Hermès Space Derby: chặng đua ảo mộng dưới nét vẽ thế kỷ 20
Sự ra mắt của bộ sản phẩm khăn lụa – vòng tay – đồng hồ Space Derby khiến nhiều người dễ có Deja Vu khi hồi tưởng lại năm 2019 đẹp đẽ, khi mà Hermès vẫn đang bay bổng lãng mạn trong những giấc mơ với chủ đề “Dream”.
Trong dự án kết hợp mới nhất của Hermès, thương hiệu nước Pháp đã cộng tác cùng họa sĩ truyện tranh người Pháp Ugo Bienvenu để vẽ nên 2 phiên bản khăn lụa mới lấy cảm hứng từ truyện tranh Mỹ từ thế kỷ 20. Nét vẽ mang đậm chất văn hóa đại chúng bởi Ugo Bienvenu hoàn toàn không “bình dân hóa” chiếc khăn lụa biểu tượng mà ngược lại còn vinh danh giá trị nguyên bản của nhà mốt.
Trận Derby của những vì sao
Bằng sắt, bằng thép và chạy với động cơ của mộng mơ, con ngựa robot hiện lên giữa đường chạy thiên hà rốt cục lại không mang quá nhiều chất khoa học viễn tưởng, thay vào đó lại gợi lên chút retrofuturistic đang rất thịnh hành trong thập niên vừa qua. Lấy cảm hứng lịch sử từ bộ môn cưỡi ngựa và những mối quan hệ ràng buộc tới truyền thống chế tác da – yên cương của Hermès, tác phẩm của Ugo Bienvenu mô tả lại một trận Derby giữa các vì sao, nơi cuộc đua ngựa không còn bị giới hạn bởi bất cứ định luật Vật lý nào. Giữa khung cảnh huyền diệu ấy – với hai tùy chọn màu sắc khăn lụa dường như đại diện cho khắc bình minh và hoàng hôn – người kỵ mã Hermès hiện ra thật phóng khoáng và tinh tế, với 100% trí lực đang dồn vào chặng đua ảo mộng của mình.
Không chỉ dừng lại ở khăn lụa, những món phụ kiện ăn theo cũng được Hermès giới thiệu tới người yêu thương hiệu bao gồm mặt dây chuyền, vòng tay và đồng hồ. Đáng chú ý là hai phiên bản vòng tay Clic Clac được chế tác từ kim loại đặc biệt tráng men tuyệt đẹp. Trên tấm nền phủ men, khung cảnh của chặng đua ảo mộng được mô phỏng bằng nét vẽ tinh tế và sống động của các nghệ nhân Hermès để tạo thành một dải thiên hà thu nhỏ yêu kiều ôm trọn lấy cổ tay.
Thiên hà trên mặt số
Điểm nhấn quan trọng nhất của Space Derby lại nằm ở hai mẫu đồng hồ Arceau Space Derby với kích cỡ mặt số tương ứng 38mm – với viền bezel đính kim cương và mặt số Opaline hồng – và kích cỡ 41mm với mặt số bằng đá thạch anh xanh. Cả hai mẫu đồng hồ đều được sản xuất với số lượng giới hạn: 24 chiếc 38mm và 12 chiếc 41mm. Mẫu đồng hồ Arceau là sự lựa chọn hoàn hảo để thể hiện tác phẩm nghệ thuật của Ugo Bienvenu, bởi thiết kế hai cặp vấu bất đối xứng lấy cảm hứng từ bàn đạp ngựa vinh danh di sản thương hiệu.
Tinh thần lãng mạn và nguồn cảm hứng từ truyện tranh cho thấy Hermès thực sự quan tâm tới nghệ thuật và văn hóa đại chúng thế kỷ 20. Mỗi mặt số đều được các nghệ nhân làm hoàn toàn thủ công tới từng chi tiết như nếp gấp trên đồng phục của người kỵ mã hay nét bóng đổ trên cơ thể tráng kiện của chú ngựa bọc thép. Mặt số đồng hồ của cả hai mẫu Arceau đều xứng đáng được coi là những tác phẩm hội họa tinh xảo và vô cùng lãng mạn, đòi hỏi kỹ năng cao cấp bậc nhất của không chỉ người họa sĩ mà còn bởi thợ đứng lò nung, bởi chỉ một chút sai lệch về nhiệt độ cũng có thể phá hủy hoàn toàn mặt số của chiếc đồng hồ.
Bên trong vỏ máy của hai mẫu đồng hồ là bộ chuyển động H1837 – bộ máy được sản xuất bởi chính Hermès với khả năng dự trữ năng lượng lên tới 50 giờ. Điều thú vị là dù được trang bị cùng bộ chuyển động nhưng ở chiếc 38mm, tính năng Moonphase sẽ được thêm vào và hiển thị trên mặt số như một sự yêu chiều dành cho phái đẹp, trong khi chiếc 41mm thì không được hiển thị tính năng này.
Thương hiệu Hermès được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty Quốc tế Tam Sơn.
Video đang HOT
Địa chỉ cửa hàng:
- Hermès Hà Nội
Khách sạn Sofitel Legend Metropole 15 Ngô Quyền
Tel: 0243 936 9205
- Hermès TP.HCM
171 Đồng Khởi, Quận 1
Tel: 028 936 9170
Sự trỗi dậy của đồng hồ gốm
Việc hoàn thiện dây đeo đồng hồ có chất liệu gốm phải mất đến 30 giờ, lâu gấp 5 lần so với phiên bản thép.
Mens Jourmal cho biết đồng hồ gốm từng là xu hướng nhỏ trong sản xuất đồng hồ. Mặc dù vỏ phi kim loại được ưa chuộng nhất hiện nay, sự thật là gốm đã trở thành vật liệu cố định lâu dài trong thế giới đồng hồ.
Vỏ đồng hồ làm bằng chất liệu gốm có từ những năm 1960. Khi thương hiệu Rado tung ra thiết kế bằng gốm đầu tiên vào năm 1962, nhiều người dùng nghi ngờ về nhu cầu sử dụng của sản phẩm.
Damian Otwinowski - phó chủ tịch phụ trách đồng hồ Thụy Sĩ - cho biết gốm là sự thay thế tốt cho thép hoặc vàng.
"Gốm có khả năng chống trầy xước, tạo ra độ sáng cho đồng hồ. Nó phản xạ ánh sáng tốt hơn thép và không bị mất màu do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời".
Chất liệu gốm không phải là thứ mốt nhất thời mà tồn tại lâu dài trong sản xuất đồng hồ. Ảnh: Watchnista.
Ngoài khả năng không trầy xước, gốm còn giúp đồng hồ không bị móp và nhẹ hơn nhiều so với thép.
Rado là thương hiệu đầu tiên sản xuất đồng hồ vỏ gốm. Sau đó, Omega và IWC đã sử dụng vật liệu này vào những năm 80, 90 cho nhiều sản phẩm. Năm 2000, Chanel là thương hiệu đầu tiên cung cấp đồng hồ có cả vỏ và dây đeo bằng gốm.
Năm nay, nhu cầu của người tiêu dùng đối với đồng hồ gốm sứ thúc đẩy sự thay đổi lâu dài hơn. "Tôi nghĩ đó là sở thích thẩm mỹ tạo ra cái nhìn bóng bẩy nhưng tinh tế", Damian Otwinowski nhận định.
1. Hublot Big Bang Integral
Hublot sản xuất khá nhiều sản phẩm có vỏ bằng gốm. Trong đó, Big Bang Integral tự hào có vòng đeo tay tích hợp các liên kết được đánh bóng và hoàn thiện từ gốm, satin.
Mặt số khung xương màu xám mờ thể hiện vẻ đẹp của bộ máy đồng hồ bấm giờ Unico 2 tự lên dây cót. Thêm nữa, màu sắc xanh giúp người diện trở nên nổi bật nhưng cũng không kém phần tinh tế.
Hublot Big Bang Integral hiện có giá 23.100 USD. Ảnh: Time and Watches.
2. Omega Seamaster 300M Black Black
Các sản phẩm làm từ gốm sứ có thể bị dính dấu vân tay. Trong trường hợp của Omega Seamaster 300M Black Black, các kỹ sư đã dùng nhiều giải pháp kỹ thuật. Họ mài mòn vỏ bằng tia laser trên khung bezel để tạo ra kết cấu chống dấu vân tay.
Vỏ, mặt số, gờ, khóa, núm vặn và van thoát khí heli đều được làm từ gốm oxit zirconium đen. Nếu bạn là tín đồ của gam màu này, đây chính là sự lựa chọn thích hợp.
Omega Seamaster 300M Black Black có giá 8.650 USD. Ảnh: Monochrome Watches.
3. Rado True Automatic
Nếu bạn muốn tìm mẫu đồng hồ chất liệu gốm có giá thành rẻ, đây là lựa chọn đáng để thử. Sản phẩm có vỏ chống trầy xước, trọng lượng nhẹ nhưng vẫn tôn lên được vẻ ngoài cứng cáp.
Rado True Automatic được bày bán trên trang chủ của thương hiệu với giá 1.900 USD. Ảnh: Malwa Polytechnic College.
4. Zenith Defy 21 Felipe Pantone Edition
Felipe Pantone - nghệ sĩ thị giác người Argentina, Tây Ban Nha - đã kết hợp với thương hiệu đồng hồ Zenith tạo ra sản phẩm thể hiện phép đo thời gian tần số cao thông qua ánh sáng và màu sắc.
Lấy cảm hứng từ tia chiếu sáng trong phần lớn tác phẩm của Felipe Pantone, kim giờ và kim phút của mẫu đồng hồ này tạo ra cái nhìn méo mó có chủ ý.
Đặc biệt, mỗi chiếc Zenith Defy 21 Felipe Pantone sẽ đi kèm với chứng chỉ xác thực có chữ ký của nghệ sĩ Felipe Pantone.
Zenith Defy 21 Felipe Pantone có giá 19.100 USD. Ảnh: Monochrome Watches.
5. Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar White Ceramic
Mẫu đồng hồ của Audemars Piguet được sản xuất không giới hạn về số lượng. Sản phẩm có vỏ ngoài làm từ gốm trắng được chải và đánh bóng cùng khả năng chống nước 20 m.
Thêm nữa, đây là sản phẩm có dây đeo gốm đẹp nhất từ trước đến nay do hãng sản xuất. Chỉ riêng việc hoàn thiện dây đeo đã mất đến 30 giờ, gấp 5 lần so với phiên bản thép.
Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar White Ceramic có giá bán lên tới 106.000 USD. Ảnh: Bloomberg.
7 mẫu đồng hồ có thiết kế mới lạ Những mẫu đồng hồ này có nhiều tính năng khác biệt như một kim chỉ số, vỏ được làm từ thiên thạch... khiến giá thành của chúng trở nên đắt đỏ. Meistersinger lunascope (4.117 USD) là sản phẩm của thương hiệu Đức nổi tiếng tiên phong xu hướng đồng hồ chỉ một kim. Màn hình MeisterSinger cổ điển với một kim duy nhất...