếu không nghỉ ngơi, thương tổn sẽ nặng thêm. Nhiều trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi, đĩa đệm đã được khôi phục vị trí, không còn chèn ép nên bệnh nhân hết đau. Sau đó là giai đoạn điều trị bằng các bài tập phù hợp.
Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh cho biết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần giữ tư thế đúng. Ví dụ, muốn bưng vật nặng thì phải ngồi xuống, ôm vật đó rồi đứng lên trong tư thế cột sống vẫn thẳng. Chỉ cần cúi gập người bưng đồ là có thể tái phát. Sau đó, họ cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, chú trọng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của lưng. Các tổ chức ở vùng lưng khỏe mạnh thì sẽ gánh việc bớt cho cột sống. Cột sống và hệ thống dây chằng dẻo dai hơn thì đĩa đệm sẽ tăng cơ hội được giữ yên vị.
Sai lầm lớn nhất mà một số bệnh nhân mắc phải là tập một thời gian, thấy khỏe nên nghỉ. Nên duy trì việc tập luyện, không chỉ vì nó tốt cho sức khỏe tổng thể mà thể thao là cách điều trị bền vững và rẻ tiền cho chứng thoát vị đĩa đệm. Thuốc men chỉ là giải pháp tạm thời, không giúp ngăn chứng này tái phát.
Bơi là lựa chọn dễ dàng và tốt nhất
Bơi là môn thể thao mà cả bác sĩ Đỗ Trọng Ánh lẫn bác sĩ Vương Hữu Định đều khuyên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tham gia. Lý do là môn thể thao này giúp bệnh nhân giảm áp lực lên cột sống nhờ tư thế và môi trường nước. Bệnh nhân sẽ không đau đớn khi tập, đồng thời tăng cường sự dẻo dai cho các tổ chức cơ – xương – khớp ở vùng lưng rất tốt. Đó là một trong các bài tập hiệu quả để thoát vị đĩa đệm không tái phát.
Theo Anh Thư
Người lao động
Chỉ cần thay đổi tư thế ngủ cũng có thể chữa khỏi đủ thứ bệnh mà chẳng cần dùng thuốc
Mọi tư thế ngủ đều có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
Ngủ là một trong những hoạt động cần thiết và vô cùng quan trọng đối với con người. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời giúp bộ não vận hành tốt hơn.
Dưới đây là một số tư thế ngủ phổ biến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mỗi tư thế ấy lại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhé.
1. Tư thế người lính
Nằm ngủ với hai tay, hai chân duỗi thẳng, lưng chạm hẳn xuống giường được coi là tư thế ngủ tốt nhất bởi nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe.
Ưu điểm:
- Vị trí hoàn hảo để cột sống, cổ và cánh tay được nghỉ ngơi.
- Giúp cải thiện tư thế tổng thể.
Video đang HOT
- Giúp giảm trào ngược dạ dày.
- Chữa mất ngủ.
- Giảm nguy cơ nhức đầu.
- Hạn chế tình trạng chảy xệ của ngực.
- Ngăn ngừa các nếp nhăn trên khuôn mặt.
Nhược điểm:
- Có thể khiến người ngủ ngáy to và khó thở.
- Có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu mẹ đang mang bầu.
- Có thể gây đau lưng.
Giải pháp:
- Bạn hãy thử ngủ trong tư thế này nhưng không dùng gối để giữ cho cơ thể của bạn ở vị trí vừa phải và có thể giúp giảm ngáy khi ngủ.
- Ngoài chiếc gối kê đầu, bạn hãy kê thêm một chiếc khác ở dưới đầu gối để giúp lưng của bạn có được một tư thế tự nhiên nhất.
2. Tư thế sao biển
Với tư thế ngủ này, bạn sẽ nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và dang rộng ra. Trong khi đó, hai tay cũng mở rộng, đưa lên quá đầu sao cho thoải mái, dễ chịu nhất.
Ưu điểm:
- Vị trí hoàn hảo để thư giãn cột sống và cổ.
- Chữa mất ngủ.
- Giảm nguy cơ nhức đầu.
- Giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ.
- Ngăn ngừa các nếp nhăn trên da mặt.
Nhược điểm:
- Gây ra việc ngáy ngủ với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Cánh tay dang quá rộng cũng có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở vai và gây đau.
- Có thể gây đau lưng.
Giải pháp
Tốt nhất, nếu bạn quen nằm ngủ trong tư thế này thì nên tránh sử dụng gối để đầu, cổ và xương sống của bạn nghỉ ngơi thoải mái.
3. Tư thế nằm ngủ nghiêng một bên
Với tư thế này, bạn sẽ nằm nghiêng về một phía với hai cánh tay đặt xuôi xuống theo một đường thẳng. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên nằm nghiêng bên trái để bảo vệ tốt hơn cho các bộ phận quan trọng của cơ thể.
Ưu điểm:
- Vị trí ngủ lý tưởng cho cột sống có được đường cong tự nhiên.
- Ngăn ngừa đau lưng và cổ.
- Giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Giảm ngủ ngáy.
- Đây là tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
Nhược điểm:
- Có thể dẫn đến đau hông.
- Ngủ một bên có thể có thể khiến làn da mặt dễ bị lão hóa, hình thành nếp nhăn.
- Ngực có thể bị chảy xệ.
- Có thể gây đau cổ.
Giải pháp:
- Vì vị trí ngủ này có thể gây đau cổ nên tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc gối lớn.
- Bạn nên đặt một chiếc gối giữa hai đùi để có thể hỗ trợ cho chân phía trên của bạn.
4. Tư thế nghiêng người tay gối đầu
Với tư thế ngủ này, bạn nằm nghiêng về một bên, chân hơi cong, hai tay để áp dưới má, đầu gối lên tay. Theo các chuyên gia, để tốt cho sức khỏe, mọi người nên nằm nghiêng về bên trái.
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa đau cổ và lưng.
- Giảm trào ngược dạ dày.
- Giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
- Giảm ngáy khi ngủ.
- Giảm đau ợ nóng.
- Tư thế ngủ này cũng cho phép cơ thể thư giãn não, giảm nguy cơ phát triển các rối loạn như bệnh Alzheimer và Parkinson.
- Nghiên cứu cho thấy những người ngủ ở vị trí này ít có khả năng thức dậy vào giữa đêm, điều này rất tốt cho sức khỏe.
Nhược điểm:
- Máu lưu thông kém, gây áp lực lên dây thần kinh, từ đó có thể dẫn đến đau ở vai và cánh tay.
- Một số cơ quan nội tạng như dạ dày, gan và phổi có thể bị ảnh hưởng.
- Có thể gây ngứa và sạm da sớm.
Giải pháp:
- Hãy chọn chiếc gối vải satin để giảm nguy cơ hình thành sớm các nếp nhăn trên mặt.
- Đặt một chiếc gối ở giữa đầu gối để hỗ trợ cho chân trên của bạn.
5. Tư thế bào thai
Với tư thế ngủ kiểu này, bạn sẽ nằm nghiêng sang một bên, đầu gối của bạn kéo về phía ngực và cằm chúi xuống. Bạn nên nằm nghiêng sang bên trái để không gây áp lực lên các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể.
Ưu điểm:
- Giảm đáng kể tình trạng ngáy ngủ.
- Một trong những vị trí ưa thích của phụ nữ mang thai.
- Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp làm giảm trào ngược dạ dày.
Nhược điểm:
- Nếu bạn co chân quá cao, nằm ngủ với tình trạng cột sống quá cong sẽ khiến cổ, vai gáy bị đau nhức mỗi khi thức dậy.
- Khiến các nếp nhăn sớm hình thành trên mặt.
- Khiến ngực chảy xệ.
Giải pháp:
Sử dụng gối để hỗ trợ đầu của bạn và thường xuyên lật người qua hai bên trong khi ngủ.
6. Nằm sấp khi ngủ
Theo hầu hết các chuyên gia thì nằm sấp khi ngủ không phải là tư thế tốt cho sức khỏe.
Ưu điểm:
Trong một số trường hợp, tư thế này giúp bạn giảm ngáy ngủ.
Nhược điểm:
- Làm căng thẳng cột sống và gây ra đau ở cổ và cột sống.
- Làm xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt.
- Gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Giải pháp:
Hãy thử một vị trí nằm nghiêng bằng cách đặt một cái gối giữa bụng và nệm.
Theo Thanh Loan
Dịch từ Brightside
Khám Phá
Bớt đau lưng nhờ thực phẩm Củ nghệ được biết đến với các đặc tính kháng viêm. Curcumin có trong nghệ ngừa tiêu hủy mô, viêm và điều này sẽ cải thiện chức năng tế bào thần kinh thích hợp. Ảnh: Shutterstock Ăn thực phẩm giàu chất xơ để ngừa đau lưng và cả táo bón. Các vấn đề về dạ dày, táo bón và đau lưng có liên...