Hết bạo loạn, người Mỹ lại biểu tình đòi phế truất Trump
Các đám đông tập trung tại nhiều khu vực ở New York, tuần hành trong ôn hòa và kêu gọi phế truất Tổng thống Trump.
Hàng nghìn người biểu tình tập trung tại Trung tâm Barclays ở Brooklyn (New York) sau đó lấp đầy Đại lộ Flatbush trong cuộc tuần hành tới nhà lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer.
Ông Schumer là một trong nhiều quan chức Dân chủ kêu gọi phế truất Tổng thống Trump sau vụ bạo loạn ở đồi Capitol.
Khi đến tòa nhà của ông Schumer, đám đông hô vang “Không Trump”, kèm theo tiếng kèn trống inh ỏi. Nhiều người mang theo biểu ngữ in dòng chữ “phế truất”.
“Những gi chúng tôi thấy là sự thất vọng và bi thảm” , Nina Svirsky – một giáo viên tới từ Brooklyn cho biết.
Hàng chục cảnh sát đeo khẩu trang theo sát cuộc biểu tình. Không có vụ bắt giữ nào xảy ra.
Đám đông biểu tình kêu gọi phế truất Tổng thống Trump. (Ảnh: NY Times)
Video đang HOT
Ở Manhattan, một nhóm nhỏ hơn tập trung tại Quảng Trường Thời đại, giơ cao các biểu ngữ với nội dung “Rời đi, ngay bây giờ” và kêu gọi cách chức cả Tổng thống Trump cùng Phó Tổng thống Mike Pence.
” Chúng tôi ở đây hôm nay vì những gì chúng tôi thấy hôm qua là một cuộc đảo chính có chủ đích “, Jennifer Sabel – một trong những người tổ chức cuộc biểu tình cho hay.
Nhận thấy quy mô có phần khiêm tốn của đám đông, bà Sabel kêu gọi mọi người quay lại vào hai ngày tới và cam kết sẽ dẫn thêm những người khác đi cùng. Sabel hy vọng 9/1 sẽ trở thành ngày biểu tình toàn quốc.
Emma Kaplan – một người tham gia biểu tình cho biết cô và nhiều người không muốn ngồi yên chờ tới khi Tổng thống Biden nhậm chức ngày 20/1.
“13 ngày tới đây, những gì chúng tôi làm sẽ quyết định tương lai. Chúng tôi phải ra ngoài” , Kaplan nói.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 7/1, ông Schumer khẳng định những gì xảy ra tại đồi Capitol ngày 6/1 là một cuộc nổi loạn chống lại nước Mỹ do tổng thống đương nhiệm kích động.
“Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất – có thể thực hiện ngay hôm nay – là cách chức Tổng thống và Phó tổng thống phải ngay lập tức kích hoạt Tu chính án thứ 25. Nếu Phó Tổng thống và Nội các từ chối đứng lên, Quốc hội nên triệu tập lại để luận tội Tổng thống”, Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer nói trong tuyên bố đưa ra hôm 7/1.
Tuyên bố này được nhiều quan chức Dân chủ hưởng ứng, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Trước đó, các thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã gửi thư tới Phó Tổng thống Pence, yêu cầu ông kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm luận tội và phế truất tổng thống.
Theo một điều khoản của Tu chính án thứ 25, Phó Tổng thống Mỹ với sự ủng hộ của đa số Nội các có thể tuyên bố tổng thống không thích hợp đảm nhận chức vụ. Điều này có thể khiến tổng thống phải rời nhiệm sở sớm.
Nguồn tin của CNBC cho biết, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 6/1 đã bắt đầu thảo luận với các trợ lý về khả năng kích hoạt Tu chính án thứ 25 phế truất Tổng thống Trump. Các nguồn tin này khẳng định ông Pompeo và ông Mnuchin đã có các trao đổi không chính thức trong cơ quan mình liên quan tới vấn đề này. Tuy nhiên, ý tưởng trên vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Thực hư thông tin cảnh sát dẹp loạn bạo động ở đồi Capitol thiệt mạng
Giám đốc truyền thông của Cảnh sát đồi Capitol bác thông tin nói một cảnh sát thiệt mạng sau khi tham gia bảo vệ tòa nhà Quốc hội Mỹ trong cuộc bạo loạn hôm 6/1.
"Các báo cáo của phương tiện truyền thông liên quan tới cái chết của một sỹ quan thuộc lực lượng Cảnh sát đồi Capitol là không chính xác. Mặc dù có một số trường hợp bị thương và nhập viện hôm 6/1, không có sỹ quan nào thiệt mạng" , bà Malecki khẳng định.
Trước đó, hàng loạt trang tin Mỹ như CNN, The Hill loan tin một sỹ quan đồi Capitol thiệt mạng sau vụ bạo loạn hôm 6/1.
Dân biểu đảng Dân chủ bang Texas Lloyd Doggett chia sẻ thông tin này và kêu gọi: "Chúng ta phải có trách nhiệm giải trình".
Cảnh sát Mỹ đối đầu với đám đông biểu tình hôm 6/1. (Ảnh: AP)
Hơn 50 cảnh sát bị thương và 15 người phải nhập viện sau khi những người ủng hộ Tổng thống Trump họ tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Cảnh sát cho biết cả cơ quan thực thi pháp luật và đám đông biểu tình đã sử dụng hơi cay suốt trong nhiều giờ đồng hồ trước khi an ninh được thiết lập lại trong tòa nhà.
Lãnh đạo Cảnh sát thủ đô Washington DC cáo buộc một số kẻ quá khích dùng "hóa chất kích thích" để tấn công cảnh sát trong lúc tràn vào đồi Capitol.
Hơn 50 người bị bắt giữ sau vụ tấn công, trong đó có bốn người bị bắt vì mang súng không có giấy phép, một người bị bắt vì sở hữu vũ khí cấm. Các trường hợp còn lại bị bắt vì vi phạm lệnh giới nghiêm của thành phố và xâm nhập trái phép.
Bốn người biểu tình thiệt mạng trong vụ bạo loạn, bao gồm một phụ nữ bị bắn khi đang cố xâm nhập vào văn phòng Hạ viện và ba người chết trong "trường hợp cấp cứu y tế".
Trong tuyên bố đưa ra hôm 7/1, Cảnh sát Đồi Capitol cho biết đã đình chỉ công việc và quyền lợi của sỹ quan nổ súng khiến người biểu tình thiệt mạng.
"Giới chức đang mở cuộc đánh giá toàn diện về vụ xâm nhập, bao gồm cả việc lên kế hoạch, chính sách và quy trình an ninh" , Cảnh sát trưởng Capitol Steven Sund cho hay.
Không lâu sau tuyên bố này, ông Sund tuyên bố từ chức trước hàng loạt chỉ trích về việc thiếu chuẩn bị để đối phó với biểu tình tại đồi Capitol dù đã nhận loạt cảnh báo trước đó.
Theo AP , ba ngày trước cuộc bạo loạn, Lầu Năm Góc đã đề xuất với Cảnh sát Capitol về việc điều động thêm nhân lực từ Vệ binh Quốc gia. Khi đám đông người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1, các nhà lãnh đạo Bộ Tư pháp đề nghị điều thêm nhân lực trấn áp. Cảnh sát Capitol đã từ chối cả hai lời đề nghị này.
Nghị sĩ Mỹ tự chế vũ khí đối phó người biểu tình Nhiều nghị sĩ phá bàn ghế làm gậy gộc, trong khi một cựu biệt kích phòng thân bằng chiếc bút mang theo khi người biểu tình xông vào Đồi Capitol. Bạo lực đã nổ ra bên ngoài Đồi Capitol lúc 14h15 ngày 6/1, khi các nghị sĩ quốc hội Mỹ kiểm phiếu đại cử tri để xác nhận kết quả bầu cử tổng...