Hẻm núi kỳ diệu biết ‘uốn éo’
Antelope là hẻm núi được thiên nhiên chạm khắc điêu luyện ban tặng cho con người.
Nằm trên vùng đất Navajo (thuộc tiểu bang Arizona, Tây Nam nước Mỹ), Antelope được coi như một viên ngọc có sức mạnh ma thuật, huyền bí.
Cấu tạo của hẻm gồm nhiều lớp địa chất khác nhau, chủ yếu là sa thạch và đá vôi.
Đặc biệt, sa thạch ở Antelope là loại đá được hình thành từ những đụn cát hóa thạch của sa mạc Jurassic rộng lớn trước kia, tương tự như sa mạc Sahara ngày nay.
Những lát cắt lúc lồi, lúc lõm ăn sâu vào khối đá theo thời gian tạo hóa tạo nên các ‘tác phẩm’ tuyệt vời.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi mặt trời chiếu ánh nắng chói chang xuyên qua các khe núi, hẻm Antelope mới thực sự hiện nguyên vẻ đẹp kiêu sa của mình.
Phần còn lại của hẻm núi nằm phía dưới, được tạo hóa ban tặng một hình thù kỳ bí trông giống như đầu chú linh dương.
Vùng này thu hút chủ yếu các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang kiếm tìm những điểm sáng và góc độ chụp hoàn hảo nhất.
Hẻm núi có phần Thượng và Hạ, Antelope Hạ khó đến hơn do những cơn lũ bất chợt ập đến nên du khách hầu như không đến khám phá vùng đất này.
Bởi vẻ đẹp quyến rũ, huyền bí, hẻm núi đặc biệt này đã nhanh chóng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng và được lên ảnh nhiều nhất nước Mỹ.
Theo Datviet
Suối biến cây thành đá triệu đô
Cây cối ven suối Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa) đều bọc một lớp đá vôi. Nhiều người đã mang số cây này đi bán, có cây lên tới cả triệu USD.
Năm 2011 thông tin đầu tiên về cây hóa đá rộ lên không chỉ bởi nó lạ mà còn vì được rao bán với giá triệu USD. Cây này tình cờ được gia đình ông Hoàng Văn Ngọc (thôn Tráng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước) tìm được trong một cái hang ở sông Luồng, huyện Quan Hóa, cách đây gần 10 năm.
Ngay sau đó, cây hóa đá được con gái ông Ngọc đưa lên mạng rao bán, gây chú ý cho nhiều người. Tuy nhiên, không có hình ảnh, bằng chứng nào để kiểm chứng cây hóa đá này có xuất hiện từ sông Luồng, còn gia đình ông Ngọc thì không nhớ rõ đó là ở khúc sông nào.
Bẵng đi một thời gian, cuối năm 2012, kiểm lâm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đóng trên địa bàn huyện Bá Thước đã bật mí về dòng nước ở thác Hiêu. Đi hết thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 20 km cả đường nhựa lẫn đường đất leo núi thì đến nơi có thác Hiêu.
Một gốc cây to chưa kịp hóa đá do suối Hiêu đang vào mùa nước cạn.
Thác Hiêu nằm ở bản Hiêu, bản nằm xa và cao nhất của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Toàn bộ các tầng nước ở thác Hiêu đều có đặc điểm là chảy trên nhiều lớp đá vôi. Hai bên và nhiều điểm nhô ở giữa dòng nước là những lớp đá vôi bám chặt. Thành phần đá vôi lớn trong nước chính là một trong những lý giải về bí ẩn cây hóa đá và cũng là điểm đặc biệt ở dòng thác này.
Những rễ, thân cây ven dòng suối chảy từ thác được bọc trong một lớp đá vôi. Càng lên cao, sự đông lại, kết tụ của đá vôi ở hệ thống suối Hiêu càng thấy rõ. Những túm rễ cây rừng to, dài bám theo ven suối, đón nhận dòng suối chảy qua lâu ngày trở thành những hình thù kỳ quái như hình bàn tay, hình bộ râu dài của ông bụt trong chuyện cổ tích...
Theo ông Hà Nam Ninh, nhà nghiên cứu văn hóa Thái ở thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), tên gọi thác Hiêu bắt nguồn từ tiếng Thái. Hiêu có nghĩa là nhô ra, chênh vênh như cành cây, đúng với rẻo đất làng Hiêu và thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đang tọa lạc. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối.
Vì vậy, con suối từ thác Hiêu chảy ra suối Nủa, rồi hòa vào sông Mã có tên gọi là suối Khanh (nghĩa là cứng, xiết). Thác Hiêu bắt nguồn từ một hang đá thuộc dãy núi đá vôi ở Pù Luông. Vào mùa mưa, lượng nước đổ về thác Hiêu rất lớn, đục ngầu khiến cây cối, đồ vật nó gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá rất nhanh.
Các bộ rễ của cây ven suối Hiêu đã hóa đá.
Nhiều năm trước, những người dân chuyên đi rừng phát hiện ra điều kỳ thú này. Ban đầu, họ chỉ đem các cây, rễ, cành... đã được kết tụ đá vôi tạo dáng đẹp về nhà để trưng bày. Sau này họ biến những thứ cây đá tạo dáng kỳ lạ trên thành sản phẩm ngoài thị trường.
Cứ mùa mưa, họ tìm dáng cây đẹp để dìm đứng xuống suối, hết mùa mưa mang lên bờ thì biến thành cây hóa đá. Hoạt động này được một số người lén lút làm, vận chuyển cây đã hóa đá ra khỏi địa bàn bằng các phương tiện xe máy.
Anh Trương Thanh Hợp, kiểm lâm viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chia sẻ thác Hiêu nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Cùng với một số địa danh khác, nơi này đã và đang được đầu tư để phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Sau khi phát hiện ra việc chặt, cắt, ngâm, vận chuyển những dáng cây có đá vôi kết tụ, bám cứng thì ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ, tránh các hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên của dòng thác Hiêu và nguy cơ khác có thể xảy ra.
Theo Tiền Phong
Bố được cứu sống nhờ con gái cho ăn thạch trẻ em Bé gái Lilly (6 tuổi) ở Anh đã cứu sống bố mình bị bệnh tiểu đường khi cho bố ăn một loại thạch dành cho trẻ em trong lúc bố đang gặp nguy kịch vì lượng đường trong máu giảm. Anh Dave Fitzpatrick (41 tuổi), sống ở Longbridge, thành phố Birmingham (Anh), bắt đầu cảm thấy không ổn khi lượng đường trong máu...