“Heo đất nhà ta” ấm nghĩa tình chị em
Mỗi ngày cho “ heo đất nhà ta” 500 -1.000 đồng, chắt chiu 4 năm, phụ nữ toàn thành phố Hội An (Quảng Nam) đã tích cóp được hơn 7 tỷ đồng, tạo nguồn vốn xây nhà tình thương, giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn.
Từ phong trào “Heo đất nhà ta”, qua 4 năm, phụ nữ toàn TP. Hội An đã tiết kiệm hơn 7 tỷ đồng, góp vốn xây nhà tình thương cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn
Nhà chị Phan Thị Công Hiền, ở thôn 4, Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Nam) chỉ có hai mẹ con. Bản thân chị là người khuyết tật, vẫn nhọc nhằn mưu sinh nuôi con học đại học. Chạy ăn ngày đôi ba bữa tươm tất đã khó, làm sao mơ được có ngày sửa sang lại cái nhà che nắng che mưa cho hai mẹ con đã dột nát đủ bề. Thế mà giấc mơ đó đã thành hiện thực. Cái Tết vừa rồi với hai mẹ con chị Hiền là một cái Tết ấm áp giữa ngôi nhà mới đậm nghĩ tình. Ngôi nhà được Hội phụ nữ địa phương hỗ trợ xây mới từ nguồn vốn “Heo đất nhà ta”
Chị Phan Thị Công Hiền (thứ hai, từ trái sang) chia sẻ niềm vui có ngôi nhà mới trong buổi giao lưu “Đồng hành cùng heo đất” vừa tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay
Cảnh nhà chị Huỳnh Thị Thu Hương ở Phước Thắng, Cẩm Kim thật khốn khó. 36 tuổi, chồng mất sớm, chị một thân một mình nuôi con, lại nuôi mẹ già và cả người anh trai bệnh tâm thần. Nhà làm nông, mấy công ruộng khó mà gánh nuôi cả nhà. Hội Phụ nữ thành phố đã giúp chị đỡ một gánh lo. Đó là hỗ trợ gia đình chị Hương xây một mái nhà tình thương tươm tất. Nguốn vốn cũng trích từ quỹ “Heo đất nhà ta”.
Trong suốt 4 năm qua, kể từ khi phong trào “Heo đất nhà ta” được phát động vào năm 2009, mỗi năm đến ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), phụ nữ toàn thành phố đều mang “heo đất nhà ta” đến đóng góp khoản tiền mình tiết kiệm được, để tạo nguồn vốn xây “mái ấm tình thương” cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo.
Video đang HOT
Hội Phụ nữ các xã, phường trên địa bàn thành phố trao phần tiền chị em ở cơ sở tiết kiệm được từ “heo đất nhà ta” đến Hội LHPN thành phố , ủng hộ xây “mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo
Mỗi nhà mỗi cảnh khó, song gia đình chị Hiền, chị Hương và nhiều gia đình phụ nữ nghèo, đơn thân… khác nữa đã được tiếp sức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Nguồn tiếp sức đó chính là tấm lòng thơm thảo của phụ nữ toàn thành phố, đã tiết kiệm, tích cóp giúp những chị em có hoàn cảnh khó khăn như chị Hiền, chị Hương…
Mỗi ngày dành dụm tiết kiệm 500 – 1000 đồng cho heo đất, trong 4 năm, các bà, các mẹ, các chị em đã tích cóp được hơn 7 tỷ đồng. Một phần tiền tiết kiệm này được ủng hộ lại cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện công tác từ thiện, chăm lo, giúp đỡ cho phụ nữa nghèo trên địa bàn.
Qua đó, trong 4 năm qua, nguồn vốn từ “Heo đất nhà ta” đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố ủng hộ xây dựng 15 “mái ấm tình thương”, hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho 7 phụ nữ nghèo và đơn thân khác. Ở cấp cơ sở, Hội Phụ nữ ở các xã phường cũng tích cóp, ủng hộ xây 6 “mái ấm tình thương” đến những chị em khó khăn ở cùng xã, cùng phường.
Nói về phong trào “Heo đất nhà ta” ở Hội An, chị Nguyễn Thị Vân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP nhắc lại một kỷ niệm cảm động: “Có đợt chị em mang heo đất đến trút ống để đóng góp, thì có một chị đến muộn. Con heo đất chị mang đến khi đập ra thì cả tiền cả lòng “heo đất” đều ngấm nước lụt… Gia đình chị bị ảnh hưởng do trận lụt lớn trong năm, thế nhưng chị vẫn không quên san sẻ chút tiền mà mình chắt chiu dành dụm được đến những chị em mà cảnh nhà còn khốn khó hơn.
Số tiền mỗi người dành dụm có thể ít, có thể nhiều, nhưng nghĩa tình chị em dành cho nhau là rất lớn, là nghĩa tình chị em sâu đậm, ấm áp dành cho nhau. Đây thực sự là một phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ “heo đất nhà ta” vừa để chị em ai cũng có ý thức tiết kiệm, trước hết là để vun vén cho mái ấm gia đình mình, và hơn nữa, để san sẻ, ủng hộ xây dựng những “mái ấm tình thương”, giúp những chị em có hoàn cảnh khó khăn đỡ một phần gánh lo, vượt khó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo”.
Theo Dantri
Chầu chực cả ngày để được nghe... lời xui xẻo!
Nhiều người bỏ tiền của, công sức, thậm chí chầu chực suốt cả ngày để được nghe "cô" phán toàn những câu... xui xẻo.
Sau Tết Nguyên đán, phong trào đi xem bói lại nở rộ bởi ai cũng muốn biết năm mới này con đường công danh, sự nghiệp, tình cảm... của mình sẽ ra sao. Người người đổ xô đi xem bói, có nhà còn mời "thầy" về tận nhà xem.
Ngày 4/3, chúng tôi tìm đến nhà "cô" Huệ trên đường số 9, phường 11, quận 6, TPHCM. Ngôi nhà khá bề thế, khang trang, chỗ gửi xe cách nhà "cô" khoảng 100m, giá 10 ngàn đồng. Một người đàn ông chừng 50 tuổi dẫn chúng tôi vào bên trong, nơi tầng một đang có khoảng 10 người ngồi chờ đến lượt.
Hàng chục người ngồi chầu chực xem bói tại nhà "cô" Huệ
Một chị tên Thuỷ cho biết, nhà chị ở quận 8, "nghe nói "cô" Huệ coi hay lắm nên lặn lội từ sáng sớm qua đây nhưng vẫn chưa coi được".
Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ chờ đợi, cuối cùng chúng tôi cũng được diện kiến "cô". Không cần hỏi tôi muốn xem gì, "cô" hỏi năm sinh rồi đưa bộ bài tây bảo xóc 7 cái rồi cứ thế mà phán: tình duyên lận đận, công danh sự nghiệp còn nhiều trắc trở, bổn mạng.... Tôi đặt tiền quẻ 50 ngàn nhưng "cô" tỏ vẻ không hài lòng.
Chỉ trong khoảng 4 giờ đồng hồ có mặt tại nhà "cô" Huệ, chúng tôi nhẩm tính số người "cô" tiếp không dưới 20 lượt và tiền quẻ cho mỗi lần xem là 100 ngàn đồng. Vị chi mỗi ngày "cô" bỏ túi không dưới 2 triệu đồng.
Trong khi đó, ở ngay trong khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), ngay cổng vào, cảnh mời chào xem bói diễn ra rất công khai. Một người phụ nữ khoảng 40 tuổi liên tục quảng cáo khi có khách ra vào viếng lăng: "Bà mù xem bói rất hay, bà đã xem bói hơn chục năm rồi, vô xem một quẻ lấy hên đầu năm đi".
Các hoạt động mê tín dị đoan xuất hiện và quảng bá công khai
Theo quan sát của chúng tôi, bà mù xem bói mà người phụ nữ kia giới thiệu chừng 75 tuổi. Trong lúc xem bói cho khách, bà luôn miệng phán là khách đang bị 5 con quỷ theo phá, cần giải hạn với lá bùa xin từ núi Bà Đen rồi buổi tối đem ra sân đốt đi cho nó khỏi phá nhà cửa, khi đó mới có tiền tài, bình an... Giá lá bùa bà đưa ra là 80 ngàn đồng. Bà cũng nhận cúng sao giải hạn với giá 320 ngàn đồng.
Không những thế, để chứng minh mình là người xem bói chuyên nghiệp, bà còn in cả xấp danh thiếp quảng bá nơi mình hành nghề.
Ngoài bói toán, các hoạt động mua bán sách tử vi, tướng số cũng phát triển mạnh trong những ngày đầu năm này. Dạo quanh khu vực các chùa lớn ở TPHCM có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều người bán sách vận hạn, tử vi trọn đời..., tập trung nhiều nhất là khu vực cầu Công Lý gần chùa Vĩnh Nghiêm, đoạn đường khoảng 100 mét nhưng có đến hàng chục điểm bày bán. Các loại sách mê tín này đều không nguồn gốc, không nơi xuất bản và không giá cả.
Các hoạt động mê tín dị đoan đang diễn ra một cách công khai nhưng chính quyền địa phương hình như không hề hay biết.
Theo Dantri
Ấm áp nụ hôn của mẹ ngày con tòng quân Những giọt nước mắt, những cái nắm chặt tay và có cả những nụ hôn của người thân gửi đến các thanh niên lên đường nhập ngũ. Ngày tòng quân sáng nay tại Cần Thơ đầy xúc động. Sáng ngày 28/2, TP Cần Thơ tổ chức lễ giao quân làm nghĩa vụ quân sự trên toàn TP. Năm nay, TP Cần Thơ có...