Hễ về quê là bố mẹ chồng bắt phải biếu tiền bà con , nàng dâu uất ức nói ra bí mật khiến ông bà nín thinh
Hóa ra thời buổi này, vẫn có nhiều người tưởng rằng ở Hà Nội đồng nghĩa với nhiều tiền.
Tôi và anh lấy nhau được 2 năm, chúng tôi yêu nhau từ thời đại học, ra trường đi làm rồi tổ chức đám cưới. Hai vợ chồng tôi cùng xuất thân nông dân, gia đình hai bên đều làm ruộng, không hỗ trợ được gì cho con cái. Cả hai đến với nhau đúng hai bàn tay trắng và chỉ có tình yêu chân thành cùng ý chí quyết tâm xây dựng cuộc sống tương lai.
Được cái, vợ chồng tôi đều có được một công việc khá ổn định, thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung hiện tại. Dẫu vậy, ở Thủ đô đất chật người đông, chi tiêu cũng đắt đỏ gấp 5, gấp 7 lần ở quê. Lương hai vợ chồng cũng khá nhưng chi tiêu cho cuộc sống thì cũng chẳng còn dư dả được bao nhiêu. Cứ cái đà này thì việc mua được một căn nhà chung cư ở Hà Nội vẫn còn là một điều quá xa vời với chúng tôi, đó còn chưa kể đến khi có con, mọi chi phí còn tốn kém hơn nhiều.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi là con cả trong một gia đình có 4 anh em. Trong số các anh em, anh Văn học giỏi nhất và cũng là niềm tự hào lớn nhất của ông bà, bố mẹ. Chính vì cũng muốn cho mọi người yên lòng nên anh thường xuyên nói tốt về công việc của mình. Khi được mọi người hỏi, anh Văn cũng thật thà tiết lộ lương mỗi tháng là gần 20 triệu. Ở nông thôn, nghe con số này ai mà chẳng choáng váng.
Thế là, bố mẹ anh đương nhiên nghĩ con trai mình là đại gia, ông bà đi khoe khắp làng trên xóm dưới về sự xuất chúng của con trai mình. Mọi chuyện nếu chỉ đơn giản như vậy thì chẳng nói làm gì, nhưng sự tự hào quá độ của bố mẹ anh đẩy vợ chồng tôi vào một tình huống khó xử vô cùng.
Mỗi lần về quê, chúng tôi đều chủ động biếu bố mẹ đồng quà tấm bánh khiến ông bà vui lắm. Thế nhưng, sau khi nhận quà, bố mẹ anh thường nhắc nhở con trai sang biếu tiền ông bà nội, ông bà ngoại, biếu tiền bác cả, cô út, các dì, các chú, các em mỗi người một ít vì hoàn cảnh ai cũng khó khăn lắm, nào người ốm, người đau, người đang thiếu nợ…
Ban đầu, chúng tôi vẫn ngậm ngùi đi thăm mọi người như lời bố mẹ nhắc nhở và biếu mỗi người năm chục, một trăm. Tuy nhiên, có vẻ 2, 3 lần như vậy lại tạo thành thói quen, lần nào về là y như rằng bố mẹ anh lại bắt hai vợ chồng dạo một vòng nhà bà con để biếu tiền. Ai ai cũng khen vợ chồng tôi nức nở, vừa giàu có vừa thoáng, hễ thấy bóng chúng tôi về là các nhà đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách.
Thực tế nếu giàu có thật, vợ chồng tôi có lẽ cũng chẳng tiếc gì nhưng rõ ràng, chúng tôi cũng đang sống khá chật vật ở Hà Nội. Mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được gần 30 triệu, trừ tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, xăng xe, mua sắm quần áo, cưới hỏi, về quê… cũng chỉ dư được hơn chục triệu. Dư dả được có bao nhiều mà về quê lại phải biếu xén như thể đại gia, hết lần này đến lần khác làm tôi rất khó chịu, còn anh thì cũng xót ruột.
Video đang HOT
Hôm ấy, hai vợ chồng lại về thăm bố mẹ. Y như rằng, ông bà lại nhắc hai vợ chồng chuyện biếu tiền bà con. Chưa kể, bố chồng tôi còn nhắc con dâu chi mạnh tay hơn một chút vì lần trước đứa em con nhà ông chú bảo: ‘ Anh Văn, chị Xuân ở Hà Nội về mà cho được 2 chục‘.
Nghe đến đây, tôi bực mình vô cùng, đã mất tiền con bị chê bai, xịa của, không thể nhịn nổi nữa, tôi thẳng thắn nói với ông bà: ‘ Thưa bố mẹ, tiện đây chúng con cũng nói luôn. Từ nay, chúng con chỉ sang chơi và biếu tiền ông bà nội ngoại còn các bác các cô, các chú, các dì, các em, ai có ốm đau, nợ nần gì chúng con cũng chỉ thăm hỏi một lần thôi chứ không có điều kiện để suốt ngày biếu xén như thế này đâu ạ. Kiếm được đồng tiền ở thành phố rất vất vả, vợ chồng con còn phải dành dụm mua nhà mua cửa và lo cho tương lai‘.
Nghe con dâu nói thế, bố mẹ chồng tôi lại tỏ ra phật ý và cho rằng tôi chặt chẽ: ‘ Gớm, anh chị làm mấy chục triệu một tháng, bằng cả vài tấn thóc ở quê thế mà lại keo kiệt. Ở nhà mọi người có khó khăn mới mong đến đồng quà của anh chị chứ nếu giàu có thì ai cần. Sống xởi lởi thì trời mới cho chứ so đo thì trời co lại đấy‘.
Ảnh minh họa.
Nỗi uất ức dâng trào, tôi tiếp tục nói mặc chồng ngăn cản: ‘ Bố mẹ nói thế thì con cũng chẳng ngại tiết lộ sự thật. Ở Hà Nội đắt đỏ lắm chứ không mọi người suy nghĩa đâu. Chúng con phải tiết kiệm lắm mới trụ lại được cái mảnh đất đó. Vợ chồng con làm ngày làm đêm, làm cả Chủ nhật, không có lúc nào nghỉ mới thu nhập được bằng đó. Chúng con cũng phải tiết kiệm lắm đấy ạ, buổi sáng ăn tạm cái bánh mỳ, trưa ăn cơm công ty, tối về cũng chỉ loanh quanh mấy món giản tiện chứ không phải sống cuộc sống đại gia như bố mẹ tưởng.
Với thu nhập này, 10 năm nữa chưa chắc con đã mua được cái chung cư bình dân ở Hà Nội. Chưa kể mai mốt sinh con nữa thì có lẽ hàng tháng cũng chẳng dư được đồng nào đâu ạ’.
Vừa nói tôi vừa khóc thút thít, bố mẹ chồng có vẻ cũng ngại ngùng hiểu ra vấn đề. Ông bà nín thinh nhìn nhau không nói gì. Lúc vợ chồng tôi chuẩn bị quay về Hà Nội, bố mẹ anh gọi hai vợ chồng vào nói chuyện, xin lỗi các con vì không hiểu được thực tế cuộc sống, cứ nghĩ rằng ở Hà Nội là giàu có thì giúp đỡ mọi người một chút.
Tôi bảo không trách gì ông bà vì suy cho cùng bố mẹ chồng cũng là những người lương thiện. Tôi chỉ muốn chia sẻ thật lòng với bố mẹ về cuộc sống hiện tại của hai vợ chồng để mọi người biết mà thôi.
Những lần sau về quê, tôi vẫn biếu tiền bố mẹ và ông bà hai bên. Về phía họ hàng, tôi cũng vẫn thăm hỏi khi không may ai ốm đau, bệnh tật. Cách cư xử của tôi làm cả làng quê ai cũng phải tấm tắc khen.
Theo netnews.vn
Mẹ chồng khó
Dần dần, tôi nghiệm ra mình nên mặc kệ, trong thâm tâm, tôi cho rằng hẳn kiếp trước mình đã làm điều gì đó không tốt...
Hai mươi ba tuổi tôi lấy chồng. Vừa ra khỏi thế giới sinh viên đi làm, dù không còn quá vô tư, dù có sự kết nối bởi tình yêu chân thành của chồng, nhưng thực sự có lúc tôi đã không thể nào hình dung nổi những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân mà mình sẽ trải qua.
Hai vợ chồng tôi có thời gian dài tìm hiểu và cũng tương đối hợp nhau nên gần như không có khúc mắc gì. Khúc mắc chỉ đến từ phía mẹ chồng. Bà khó tính đã đành nhưng bà lại vô cùng khéo mồm, đặc biệt là luôn để ý lời ăn tiếng nói của tôi. Có đôi khi vô tình tôi nói trống không một tiếng với chồng, lập tức bà nhăn mặt: Nhà này không có kiểu vợ ăn nói với chồng như vậy!
Những ngày đầu tôi sợ, cố sửa mình theo ý bà cho trong ấm ngoài êm. Nhưng riết thì không thể nào theo được, bé hàng xóm sang chơi, tôi hỏi: "Mẹ ở nhà không bé?", bà ngay lập tức góp ý: "Con không được hỏi vậy, nói vậy thì biết là hỏi mẹ bé hay hỏi mẹ ai?". Có việc gọi điện về nhà, tôi trao đổi với bà xong, cuối đoạn hay nói: "Vậy thôi mẹ nhé" rồi cúp máy. Nghĩ cũng bình thường vì tôi có bụng dạ nào đâu. Nhưng rồi một ngày bà gom cả chuyện đó nói tôi một tua. Rằng: "nói điện thoại xong không chào được mẹ chồng một tiếng ra hồn, lại vậy thôi. Tôi có bằng vai cùng lứa với chị đâu mà vậy thôi?".
Tôi không quá bất ngờ, nhưng thực sự cảm thấy bực bội. Làm sao tôi có thể suốt ngày ăn nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ như bà muốn? Làm sao những lúc đi làm về mệt mỏi, nhà cửa con cái đủ thứ việc đến tay, tôi vẫn có thể ngọt ngào nịnh bà rồi cười nói giả lả? Tính tôi vốn dĩ thẳng thắn và đặc biệt ghét nịnh nọt thì làm sao tôi làm được?
Phải nói những tháng năm đầu làm dâu tôi đã sốc vô cùng. Ảnh minh họa
Phải nói những tháng năm đầu làm dâu tôi đã sốc vô cùng. Tôi đã trao đổi lại rõ ràng về quan điểm sống của mình, nhưng bà một mực rằng tôi láo. Bà nói với chồng, bố chồng rằng ở nhà tôi cãi nhau tay đôi với bà. Rút kinh nghiệm những lần sau, bà nói gì tôi lặng im, bà lại nói tôi coi thường bà, mẹ chồng nói gì cái mặt cũng lì lì ra...
Tôi đem những uất ức trong lòng để nói với chồng. Chồng nói: Từ xưa rồi, mẹ vẫn khó vậy, nên em vì anh thì kệ đi, đừng chấp người già. Anh không thể thay đổi được người già đâu, em xác định chỉ có vậy và càng ngày mẹ càng khó hơn nữa... Anh nói với tôi bằng cái giọng nghèn ngẹt khiến tôi cũng thương anh vô cùng. Bởi tôi biết, là người ở giữa anh cũng vô cùng khổ tâm, những ngày đi làm về thấy mẹ kéo anh lại một chỗ thì thào nọ kia tôi biết mẹ lại kể xấu tôi đủ điều. Rồi quay lại với vợ, anh cũng thấy vợ cằn nhằn.
Chưa bao giờ anh bênh dám bênh tôi lấy một tiếng, bởi dù anh hiểu chuyện nhưng luôn sợ mẹ buồn. Tôi cũng không thể đề cập đến chuyện ra ngoài ở, bởi bố mẹ chồng đã suýt soát tám mươi tuổi, chồng tôi lại là con một, trách nhiệm chăm sóc ông bà, tôi luôn hiểu nó thuộc về chúng tôi.
Trước mặt mọi người, bà luôn mẹ mẹ con con thật ngọt ngào như thể yêu thương con dâu nhiều lắm. Nhưng khi không có ai, giọng bà đanh lại, nói tôi này nọ như thể tôi là nơi để bà trút mọi bực dọc trong người. Bà nói tôi không bằng con gái bà, không kiếm ra tiền, không nhờ công sức của con trai bà thì mẹ con tôi đã không có cuộc sống như thế này...
Tôi càng ngày càng trở nên lặng lẽ trong nhà chồng, bởi người già cũng càng ngày càng trở nên trái nết hơn. Cách chấp nhận ấy khiến đôi khi tôi rơi vào trạng thái stress nặng nề. Phải cố gắng lắm để tôi và các con tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ cho nhau.
Dần dần, tôi nghiệm ra mình nên mặc kệ, trong thâm tâm tôi cho rằng hẳn kiếp trước mình đã làm điều gì đó không tốt... Ảnh minh họa
Nhưng đến những ngày gần đây, tôi tổn thương vô cùng khi bà liên tục kêu mất đồ. Toàn những vật dụng nhỏ nhoi trong nhà, có khi lại kêu ai đó lục tủ đồ của mình, câu cuối trong trường ca ấy bà ngân dài: kì, nhà này xưa nay có vậy đâu, mà giờ lại nảy ra cái người tắt mắt. Đương nhiên cái giọng rin rít ấy chỉ đủ cho một mình tôi nghe. Tôi tổn thương vô cùng, lựa một thời điểm thích hợp tôi nói với ba chồng. Ông thở dài: Cố gắng đi con, cả nhà hiểu con là được. Vì gia đình này mà kệ bà ấy đi. Tôi biết ba chồng cả đời đã mệt mỏi vì những điều như thế và hơn thế, nhưng còn tôi...?
Mệt mỏi, strees, tôi sắp xếp lại toàn bộ thời gian săn sóc con cái gia đình để đăng kí lớp học về thiền. Thực lòng tôi chỉ muốn những tổn thương lắng xuống và nguôi ngoai. Ban đầu, bà nói tôi mải đàn đúm chơi bời mà không tin những điều con dâu trình bày. Tôi im lặng trước những phản ứng thái quá của mẹ. Hai thế hệ, lại con dâu - mẹ chồng hiểu và thông cảm đâu phải là điều ai cũng dễ dàng làm được?
Dần dần, tôi nghiệm ra mình nên mặc kệ, trong thâm tâm, tôi cho rằng hẳn kiếp trước mình đã làm điều gì đó không tốt... Vậy mà dần dần, tôi thấy mình tĩnh tâm hơn, không bận tâm đến những nhỏ nhặt của bà nữa. Những bực dọc nhận từ bà, tôi nhắm mắt hít thở thật sâu rồi đẩy ra, gắng tìm việc gì đó để vùi đầu vào, lãng quên đi câu chuyện trước mắt...
Và tôi hiểu bài học chấp nhận, tĩnh tâm để yêu thương, tôi còn phải cố gắng từng ngày. Cố gắng, đơn giản chỉ là tôi muốn các con nhìn vào ứng xử của mẹ chúng mà lớn lên trong một gia đình nhiều thế hệ yên bình...
Theo bestie.vn
Cặp chồng xấu- vợ xinh ở Canada: "Mình làm nail, chồng làm nhà hàng, vất vả nhưng vì con" Thu Hiền cho biết, hai vợ chồng không còn lo kiếm tiền qua ngày mà cố gắng làm những gì tốt nhất cho con. Chuyện tình đẹp, vượt qua mọi sóng gió của cặp đôi được mệnh danh "chồng xấu vợ xinh" Trần Lâm và Thu Hiền từng gây xôn xao cộng đồng mạng năm 2014. Nhiều người ca ngợi chuyện tình yêu...