Hellfire – tên lửa ưa thích bậc nhất của quân đội Mỹ
Đây là một trong những “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất trong quân đội Mỹ, từng diệt 500 xe tăng trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Cấu tạo của tên lửa AGM-114 Hellfire.
Tên lửa AGM-114 Hellfire được phát triển nhằm giúp Mỹ chiếm ưu thế trước các xe tăng của Liên Xô. Nhưng loại tên lửa này hiện được sử dụng vào nhiều nhiệm vụ từ vũ khí sát thương cho tới phá boong-ke.
Được thiết kế phóng từ trực thăng, tên lửa AGM-114A Hellfire bay theo hệ thống dẫn đường laser để tiêu diệt mục tiêu. Mỗi tên lửa mang theo một đầu đạn nặng 7,7 kg và nó được quân đội Mỹ triển khai khắp thế giới.
Tên lửa Hellfire ban đầu được phát triển dành cho máy bay trực thăng.
Các phiên bản nâng cấp của tên lửa AGM-114A Hellfire được tạo ra nhằm cải thiện khả năng dẫn đường, sát thương và an toàn.
Trong khi các phiên bản đầu tiên hạn chế về khả năng chuyển hướng khi di chuyển và phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường laser, các phiên bản sau được trang bị hệ thống dẫn đường bằng radar và di chuyển linh hoạt hơn.
Các phiên bản linh hoạt nhất gồm AGM-114R và AGM-114T thậm chí có thể đổi hướng nhanh chóng để tiêu diệt kẻ thù ở sau máy bay. Đầu đạn mới cũng có khả năng sát thương và sức công phá cao hơn.
Các tàu chiến của Hải quân Mỹ hiện cũng được trang bị tên lửa Hellfire.
Video đang HOT
Phiên bản cải tiến của tên lửa Hellfire có thể được trang bị cho nhiều phương tiện khác nhau. Hải quân Mỹ hiện triển khai tên lửa AGM-114L trên các tàu chiến, giúp bảo vệ khỏi tàu cao tốc và mối đe dọa khác.
Các phương tiện trên bộ cũng được trang bị tên lửa Hellfire. Tập đoàn Lockheed đã đầu tư phát triển thiết bị tấn công và do thám tầm xa có khả năng phóng tên lửa Hellfire hay phiên bản nhỏ hơn DAGR.
Tên lửa Hellfire phát huy hiệu quả nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh vào năm 1991, khi các trực thăng Apaches của quân đội Mỹ diệt 500 xe tăng Iraq bằng loại tên lửa này.
Theo Danviet
Đằng sau thương vụ tỷ USD Qatar mua chiến đấu cơ Mỹ
Thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 lên tới 12 tỷ USD và chuyến thăm đến Doha của hai tàu chiến Mỹ đã khẳng định quan hệ đồng minh không thể thay thế giữa Mỹ và Qatar.
Qatar đạt thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 Mỹ trị giá 12 tỷ USD.
Theo Washington Post, Qatar hiện là nơi đóng quân của 10.000 binh sĩ Mỹ cùng các chiến đấu cơ tối tân. Quốc gia này đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Ả Rập Saudi.
Rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Qatar dường như đã xuất hiện sau những bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump chỉ trích Qatar tài trợ khủng bố và ủng hộ các biện pháp cô lập Doha của Ả Rập Saudi
Tuy nhiên, trong một động thái gây bất ngờ, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammed al-Attiyah đã có cuộc gặp với người đồng cấp James Mattis ở Washington. Hai đã ký vào thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-15 trị giá 12 tỷ USD.
"Qatar và Mỹ đã củng cố quan hệ hợp tác quân sự bằng cách cùng nhau chiến đấu trong nỗ lực nhằm loại trừ khủng bố và thúc đấy một tương lai thịnh vượng giữa hai nước", ông al-Attiyah phát biểu sau lễ ký kết.
Tháng 11.2016, Qatar cũng tuyên bố ký hợp đồng 21,1 tỷ USD mua 72 chiến đấu cơ F-15QA của Mỹ. Hiện chưa rõ hai hợp đồng này có phải là một hay không. Quan chức Qatar hiện chưa trả lời phóng viên AP về vấn đề này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) và người đồng cấp Qatar.
Việc ký kết hợp đồng ngày 14.6 đến trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cam kết ủng hộ Qatar. Ông Mattis coi căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria và Iraq.
Ông Mattis nói "Qatar đang đi đúng hướng" còn Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi các nước Ả Rập ở vùng Vịnh cùng duy trì sự thống nhất.
Trong khi đó, hai tàu tuần tra của hải quân Mỹ cùng có mặt ở Doha vào ngày 15.6 để tập trận cùng hải quân Qatar. Phát ngôn viên hải quân Mỹ Bill Urban nói đây là hoạt động "thường kỳ" và đã được lên kế hoạch từ trước.
Giới quan sát nhận định, động thái mua vũ khí bất ngờ của Qatar là mũi tên trúng nhiều đích.
Thỏa thuận này nhắm trực tiếp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông al-Attiyah nói, đơn hàng sẽ giúp tạo ra thêm 60.000 việc làm cho người Mỹ, đúng với khẩu hiệu mà ông Trump nhắc đến trong suốt chiến dịch tranh cử.
Đối với quốc gia giàu dầu mỏ như Qatar, duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ không phải là điều khó khăn.
Nói cách khác, quốc gia vùng Vịnh giàu có nhất thế giới đang sử dụng nguồn tiền kếch xù thu được từ dầu mỏ để thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ. Qua đó, Qatar gián tiếp làm suy yếu nỗ lực cô lập nước này của Ả Rập Saudi và đồng minh.
Nếu Ả Rập Saudi có ý định tấn công Qatar, nước này chắc chắn sẽ phải nghĩ lại khi thấy hoạt động quân sự của Mỹ ở Qatar vẫn diễn ra như chưa từng có bất kỳ mâu thuẫn nào.
David B. Roberts, trợ lý giáo sư tại Đại học King's College London nhận định, Qatar từ lâu đã cố gắng duy trì quan hệ thân thiết với Mỹ, bằng cách mở căn cứ quân sự hoặc mua vũ khí.
Thông điệp trái ngược của chính quyền Tổng thống Trump thời gian qua càng làm cho Qatar cố gắng hơn nữa để giữ lấy mối quan hệ này.
"Qatar từ lâu đã muốn trở thành đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực, cạnh tranh với Ả Rập Saudi", ông Roberts nói. "Với một quốc gia giàu có như Qatar thì điều này không phải là vấn đề quá khó khăn".
Trả lời trên Sputnik, chuyên gia Iran Mosib Na'imi nhận định, mỗi khi Qatar đạt thỏa thuận mua vũ khí Mỹ thì đó là vì mối quan hệ với Washington.
Thủ đô Doha của quốc gia giàu có Qatar nhìn từ trên cao.
"Mỗi khi Mỹ cần các đơn hàng, hay chỉ đơn giản là để củng cố quan hệ, Qatar sẵn sàng chi từ 12-30 tỷ USD", ông Na'imi nói. "Các nước vùng Vịnh như Qatar không cần phải mua một lượng lớn chiến đấu cơ như vậy. Tất cả đều là do Mỹ".
Ông Na'imi phân tích, không rõ Qatar sẽ sử dụng phi đội chiến đấu cơ F-15 lên tới hàng trăm chiếc như thế nào khi nhân lực quân sự của nước này quá mỏng. "Nếu Qatar phủ kín lãnh thổ đất nước bằng vũ khí và trang thiết bị quân sự thì chính điều đó tạo ra tình trạng không an toàn".
Theo ông Na'imi, Mỹ cũng áp dụng chiến lược này với cả Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Vũ khí Mỹ bán cho các nước vùng Vịnh chỉ giới hạn những trang thiết bị thông thường nhưng lại đi kèm các gói nâng cấp đắt đỏ.
Ở Trung Đông, Israel mới là đồng minh quan trọng nhất và được Mỹ tin tưởng trao cho những công nghệ hiện đại nhất như chiến đấu cơ F-35.
Có thể nói, Qatar đã thành công khi củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ bằng bản hợp đồng 12 tỷ USD. Nhưng mâu thuẫn nội tại giữa các nước vùng Vịnh thì vẫn chưa thể được giải quyết.
Theo Danviet
Vũ khí giúp Mỹ vô hiệu hóa xe tăng không tốn một phát đạn Mỹ đang thử nghiệm gói tác chiến điện tử mới có thể khiến xe tăng đối phương mất khả năng phòng thủ và cơ động. Các đơn vị Mỹ tại Đông Âu sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới. Ảnh: Breaking Defense. Quân đội Mỹ sử dụng hệ thống tác chiến điện tử tối tân đã vô hiệu hóa...