Henry Kissinger được lợi gì từ quan hệ với 5 đời lãnh đạo Trung Quốc?
Mỗi lần sắp xếp cho các công ty Mỹ sang làm việc tại Bắc Kinh thì Henry Kissinger được trả khoảng 100 ngàn USD.
Henry Kissinger và Tập Cận Bình
Báo chí Đài Loan đưa tin cho biết, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã có buổi thảo luận về cuộc gặp mặt gần đây giữa ông ta và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây không lâu nhân một sự kiện vừa được tổ chức tại New York để kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Nhóm 100 – nơi hội tụ của những người Mỹ gốc Hoa chuyên tiến hành các sứ mệnh nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai cường quốc ở hai bờ đại dương.
Tính cho đến nay, Henry Kissinger đã có tổng cộng 80 lần đến Trung Quốc kể từ thời điểm đầu tiên ông ta đến Bắc Kinh vào mùa Hè năm 1971 để trải đường cho chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon đến Trung Hoa 1 năm sau đó (1972).
Henry Kissinger nói hôm 19/4 rằng cách đây 3 tuần ông ta đã có cuộc gặp gỡ Tập Cận Bình để thảo luận một số vấn đề về tương lai mối quan hệ Trung – Mỹ.
Video đang HOT
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cho biết chuyết thăm của ông Tập đến Washington vào tháng 9 tới đây sẽ có ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào năm 2016.
Henry Kissinger tin chắc rằng di sản của ông ta sẽ tiếp tục được chính quyền tương lai của Mỹ sử dụng sau năm 2016.
Henry Kissinger tin chắc rằng di sản của ông ta sẽ tiếp tục được chính quyền tương lai của Mỹ sử dụng
Henry Kissinger nói rằng ông ta yêu người dân Trung Quốc sau khi đã thiết lập được một mối quan hệ khá mạnh đối với 5 thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng chính sách thân thiện Trung Quốc của Henry Kissinger không dựa trên tình cảm đích thực mà chỉ dựa trên lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Hoa.
Tập Cận Bình coi Henry Kissinger như một người trải đường lịch sử và thừa nhận đống góp về mặt ngoại giao của ông ta đối với việc hình thành quan hệ Mỹ – Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây.
Tờ Yazhou Zhoukan tại Hồng Kông đưa tin nói rằng Henry Kissinger được rất nhiều tập đoàn của Hoa Kỳ trả lương để thúc đẩy làm ăn với Trung Quốc.
Báo này cho biết mỗi lần sắp xếp cho các công ty Mỹ sang làm việc tại Bắc Kinh thì Henry Kissinger được trả khoảng 100 ngàn USD.
Theo Người Đưa Tin
Mỹ: Biển Đông nên giải quyết theo cách Đặng Tiểu Bình
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger cho rằng, Mỹ và Trung Quốc nên cẩn trọng theo cách của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc gặp gỡ với báo giới ở Singapore ngày 28/3, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger dưới thời Tổng thống Richard Nixon nói rằng, cả Bắc Kinh và Washington nên "gạt bỏ các cuộc tranh luận" xoay quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông. "Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã giải quyết một vài vấn đề của ông ấy dựa trên phương châm rằng không nhất thiết mọi điều đều phải xử lý ở thế hệ hiện tại. Có lẽ chúng ta hãy để việc đó cho thế hệ sau, nhưng đừng làm cho nó trở nên xấu đi", ông Kessinger nói.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, năm nay 91 tuổi, được nhìn nhận là "kiến trúc sư" trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Nixon, mở ra trang mới trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trao đổi về việc này, Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia diễn giải, đề xuất của ông Đặng mang nội dung rằng, các thế hệ sau có thể đưa ra các quyết định tốt hơn bởi vì lúc đó tình hình ở Biển Đông cũng đã "dịu bớt".
"Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đúng. Không phải mọi vấn đề đều có thể được giải quyết ở thế hệ hiện tại. Vì thế, các bên liên quan (trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông) không nên để tình hình tồi tệ thêm".
Theo_Kiến Thức
Henry Kissinger: Làm bạn của Lý Quang Diệu là may mắn lớn trong đời Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissenger đã có bài viết tưởng nhớ cựu Thủ tướng Singapore mới từ trần, đăng trên tờ Washington Post. Ông Kissenger, Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn từ 1973 đến 1977, là bạn thân của ông Lý - điều mà Kissinger coi là "một trong các may mắn lớn nhất của đời mình". Đôi bạn Lý Quang Diệu (trái)...